Cao etyl acetate (EA, 15.3 g) được trộn đều với silica gel rồi nạp vào đầu cột sắc ký, tiếp theo, tiến hành giải ly bằng các hệ dung môi có độ phân cực theo thứ tự tăng dần từ cloroform đến metanol. Dịch giải ly được chứa trong các lọ có dung tích là 50 ml và được kiểm tra bằng SKLM. Các lọ cho kết quả SKLM giống nhau được gom thành một phân đoạn. Kết quả sắc ký cột trên cao EA được trình bày ở Bảng 3.3.
Nhận xét:
Kết quả sắc ký cột trên cao etyl acetate thu được 9 phân đoạn (FEA 1 – FEA 9), trong đó các phân đoạn FEA 4, FEA 6, FEA 8 cho vết chính rõ, đẹp nên được chọn để khảo sát tiếp. Các phân đoạn còn lại cho nhiều vết không rõ ràng nên tạm thời chưa khảo sát.
Khảo sát phân đoạn FEA 4 của Bảng 3.3
với hệ dung ly cloroform − metanol (9:1, 85:15) và sắc ký điều chế, thu được 1 hợp chất bột, màu trắng (6 mg). Khi kiểm tra bằng SKLM trên nhiều hệ dung ly khác nhau hợp chất này chỉ cho một vết duy nhất màu tím đen hiện hình bằng dung dịch H2SO4
30%, đun nóng bản (Hình 3.3). Hợp chất này được ký hiệu là HYPO 6.
Phần khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất HYPO 6 được trình bày trong mục 3.4.
Khảo sát phân đoạn FEA 6 của Bảng 3.3
Phân đoạn FEA6 được sắc ký cột với hệ dung môi giải ly cloroform − metanol (8:2), thu được một chất dạng tinh thể, màu vàng (8 mg). Kiểm tra bằng SKLM trên nhiều hệ dung ly khác nhau chỉ cho một vết màu vàng duy nhất và chuyển sang màu tím đen khi hiện hình bằng dung dịch H2SO4 30%, đun nóng bản (Hình 3.3). Hợp chất này được ký hiệu là HYPO 5.
Phần khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất HYPO 5 được trình bày trong mục 3.4.
Khảo sát phân đoạn FEA 8 của Bảng 3.3
Phân đoạn FEA 8 được sắc ký cột lần lượt với hệ dung môi giải ly cloroform : metanol (8:2, 75:25, 7:3) thu được một chất dạng bột, màu trắng (10 mg). Kiểm tra bằng SKLM trên nhiều hệ dung ly khác nhau chỉ cho một vết duy nhất màu tím sen khi hiện hình bằng dung dịch H2SO4 30%, đun nóng bản (Hình 3.2). Hợp chất này được ký hiệu là HYPO 4.
Phần khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất HYPO 4 được trình bày trong mục 3.4.