Thực trạng hình hình đầu tư vốn tín dụng:

Một phần của tài liệu chất lượng tín dụng tại chi nhánh nh công thương an giang – thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 47)

- Thể lệ tín dụng của Ngân hàng Công Thương Việt Nam:

2.3.2.2 Thực trạng hình hình đầu tư vốn tín dụng:

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, thì hoạt động cho vay giữ vai trò chủ yếu. Ngân hàng Công Thương An Giang với đặc thù là nằm trên địa bàn tỉnh nông nghiệp thì hoạt động cho vay càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hoạt động của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng từ 90-95%/tổng thu nhập của chi nhánh nên phần sử dụng vốn của chi nhánh cũng như hoạt động tín dụng được hiểu như là hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT.AG. Với phương châm hoạt động là “đi

vay để cho vay” nên việc chuyển hoá từ vốn huy động sang vốn tín dụng để đáp ứng

nhu cầu vốn của nền kinh tế không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà đối với chính bản thân ngân hàng. Vì hoạt động tín dụng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng, từđó ngân hàng có thể tích luỹ và tái đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính để ngân hàng sử dụng để cho vay. Do

40

Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động có rủi ro cao nhất trong tất cả các hoạt

động khác của ngân hàng, vì vậy ngân hàng phải tìm hiểu, chọn lọc khách hàng, quản lý chặt các món vay nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 4: Tổng hợp dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang ĐVT: tỷ đồng Năm 2006/2005 Năm 2007/2005 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Khối NHTM NN 5.797 6.773 8.872 976 16,84 2.099 30,99 Khối NHTM CP 1.144 1.528 3.693 384 33,57 2.165 141,69 Khối các QTD 531 688 879 157 29,57 191 27,76 Tổng dư nợ 7.472 8.989 13.444 1.517 20,30 4.455 49,56

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng Nhà nước tỉnh An Giang)

Qua bảng 4, cho thấy dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang liên tục tăng, với tốc độ cao. Cụ thể: năm 2006 dư nợ tăng so với năm 2005 là 1.517 tỷ đồng, tốc độ tăng là 20,30%; năm 2007 dư nợ tăng so với năm 2006 là 4.455 tỷđồng, tốc độ

tăng là 49,56%. Trong đó, các NHTM NN mặc dù giữ vị trí chủ đạo nhưng có tốc độ

tăng trưởng tín dụng không cao lắm, năm 2006 tăng 16,84% so năm 2005; năm 2007 tăng 30,99% so năm 2006 và tỷ trọng dư nợ so với tổng dư nợ của các TCTD có xu hướng giảm, từ 77,58% năm 2005 xuống còn 65,99% năm 2007. Khối NHTM NN chiếm tỷ trọng dư nợ ngày càng giảm và tốc độ tăng trưởng thấp hơn khối NHTM CP là do Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách giao quyền tự chủ kinh doanh cho các NHTM nên các NHTM NN thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng. Rà soát lại

41

khách hàng, kiên quyết hạn chế hoặc không cho vay đối với các DNNN hoạt

động yếu kém, kinh doanh thua lỗ.

Khối NHTM CP và QTD có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao. Nhất là khối NHTM CP có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất, năm 2006 tăng 33,57% so với năm 2005; năm 2007 tăng 141,69% so với năm 2006. Đó là do các NHTM CP mở chi nhánh trên

địa bàn An Giang ngày càng nhiều, cụ thể là năm 2005 trên địa bàn An giang chỉ có 4 NHTM CP thì đến năm 2007 trên địa bàn đã có đến 9 NHTM CP. Mặt khác, khối NHTM CP thực hiện rất mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị khách hàng nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ đến quan hệ vay vốn. Và tỷ trọng dư nợ của khối NHTM CP và QTD cũng tăng dần qua các năm năm 2005 là 22,42%, năm 2006 là 24,65%, năm 2007 là 34%. Có thể thấy, mặc dù thị phần cho vay của các NHTM CP và QTD chưa cao trong tổng dư nợ nhưng cũng thấy được bước phát triển đáng kể của các NHTM CP và QTD góp phần cùng NHTM NN đáp

ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Bảng 5: Thị phần dư nợ của Ngân hàng Công Thương An Giang trên địa bàn tỉnh An Giang.

