c) Phương pháp mô phỏng
3.1. Bài toán thực tế
Hầu hết các DHTs được thiết kế để hoạt động với các peer là máy tính. Đây là môi trường có độ ổn định khá cao, tức là khoảng thời gian từ lúc một node gia nhập cho đến khi rời khỏi mạng tương đối dài. Trong môi trường này, các DHTs hoạt động với hiệu năng tương đối cao.
Hiệu năng của một DHTs được đánh giá thông qua hai tham số chính là tỷ lệ tìm kiếm dữ liệu thành công khi dữ liệu có trên mạng và độ trễ tìm kiếm.
Vài năm trở lại đây các sản phẩm cho người sử dụng có thể nối mạng phát triển hết sức mạnh mẽ và đa dạng, các sản phầm không chỉ có máy tính mà còn có các thiết bị như điện thoại, PDA, tivi, …. Cũng giống như người sử dụng máy tính, người sử dụng các thiết bị này cũng có nhu cầu chia sẻ, khai thác nguồn tài nguyên hết sức phong phú trên mạng P2P, đặc biệt là các tài nguyên như video, audio. Tuy nhiên thời gian kết nối mạng của các thiết bị này thường rất ngắn, thậm chí có thể tính bằng giây, dẫn đến sự bất ổn định của mạng. Các DHTs vốn được thiết kế để hoạt động với các peer là máy tính lúc này không đáp ứng được yêu cầu về hiệu năng do khoảng thời gian các peer ở trên mạng quá ngắn. Một mạng như vậy người ta gọi là mạng có churn rate cao.
Một bài toán mới đặt ra cho cộng đồng nghiên cứu P2P là xây dựng các mạng P2P thích nghi được với môi trường churn rate cao. Một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm là cải tiến các DHTs hiện có để chúng hoạt động hiệu quả ngay cả trong môi trường có churn rate cao. Việc đưa ra được giải pháp cải tiến hiệu năng cần căn cứ vào một số cơ sở, một trong những cơ sở quan trọng là việc đánh giá hiệu năng của các DHTs trong môi trường mới.
Việc đánh giá hiệu năng của các DHTs nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp cải tiến hiệu năng của chúng đồng thời giúp các ứng dụng lựa chọn, sử dụng các DHTs hiệu quả hơn.
Luận văn thạc sỹ KHMT Chương trình thử nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
Đánh giá hiệu năng của các DHT bao gồm nhiều khía cạnh:
- Xác định ngưỡng churn rate mà các DHT hoạt động tốt.
- Phân tích ảnh hưởng của tham số thiết kế đến hiệu năng của DHT.
- So sánh hiệu năng của các DHT khác nhau.
- Đánh giá tính khả mở của các DHT.
Các đánh giá được thực hiện trong dải churn rate rộng từ cao đến thấp, đặc biệt chú trọng đến trường hợp churn rate cao. Khi churn rate càng cao, độ ổn định của mạng càng thấp thì hiệu năng của các DHTs càng giảm. Do đó một trong những nhiệm vụ đầu tiên của phần đánh giá hiệu năng là xác định ngưỡng churn rate mà các DHT hoạt động với hiệu năng cao.
Đánh giá ảnh hưởng của các tham số thiết kế đến hiệu năng một DHTs cho phép xác định các tham số quan trọng đối với hiệu năng của DHT và xác định khoảng giá trị của các tham số trong đó DHTs làm việc tốt.