Giảipháp nâng cao chất lƣợng cho vay trung –dài hạn đối với doanh nghiệp tại Vietcombank chi nhánh Thành Công

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công (Trang 71 - 78)

tại Vietcombank chi nhánh Thành Công

Qua phân tích những số liệu ở chương II, ta có thể thấy được những thành tựu đạt được và những khó khăn trong hoạt động cho vay trung- dài hạn tại chi nhánh

Vietcombank Thành Công. Để khắc phục được tối đa những khó khăn, hạn chế đã chỉ ra. Phần này sẽ đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh.

3.2.1. Về công tác huy động vốn.

Huy động vốn là bước đầu tiên cần phải thực hiện để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của nhi nhánh. Tại chi nhánh Vietcombank Thành Công, nguồn vốn huy động được trong trung-dài hạn chiếm tỷ trọng không cao, chỉ chiếm khoảng 30%, vẫn còn tình trạng chi nhánh phải dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung-dài hạn. Điều này

khiến chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong quyết định cho vay trung-dài hạn đối với các doanh nghiệp và vấn đề thanh khoản. Để có thẻ mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay trung-dài hạn đối với các doanh nghiệp thì chi nhánh cần phải huy động được một lượng vốn trung-dài hạn đủ lớn, ổn định. Chi nhánh có thể phát triển mở rộng vốn huy động trung-dài hạn theo chiều hướng sau:

 Đa dạng các hình thức huy động vốn: Đa dạng hóa các loại hình gửi tiền, kì

hạn gửi tiền, khuyến khích khách hàng gửi tiền theo hình thức trung-dài hạn. Cần phải nâng cao tinh thần, tác phong phục vụ, giáo dục cán bộ nhân viên trong giao tiếp. Phát triển số lượng thẻ thanh toán cá nhân thông qua việc khuyến khích các công ty, đơn vị điện, nước, điện thoại, xăng dầu mở tài khoản chuyển tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên. Chính sự đa dạng trong cách thức thanh toán và hình thức gửi tiền, rút tiền sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch, từ đó mang lại nguồn vốn huy động dồi dào cho chi nhánh.

 Chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt: Theo dõi phân tích chặt chẽ tình hình biến động của lãi suất cũng như nguồn vốn trên thị trường để từ đó kịp thời đưa ra những kế hoạch điều chỉnh cụ thể phù hợp. Chi nhánh cần có những chính sách lãi suất sao cho vừa đảm bảo được lợi ích người gửi tiền, vừa tuân thủ đúng quy định về trần lãi suất của NHNN. Một chính sách lãi suất mềm dẻo linh hoát sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh. Sự mềm dẻo linh hoạt được thể hiện ở việc lãi suất huy động áp dụng cho mỗi hình thức tiền gửi và đối tượng gửi tiền cụ thể. Đưa ra các hình thức lãi suất khác nhau, đa dạng và phù hợp với tâm lý của khách hàng.

 Mở rộng mạng lưới huy động vốn đến các địa bàn mới: Phát triển tốt các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn với phương châm nhanh chóng thuân lợi, chu đáo. Từ đó thu hút sự quan tâm của khách hàng, mở 62

rộng quan hệ với khách hàng mới đồng thời thu hút thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế ở các địa bàn xung quanh.

 Tăng cường công tác tiếp thị và Marketing: Tiếp thị và Marketing, tuyên truyền, quảng cáo giới thiệu hình ảnh chi nhánh Vietcombank Thành Công tới các khách hàng đặc biệt là tầng lớp dân cư bằng các phương thức như tờ rơi, quảng cáo qua loa đài, báo chí, truyền thông… Qua đó giúp người dân hiểu rõ về các dịch vụ chi nhánh cung cấp, các chính sách ưu đãi tới khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đặc biệt là nguồn vốn trung- dài hạn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Có các chương trình quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới, các đợt gửi tiền dự thưởng hay quà tặng (như: Ưu đãi lãi suất, các chương trình bốc thăm trúng thưởng,..).  Tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng: Tiến hành phân loại khách hàng để có những chính sách ưu đãi chăm sóc khách hàng phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ khách hàng. Đào tạo nhân viên về trình độ chuyên môn cũng như phong cách giao dịch một cách chuyên nghiệp, nắm bắt và hiểu được tâm lý khách hàng.