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ của NHCT.AG 726 662 842 Tổng dư nợ các TCTD 7.472 8.989 13.444 Thị phần dư nợ của NHCT.AG 9,72 7,36 6,26

42

Bảng 6: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang.

ĐVT: tỷ đồng. % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng (+), giảm (-) năm 2006/2005 Tốc độ tăng (+), giảm (-) năm 2007/2006 Tổng doanh số cho vay 1.041 1.222 1.850 17,39 51,39 - Cho vay ngắn hạn 1.016 1.153 1.637 13,48 41,98 - Cho vay trung dài hạn 25 69 213 176 208,69

Tổng doanh số thu nợ 956 1.147 1.670 19,98 45,60

- Thu nợ ngắn hạn 921 1.101 1.519 19,54 37,97 - Thu nợ trung dài hạn 35 46 151 31,43 228,26

Tổng dư nợ 726 662 842 -8,82 27,19 -Dư nợ ngắn hạn 636 552 669 -13,21 21,20 +DNNN 47 38 57 -19,15 50 +KTNQD 589 514 612 -12,73 19,07 - Dư nợ trung dài hạn 90 110 173 22,22 57,27 +DNNN 41 60 82 46,34 36,67 +KTNQD 49 50 91 2,04 82

43

Qua các bảng số liệu trên ta thấy thị phần, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ

của chi nhánh có sự biến động qua 3 năm (2005-2007). Cụ thể:

- Năm 2005 kinh tế của An Giang có sự tăng trưởng tương đối cao, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,11%. Tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể và doanh nghiệp trên địa bàn tương đối ổn định, phần lớn đều có hiệu quả. Trước tình hình kinh tế tương đối thuận lợi nên hoạt động tín dụng của NHCT.AG cũng có nhiều thuận lợi.

Doanh số cho vay năm 2005 là 1.041 tỷđồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 1.016 tỷ đồng, chiếm 97,60%/ tổng doanh số cho vay, cho vay trung dài hạn là 25 tỷ đồng, chiếm 2,4%/tổng doanh số cho vay. Doanh số thu nợ là 956 tỷđồng, trong đó thu nợ

ngắn hạn là 921 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,34%; thu nợ trung dài hạn là 35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,66%/tổng doanh số thu nợ.

Dư nợ của NHCT.AG năm 2005 là 726 tỷđồng, chiếm thị phần là 9,72%/tổng dư

nợ của các TCTD trên địa bàn. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn là 636 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 87,60%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung dài hạn là 90 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 12,40%/tổng dư nợ.

- Năm 2006, tình hình kinh tế tỉnh An Giang đã gặp phải một số khó khăn như: dịch bệnh trên đàn gia súc, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoán lá trên cây lúa xuất hiện trên diện rộng; giá một số mặt hàng tăng cao như xăng dầu; một số mặt hàng sản xuất và xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Đối với NHCT.AG có sự thay đổi về mô hình hoạt động do thực hiện theo chỉ đạo của NHNN.VN về việc nâng cấp chi nhánh 2 của NHTM lên chi nhánh cấp 1, NHCT.VN đã ra quyết định số 136/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 09/06/2006 chuyển chi nhánh Ngân hàng Công Thương thị xã Châu Đốc thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt

