Chuyến đi của Amerigo Vespucci ( 9/ 3/1454 22/2/1512)

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại (Trang 26 - 27)

Amerigo Vespucci

Amerigo Vespucci (sinh 9/ 3/1454-mất 22/2/1512) là một nhà buôn, nhà thám hiểm và người vẽ bản đồ người Ý. Ông giữ vai trò chính trong hai cuộc thám hiểm vùng bờ biển phía đông của Nam Mỹ từ 1499 đến 1502. Trong chuyến thám hiểm thứ hai, ông phát hiện ra rằng Nam Mỹ mở rộng về phía nam hơn là những kiến thức người châu Âu đã biết. Điều đó làm ông tin rừng vùng đất này là một lục địa mới, một luận điểm dũng cảm vào thời điểm đó, khi các nhà thám hiểm châu Âu. vượt qua Đại Tây Dương đều cho rằng họ đã tới được châu Á (hay Ấn Độ, theo cách gọi của người thời đó). Những chuyến thám hiểm của Vespucci được biết đến rộng rãi ở châu Âu sau khi hai báo cáo được xem là của ông được xuất bản từ năm 1502 đến 1504. Năm 1507, Martin Waldseemuller học giả người Đức vẽ một bản đồ thế giới, trong đó ông đặt tên cho lục địa mới là "America" (châu Mỹ), lấy theo tên của Vespucci là Amerigo.Tấm bản đồ trở thành một công trình lịch sử, mở ra những kiến thức mới về thế giới. Hơn thế nữa, việc cái tên America lần đầu tiên xuất hiện từ 500 năm trước cũng khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng. Ngoài việc đặt tên theo Amerigo Vespucci, cái tên America còn được xem là một lối chơi chữ với nhiều ý nghĩa khác nhau như “mới sinh” hay “miền đất không xác định”.

Một câu hỏi đáng chú ý là tại sao Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ mà lục địa này lại mang tên America? Câu hỏi này đã được lịch sử trả lời. Vào giữa những năm 1499 và 1502, một nhà buôn đồng thời cũng là nhà thám hiểm người Ý mang tên Amerigo Vespucci đã thực hiện hai cuộc thám hiểm vùng biển phía đông của Nam Mỹ Châu. Ông Vespucci đã đi xuống phía nam xa hơn bất kỳ nhà thám hiểm nào đến trước ông. Khác với Columbus, ông không nghĩ rằng vùng đất mà ông đang thám hiểm là Á Châu, mà tin rằng đây chính là một vùng đất mới đang được khám phá. Sự khám phá ra tân thế giới của ông đã được giới báo chí tường thuật khiến ông trở nên nổi tiếng khắp Âu Châu. Vào năm 1507, bản đồ thế giới được vẽ lại và in ra với phần đất Châu Mỹ được đặt tên là America, lấy từ tên Amerigo của ông. Tên America sau đó gây nhiều tranh luận và nghi vấn về câu hỏi ai mới thật sự là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ; Christopher Columbus tuy tìm ra Châu Mỹ vào năm 1492 nhưng vì nhầm tưởng là Á Châu nên ông đã không tin là đã tìm ra một lục địa mới, trong khi Amerigo Vespucci tuy đến sau, nhưng là người khẳng định đó là một vùng đất mới. Dù sao đi nữa, nếu không có cuộc thám hiểm của Christopher Columbus thì chắc chắc Amerigo Vespucci sẽ không có cơ hội để kết luận là Châu Mỹ đã được tìm ra và người Âu Châu sẽ không có cơ hội để khai phá tân thế giới.

Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng Amerigo Vespucci “cướp công” của Columbus khi lục địa mới được gọi là America. Nhưng chính Columbus không ủng hộ ý kiến này. Ông nói rằng “Vespucci xứng đáng nhận được phần thưởng đó nhờ công sức lao động của mình”.

Vespucci đặt chân lên “America” đúng 10 năm sau Columbus (năm 1502), nhưng “công sức” của ông lại vô cùng quan trọng: trong khi Columbus hết coi đây là Trung Quốc lại đến Nhật Bản, thì Amerigo Vespucci khẳng định nó là một lục địa mới, và là người đầu tiên gọi nó là Novus Mundus, Tân Thế Giới.

Lịch sử thường như thế. Trước một lục địa, một khái niệm, một hàm số hay một phân tử, những người đầu tiên tìm ra thường không tỉnh táo bằng những người nối bước. Và chính những người kế thừa ấy mới là kẻ trao cho thứ được tìm ra vị thế đích thực của nó trong lịch sử.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w