 Biện pháp khác: Chi nhánh có thể chuyển một phần nhỏ vốn ngắn hạn sang

cho vay trung- dài hạn nhưng còn tùy thuộc vào tính ổn định của nguồn tiền gửi và khả năng cân đối vốn, khả năng thanh khoản của chi nhánh.

 Hoàn thiện và thực hiện tốt công tác cho vay: Chính sách cho vay vừa phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước đồng thời phải đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp đi vay và của chi nhánh. Muốn vậy, chi nhánh phải xây dựng chính sách cho vay trên cơ sở khoa học, đảm bảo khả năng sinh lời của các hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật. Chính sách cho vay cần phải tiếp tục hoàn thiện, tiến hành triển khai tốt có bài bản các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng kinh doanh của ngành, các văn bản của NHNN, NHNT Việt Nam một cách kịp thời. Ngoài ra cần kiên trì tiến hành kinh doanh theo cơ chế thị trường, xác định đúng mục tiêu đặt ra để mỗi cán bộ ở chi nhánh hiểu rõ và quyết tâm thực hiện. Tổ chức tập huấn cho 100% CBTD về các văn bản, chế độ thể lệ mới của ngành, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong hoạt động cho vay, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác mở rộng cho vay.

 Đa dạng hóa các hình thức cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp: Hiện nay, chi nhánh có các hình thức cho vay quá đơn điệu nên làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây ứ đọng vốn. Khi không có doanh nghiệp đi vay phù hợp, có thể hiểu là chi nhánh chưa khai thác hết được thị trường. Mà điều kiện của mỗi doanh nghiệp xin vay vốn là khác nhau, để thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp cần có hình thức 63

cho vay trung- dài hạn đa dạng và phù hợp. Đa dạng hóa các hình thức cho vay cũng là một biện pháp để giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Tăng tỷ lệ cho vay: Trên thực tế, có những doanh nghiệp truyền thống đã có uy tín với chi nhánh nhiều năm và có nhiều lịch sử giao dịch tốt với chi nhánh. Hoặc những khách hàng doanh nghiệp có phương án SXKD tốt, kế hoạch trả nợ tốt hoặc bên bảo lãnh thứ 3 là bên có uy tín lớn, rủi ro thấp. Với các đối tượng này, nếu áp dụng mức cho vay tối đa 70% giá trị phương án vay như hiện nay thì chưa thực sự hợp lý. Bởi sự thiếu hụt này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc phải vay tiếp bên ngoài với lãi suất cao, giảm hiệu quả kinh doanh trong quá trình hoạt động. Vì vậy, ngoài việc cho vay tối đa 70%, chi nhánh nên nâng cao tỷ lệ cho vay với các doanh nghiệp này có thể tối đa 75%-85% giá trị xin vay. Điều này giúp giảm rủi ro, tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

 Lãi suất linh hoạt, hợp lý: Mọi sự biến động về lãi suất cho vay đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy khi thực hiện chính sách lãi suất, chi nhánh nên:

 Đa dạng hóa các hình thức trả lãi: Trả lãi theo tháng, quý, năm,… trả lãi trước hoặc sau để tọa điều kiện phù hợp với đặc điểm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Dựa vào lãi suất, kỳ hạn, doanh nghiệp có thể lựa chọn các khoản vay thích hợp với lãi suất linh hoạt, đảm bảo cho hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, đảm bảo trả nợ cho chi nhánh đúng hạn.

