Thiết bị NAS về cơ bản là một máy tính đã được lược bớt. Mặc dù khơng có màn hình, bàn phím, nhưng chúng có hệ điều hành có thể cấu hình được. Việc kết nối đến thiết bị thơng qua trình duyệt web từ một máy tính trong mạng. Các hệ điều hành NAS là các phiên bản hệ điều hành UNIX đơn giản, như FreeNAS. FreeNAS hỗ trợ nhiều định dạng file: CIFS, FTP, NFS, TFTP, AFP, RSYNC và iSCSI.
Các thiết bị NAS tự quản lý các chức năng hệ thống file nên chúng không cần đến máy chủ để thực hiện chức năng này. Các mạng sử dụng các thiết bị DAS được gắn với máy chủ sẽ yêu cầu máy chủ quản lý các chức năng hệ thống file. Đây là một điểm mạnh của NAS so với DAS. NAS sẽ giải phóng máy chủ để thể thực hiện một số nhiệm vụ xử lý quan trọng khác vì thiết bị NAS được kết nối trực tiếp với mạng và quản lý tất cả các hoạt động của file. Điều này cũng có nghĩa rằng thiết bị NAS sẽ đơn giản hơn trong việc cấu hình và bảo trì cho các mơi trường thực thi nhỏ vì chúng khơng u cầu máy chủ chun dụng.
Các hệ thống NAS thường sử dụng các cấu hình RAID để cung cấp cho người dùng một giải pháp lưu trữ mạnh mẽ. Trong trường hợp này, các thiết bị NAS được sử dụng giống như các thiết bị DAS (để backup dữ liệu). Sự khác biệt lớn nhất và quan trọng nhất giữa các hệ thống NAS và DAS là các hệ thống NAS phải gồm có tối thiểu
một thiết bị mạng giữa người dùng và thiết bị NAS.
Storage Area Networks (SAN): Sự khác biệt lớn nhất giữa hệ thống NAS và hệ thống SAN là thiết bị NAS quản lý các chức năng hệ thống file của hệ điều hành còn hệ thống SAN chỉ cung cấp các dịch vụ lưu trữ theo khối và để các chức năng hệ thống file
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
được thực hiện bởi máy tính khách. Trong thực tế, các mạng lớn thường sử dụng SAN với NAS để đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho người dùng.