44

Doanh số cho vay năm 2006 là 1.222 tỷ đồng, tăng 17,39% so năm 2005. Trong đó cho vay ngắn hạn là 1.153 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 94,35%/tổng doanh số cho vay, tăng 13,48% so năm 2005; cho vay trung dài hạn là 69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,65%/tổng doanh số cho vay, tăng 176% so năm 2005. Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005 là do chi nhánh đã đẩy mạnh cho các doanh nghiệp vay mở rộng và xây mới nhà xưởng, nâng cấp máy móc thiết bị, đặc biệt là chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh giải ngân cho các dự án triển điện nước nông thôn. Doanh số

thu nợ là 1.147 tỷđồng, tăng 19,98% so năm 2005. Trong đó, thu nợ ngắn hạn là 1.101 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 95,99%/tổng doanh số thu nợ và tăng 19,54% so năm 2005; thu nợ dài hạn là 46 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,01%/tổng doanh số thu nợ, tăng 31,43% so năm 2005.

Dư nợ của chi nhánh năm 2006 là 662 tỷ đồng, giảm 8,82% so năm 2005 và chiếm thị phần là 7,36%/tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn. Dư nợ cho vay ngắn hạn là 552 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 83,38%/ tổng dư nợ, giảm 13,21% so năm 2005. Dư

nợ cho vay trung dài hạn là 110 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,62%, tăng 22,22% so năm 2005. Năm 2006 dư nợ và thị phần của chi nhánh giảm chủ yếu là do tháng 06 năm 2006 chi nhánh NHCT thị xã Châu Đốc được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 tách khỏi NHCT.AG nên đã làm dư nợ của chi nhánh giảm hơn 138 tỷ đồng. Mặc khác, theo chỉ đạo của NHCT.VN ngay từ đầu năm, chi nhánh đã chủ trương không tăng trưởng tín dụng nóng mà tập trung phân tích, sàng lọc khách hàng và hạn chế cho vay những ngành nghề có nhiều rủi ro.

- Năm 2007, tình hình kinh tế An Giang đạt được nhiều thắng lợi lớn, GDP tăng 13,73% cao nhất trong vòng 17 năm kể từ năm 1990. Nhu cầu vốn tiếp tục tăng cao.

Đã tạo điều kiện tốt cho hoạt động của NHCT.AG.

Doanh số cho vay năm 2007 là 1.850 tỷ đồng, tăng 51,39% so năm 2006. Trong

45

tăng 41,98% so năm 2006. Cho vay trung dài hạn là 213 tỷđồng, chiếm tỷ trọng là 11,51%/tổng doanh số cho vay, tăng 208,69% so năm 2006. Doanh số cho vay trung dài hạn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007 là do chi nhánh tiếp tục đầu tư cho các dự

án mở rộng và nâng cấp các nhà máy nước trong tỉnh, dự án phát triển hệ thống điện nông thôn của doanh nghiệp kinh doanh điện nước của tỉnh. Doanh số thu nợ năm 2007 là 1.670 tỷ đồng, tăng 45,60% so năm 2006. Trong đó, thu nợ ngắn hạn là 1.519 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90,96%/tổng doanh số thu nợ, tăng 37,97% so năm 2006; thu nợ

trung dài hạn là 151 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,04%/tổng doanh số thu nợ, tăng 228,26% so năm 2006.

Dư nợ trong năm 2007 của chi nhánh là 842 tỷđồng, tăng 27,19% so năm 2006, chiếm thị phần là 6,26%/tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn. Dư nợ cho vay ngắn hạn là 669 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 79,45%/ tổng dư nợ, tăng 21,20% so năm 2006. Dư

nợ cho vay trung dài hạn là 173 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,55%/tổng dư nợ, tăng 57,27% so năm 2006.