 Trên cơ sở theo dõi tình hình biến động lãi suất trên thị trường cũng như

chính sách của chính phủ, NHNN để từ đó chi nhánh phân tích, đánh giá chính xác mức sinh lời của doanh nghiệp để xác định lãi suất cho vay hợp lý, sao cho vừa đảm bảo được lợi ích doanh nghiệp đi vay, vừa đảm bảo lợi nhuận của chính mình.  Lãi suất linh hoạt theo đối tượng vay vốn: Với các doanh nghiệp quen

hệ lâu dài với khách hàng doanh nghiệp, vừa khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho chi nhánh.

 Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn bằng việc: hoa

hồng, chiết khấu, tặng thưởng,... khi doanh nghiệp vay vốn với số tiền lớn, trả nợ gốc và lãi cho chi nhánh đúng hạn,...

 Đơn giản hóa trong quy trình cho vay, thủ tục vay: Thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình cho vay là cần thiết. Tuy nhiên, CBTD cũng cần phải linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, từng đối tượng khách hàng, doanh nghiệp. Chi nhánh nên giảm bớt các thủ tục không cần thiết cũng như thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn. Nhưng không vì thế mà lơ là, tạo ra sơ hở trong quy trình để doanh nghiệp lợi dụng, 64

lừa đảo chiếm đoạt vốn. Thực hiện tốt quy trình cho vay đòi hỏi CBTD phải thực hiện tốt ngay ở từng bước của quy trình, vì bước sau có ảnh hưởng bước trước. Do đó, tuân thủ quy trình chặt chẽ mà lại linh hoạt là điều kiện quan trọng để có được quyết định cho vay đúng đắn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, đồng thời đảm bảo an toàn sinh lời cho chi nhánh. Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp từ đó mà được nâng lên.

 Thời gian cho vay vốn đa dạng: Chi nhánh cần đa dạng hóa các thời hạn cho vay trung- dài hạn để đảm bảo nguyên tắc cho vay như: Khả năng hoàn trả, mục đích sử dụng vốn và tạo điều kiện để tiện kiểm tra theo dõi khoản vay. Chi nhánh cần xem xét chu kỳ SXKD, dòng tiền vào ra, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra thời hạn cho vay, kế hoạch thu nợ phù hợp. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà chi nhánh đưa ra các mức trả nợ khác nhau, như: Trả lãi và gốc theo tháng, theo quý, theo năm. Đối với doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD thì nên thu gốc và lãi theo quý hoặc năm. Đối với doanh nghiệp vay để đầu tư dự án hay mua tài sản cố định thì áp dụng cách thức tính lãi nhập gốc cho giai đoạn đầu tư và sản xuất thử. Khi các phương án tạo ra doanh thu thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp trả lãi. Thời hạn cho vay được tính từ thời điểm giải ngân khoản vay đầu tiên cho tới khi phương án kinh doanh chấm dứt hoạt động. Ngoài ra, chi nhánh có thể linh hoạt áp dụng thời gian ân hạn cho khoản vay trung- dài hạn. Thời gian ân hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra sản phẩm để có nguồn thu trả nợ. Đối với các doanh nghiệp gặp rủi ro do yếu tố khách quan mang lại trong quá trình sản xuất như bão lụt, thiên tai,... Chi nhánh có thể xem xét gia hạn thêm nợ cho các doanh nghiệp này. Sự linh hoạt và đa dạng trong cho vay giúp chi nhánh hạn chế được nợ xấu và hỗ trợ được các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động SXKD.

