CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu:
3.1.2 Các phát hiện qua nghiên cứu:
Giá cả các mặt hàng NVLXD liên tục biến động, bên cạnh nguyên nhân khách quan về giá trên thị trường thế giới, không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan là sự yếu kém trong công tác quản lý, điều hành từ các cơ quan quản lý như :
1. Khả năng dự báo thị trường thế giới còn quá kém và bất cập: Các cơ quan quản lý chưa làm tốt công tác phân tích, đánh giá tác động mang tính định lượng để tham mưu cho Chính phủ trước thay đổi giá một loại vật tư hàng hóa. Hệ quả là Chính phủ sử dụng các công cụ vĩ mô (thuế, phụ thu, giá) mang tính bị động đối phó với giá thế giới mà chưa mang tính chủ động. Nhất là đối với các loại nguyên vật liệu như sắt thép lại phụ thuộc nhiều vào giá phôi nhập khẩu trên thị trường thế giới. Do đó khi giá thế giới tăng, giá trong nước cũng tăng nếu ngân sách của công ty không đủ khả năng bù lỗ.
2. Cơ chế quản lý và tổ chức thị trường còn nhiều yếu kém bất cập: hệ thống kinh doanh còn chồng chéo, vòng vèo, thậm chí rối loạn không kiểm soát được, cơ chế kinh doanh ngành hàng không minh bạch…đã làm cho thị trường bị lũng đoạn.
3. Dùng công cụ thuế chưa đủ: hiện nay, nhà nước chủ yếu mới sử dụng biện pháp thuế, khi giá tăng lên thì nhà nước giảm thuế, còn khi giá hạ xuống thì nhà nước tăng thuế. Nhưng về lâu dài, biện pháp cần thiết là hành lang pháp lý như Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền, kể cả việc sửa đổi Luật Thương Mại.
Trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng lợi dụng vị thế độc quyền trong nhập khẩu để tăng giá như đợt tăng giá giữa năm 2008 do trách nhiệm của DNNN trong nhiệm vụ giữ bình ổn giá không rõ ràng nên lợi dụng sự tăng giá thế giới để đẩy mạnh giá trong nước lên nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Các biện pháp quản lý, điều hành của Nhà nước là rất cần thiết nhưng, hiện nay các biện pháp can thiệp của chính phủ chưa đủ mạnh. Ví dụ, tình hình biến động giá thép
vừa qua, đợt kiểm tra một loạt các doanh nghiệp thấy rằng có nhiều vấn đề về hệ thống phân phối nhưng những kiến nghị của tổ điều hành thị trường trong nước được các Bộ còn chủ quan thực hiện rất chậm.
Do đó, trong công tác quản lý sự biến động giá đầu vào các loại NVLXD trên nền kinh tế thị trường nước ta thời gian qua, chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm đó là những đề xuất và kiến nghị đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ biến động giá cả nói chung và giá NVLXD nói riêng, không chỉ là hạn chế những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài mà phải tăng khả năng thích ứng của cả Nhà nước và doanh nghiệp đối với những biến động về giá.