3.HỆ QUẢ CỦA VIỆC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại (Trang 34 - 36)

6. Cuộc hành trình của Fernand de Magellan

3.HỆ QUẢ CỦA VIỆC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:Tạo ra thay đổi lớn trong tư tưởng, tri thức của xã hội loài người lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất.Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải , sinh vật học . Phát kiến địa lí còn Mở ra thời kỳ phát triển của công thương nghiệp châu Âu tạo cuộc “cách mạng giá cả” trong đó sự nhảy vọt về giá cả hàng hoá chỉ có lợi cho thương nhân và các nhà sản xuất hàng hoá ,còn quần chúng nhân dân nhất là nông dân bị bần cùng hoá nhanh chóng. Đồng thời nó cũng là nhân tố kích thích quá trình tích lũy tư bản ban đầu và thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến.

Phát kiến địa lí còn đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau. Như vậy, phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Mở ra

thời kỳ giao lưu văn hoá, kinh tế Đông - Tây,đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hoá và văn minh khác nhau sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...

Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi. Nó cũng thúc đẩy nền thương nghiệp ở châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân,gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa.

Những phát kiến địa lý vào cuối thế kỉ XV đầu thế kỷ XVI đã gây nên hậu quả kinh tế lớn lao không chỉ đối với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mà còn với cả Châu Âu và thế giới.

Trước việc phát kiến địa lý này dẫn đến sự mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới và sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và thương nghiệp. Trước phát kiến địa lí, thị trường buôn bán của châu Âu còn hạn chế, việc buôn bán với các nước phương Đông còn hải qua sự mô giới của người A Rập. Sau phát kiến địa lí châu Âu tìm được con đường sang phương đông , châu Phi và châu Mĩ, đặt cơ sở tru7c5 tiếp cho việc trao đổi hàng hóa với các khu vực này . Vì thế phạm vi liên két kinh tế đã tăng lên 5 lần trước dó, từ đó trở đi chau Âu có được lĩnh vực hoạt động bao la.

Sự mở rộng phạm vi buôn bán thể hiện ở sự tăng nhanh của các mặt hàng hóa , nhiều ản phẩm trước đây chưa hề đến Tây Âu cũng đã giai nhập phạm vi lưu thông hàng hóa như thuốc lá, cà phê, ca cao, chè lá và nhiều loại hành hóa khác. Bản thân tính chất thương nghiệp củng thay đổi ở phạm vi lưu buôn bán quốc tế. Các tung tâm thương nghiệp mới ở châu Âu xuất hiện. Mỗi thành phố châu Âu đều có sở giao dịch dành cho thương nhân

Trước đây việc buôn bán giũa phương Đông và phương Tây chủ yếu thông qua Địa Trung Hải, nhưng lúc này Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và cả Thái Bình Dương đã giành lấy vai trò đó . Trung tâm kinh tế thương mại Tây Âu vì thế cũng thay đổi .

Các thành thị của Italia từng sầm uất một thời nay đã sa sút , trái lại các thành thị của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nêđéclan….trở nên phồn thịnh chưa từng có . Vào thế kỉ thứ XVI thành phố Anvecpen (Hà Lan) trở thành trung tâm thương nghiệp lớn nhất châu Âu , đến thế kỉ thứ XVII thành phố Amxtecđam trở nên trở thành thủ đô thương nghiệp của thế giới

Những hậu quả lớn nhất của cuộc phát kiến địa lí là tạo nên cuộc cách mạng giá cả. Nó diễn ra do vàng và chạy vào châu Âu nhanh hơn bao giời hết . Tây Ban Nha là nước có nhiều thuộc địa nhất do khia thác và cướp bóc được ở châu Mĩ, vàng bạc đã được tung ra để mua hàng hóa khan hiếm do giá cả tăng vùn vụt . Ở Anh, Pháp , Đức giá cả tăng từ 2 đến 2,5 lần . Ở Tây Ban Nha giá cả tăng cao nhất là từ 4 đến 5 lần sự cao vọt của giá cả hành hóa chỉ có lợi cho thương nhân và các nhà sản xuất hành hóa, còn nhâ dân thì bị bần cùng hóa nhanh chóng. Đồng thời nó củng là nhân tố kích thích quá trình tích lũy tư bản ban đầu và thúc đẩy sản xuất

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w