3.2.3. Xử lý nợ quá hạn

Chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra giám sát các khoản vay, thường xuyên gặp gỡ khách hàng doanh nghiệp và xuống kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn và SXKD. Khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng điều chỉnh, giải quyết, tránh trường hợp khi xảy ra rủi ro mới phát hiện ra, gây tổn thất nghiêm trọng cho chi nhánh và ngân hàng. Các khoản nợ xấu của chi nhánh cần phải chia làm 2 loại, loại thứ nhất là các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước được chính phủ hay nhà nước yêu cầu chi nhánh cấp vốn nhưng không có khả năng trả nợ sẽ được chi nhánh đưa vào nợ khoanh và quản lý ở ngoại bảng sau đó xin ý kiến chỉ đạo của chính phủ về các

khoản cho vay đó. Loại thứ 2 là các khoản cho vay do chính chi nhánh đánh giá cho khách hàng doanh nghiệp vay và xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Đối với các khoản cho vay này, chi nhánh bắt buộc phải chủ động trong việc xử lý nợ. CBTD cần phải xác định 65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được tính chất nghiêm trọng của nợ quá hạn. Trước hết phải thẩm tra lại và thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp xin vay. Sau đó tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khoản nợ quá hạn mà chi nhánh có những cách xử lý khác nhau. Cụ thể:

Với những trường hợp nợ quá hạn tính chất không quá nghiêm trọng, chi nhánh có thể sử dụng biện pháp điều chỉnh tình huống, bảo vệ lợi ích của mình. Có thể sử dụng một số biện pháp sau:

 Tư vấn cho doanh nghiệp nhằm khôi phục SXKD: Các CBTD và doanh nghiệp cần phải trao đổi bàn bạc với nhau về vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Cùng tìm ra những nguyên nhân, những khó khăn, những việc làm chưa hiệu quả. Từ đó chi nhánh có thể đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp như: Cách tổ chức quản lý, sử dụng vốn, quản lý hàng tồn kho, vận hành máy móc trang thiết bị vào sản xuất,... so cho hợp lý và hiệu quả hơn.

 Giảm bớt kế hoạch mở rộng SXKD: Nếu việc việc mở rộng SXKD của doanh nghiệp còn chưa tương xứng với khả năng, kinh nghiệm quản lý, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại thì chi nhánh cần phải khuyên doanh nghiệp thu hẹp lại quy mô sản xuát, tiết kiệm chi phí và tập trung vào những thế mạnh của doanh nghiệp, tránh đầu tư dàn trải và kém hiệu quả.

 Gia hạn nợ cho các doanh nghiệp: Đây là hình thức xử lý chủ yếu đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn tại chi nhánh Vietcombank Thành Công hiện nay. Gia hạn nợ là việc thương lượng giữa doanh nghiệp và chi nhánh về việc xin lùi thời hạn trả nợ của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định do việc doanh nghiệp gặp khó khăn nên không thể trả nợ gốc và lãi đúng hạn trong hợp đồng ký kết ban đầu. Gia hạn nợ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi việc kiện tụng pháp lý, duy trì được uy tín trong hoạt động SXKD của mình. Khi áp dụng biện pháp này có thể giúp cho chi nhánh thu hồi được đầy đủ khoản cho vay sau này khi doanh nghiệp khôi phục hoạt động SXKD. Việc gia hạn nợ phải có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và chi nhánh, khi đó doanh nghiệp sẽ phải đưa ra một kế hoạch trả nợ chi tiết. Chi nhánh nên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thời gian tích lũy khoản tiền để trả nợ.

Nếu các biện pháp trên vẫn chưa mang lại hiệu quả thì chi nhánh có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để xử lý nợ nhằm bảo vệ quyền lợi của mình:  Tiến hành xử lý các TSĐB: Nếu khoản nợ của doanh nghiệp thuộc nhóm 3 trở đi thì CBTD cần đến gặp trực tiếp doanh nghiệp, tìm hiểu thông tin và đánh giá lại khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sau đó yêu cầu doanh nghiệp hợp tác trong công tác chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng, chi nhánh. Khi có sự đồng ý chuyển giao tài sản của doanh nghiệp, chi nhánh sẽ phát mại tài sản và thông báo thông tin phát mại tài sản cho doanh nghiệp cũng như cơ quan chính quyền địa phương. Nếu 66

doanh nghiệp phải trả tiếp phần còn lại. Ngược lại, TSĐB thanh lý lớn hơn số vốn cần

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công (Trang 71 - 78)