Nhìn chung, trong 03 năm (2005-2007) doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư

nợ đều có sự tăng trưởng. Trong đó, có sự dịch chuyển về tỷ trọng giữa nợ ngắn hạn và trung dài hạn. Cụ thể là tỷ trọng cho vay ngắn hạn, thu nợ ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn giảm qua 3 năm còn tỷ trọng cho vay trung dài hạn, thu nợ trung dài hạn và dư nợ

trung dài hạn tăng qua 03 năm. Đó là cho chi nhánh đã thực hiện điều chỉnh cơ cấu cho vay, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn lên nhằm giữ ổn định dư nợ trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng rất khốc liệt đặc biệt là đối với hệ thống các NHTM CP, mặt khác tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tăng lên sẽđẩy lãi suất bình quân đầu ra của chi nhánh tăng lên do lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, khi tăng cho vay trung dài hạn thì rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng sẽ

cao hơn cho vay ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn dài thường từ 03 năm trở lên trong

46

chi nhánh là cho vay các dự án điện và nước mà đây là một trong những loại sản phẩm tương đối độc quyền nên rủi ro cũng hạn chế. Mặc khác, trong 03 năm thị phần cho vay của chi nhánh trên địa bàn liên tục giảm, từ 9,72% năm 2005 xuống còn 6,26% năm 2007 mặc dù dư nợ năm 2007 tăng so năm 2005 là 116 tỷ đồng. Đó là do tốc độ

tăng dư nợ của chi nhánh thấp hơn tốc độ tăng dư nợ chung của địa bàn, nguyên nhân là do từ năm 2005 đến năm 2007 các NHTM CP liên tiếp mở chi nhánh ở An Giang với số lượng ngày càng tăng, do đó đã chia sẻ bớt thị phần. Mặt khác, thực hiện theo chỉ đạo của NHNN về việc nâng cấp chi nhánh NHTM cấp 2 lên cấp 1 đã làm tăng số

lượng chi nhánh NHTM NN trên địa bàn dẫn đến việc chia nhỏ thị phần của các ngân hàng.

Bảng 7: Dư nợ và tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang. ĐVT: tỷ đồng, % Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng KTQD 88 99 139 11 12,50 40 40,40 KTNQD 638 563 703 -75 -11,76 140 24,87 Tổng cộng 726 662 842 -64 -8,82 180 27,19

(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN. NHCT.AG năm 2005, 2006, 2007)

Trong 2 thành phần kinh tế trên, KTNQD là đối tượng đầu tư chủ yếu của chi nhánh (năm 2005 chiếm tỷ trọng/tổng dư nợ là 87,88%, năm 2006 tỷ trọng là 85,05%, năm 2007 tỷ trọng là 83,49%). Đây cũng là thành phần kinh tế có mức dư nợ tăng trưởng khá, tuy năm 2006 dư nợ của thành phần kinh tế này giảm 11,76% so năm 2005

47

là do có sự thay đổi mô hình tổ chức của chi nhánh, NHCT TX Châu Đốc tách khỏi chi nhánh, mà phần lớn dư nợ của NHCT.TX Châu Đốc là cho vay KTNQD nên làm cho dư nợ cho vay KTNQD của chi nhánh giảm. Đến năm 2007 chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay KTNQD với số tăng tuyệt đối so năm 2006 là 140 tỷ đồng, với tốc độ

tăng là 24,87% so năm 2006.

Tuy thành phần KTNQD chiếm tỷ trọng cao, nhưng KTQD chiếm tỷ ngày một tăng (năm 2005 chiếm tỷ trọng/tổng dư nợ là 12,12%, năm 2006 tỷ trọng là 14,95%, năm 2007 là 16,51%). Dư nợ của thành phần KTQD tăng mạnh qua các năm. Năm 2006 tăng 11 tỷ đồng so năm 2005, tốc độ tăng là 12,50%; năm 2007 tăng 40 tỷ đồng so năm 2006, tốc độ tăng là 40,40%. Tốc độ tăng dư nợ của thành phần kinh tế này cao là do chi nhánh đã đẩy mạnh đầu tư vào các dự án điện, nước của DNNN trong tỉnh theo chủ trương phát triển điện nước nông thôn của tỉnh. Và đây cũng là ngành có rủi ro thấp và nguồn thu ổn định.

Một phần của tài liệu chất lượng tín dụng tại chi nhánh nh công thương an giang – thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)