gia đình thay thế cho việc sử dụng giấy tờ hộ tịch rời như hiện nay
Có thể nói, hệ thống chứng thư hộ tịch hiện hành ở nước ta khá phức tạp và thể hiện rất rõ dấu ấn của mô hình hành chính quan liêu, giấy tờ. Việc sử dụng các chứng thư riêng lẻ về từng sự kiện hộ tịch hiện đang bộc lộ không ít bất cập xét trên cả hai phương diện cơ bản là hiệu quả sử dụng và yêu cầu quản lý:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng các loại chứng thư này bị hạn chế do sự cô lập
thông tin về từng sự kiện hộ tịch riêng lẻ, trong khi đó, mục đích quan trọng mà quản lý hộ tịch hướng tới là xâu chuỗi và phản ánh đầy đủ các sự kiện hộ tịch của một người theo thứ tự thời gian từ khi sinh ra đến khi chết.
Thứ hai, các chứng thư hộ tịch về cùng một người có mối liên hệ hết sức mật
thiết với nhau. Điều này tạo khả năng có thể thu hút kết hợp các loại chứng thư hộ tịch với nhau và giản lược những thông tin trùng lặp
Thứ ba, việc sử dụng quá nhiều loại chứng thư hộ tịch riêng lẻ rất bất tiện đối
với người dân.
Thứ tư, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, hiện
tượng di dân diễn ra ngày càng thường xuyên và phổ biến. Việc các hộ gia đình thay đổi địa bàn cư trú trở nên phổ biến hơn. Công tác quản lý hộ tịch đối với
người di dân cũng như vấn đề sử dụng giấy tờ hộ tịch của đối tượng này theo phương thức quản lý hiện nay làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
3.3.2 .Tổ chức việc tổng rà soát, lập lại hệ thống sổ bộ hộ tịch trên toàn quốc đã được lập trước năm 1999( tức là trước thời điểm bắt đầu đăng kí hộ tịch theo hệ thống sổ sách, biểu mẫu hộ tịch mới), kết hợp với việc tổ chức đăng kí lại, đăng kí quá hạn các sự kiện hộ tịch, nhằm bảo đảm quản lý hộ tịch đầy đủ của mọi công dân.
3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hộ tịch và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thông tin hộ tịch thống nhất trên toàn quốc; từng bước nghiên cứu khả năng tích hợp thông tin về quản lý hộ khẩu, quản lý chứng minh nhân dân vào hệ thống này.
3.3.4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng kí và quản lý hộ tịch
Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc này, cần tập trung vào các biện pháp sau:
Biện pháp thứ nhất, tiếp tục thực hiện sự phân cấp quản lý hộ tịch một cách
hiệu quả, hợp lý hơn theo chủ trương cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Hai vấn đề về phân cấp trong quản lý hộ tịch cần tiếp tục được nghiên cứu và điều chỉnh pháp luật là:
Chính phủ nên phân cấp toàn diện vai trò, chức năng thống nhất quản lý hộ tịch cho Bộ Tư pháp (cả vấn đề hộ tịch trong nước và ở nước ngoài), từ đó giải quyết một cách thoả đáng hơn mối quan hệ quản lý giữa Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao trong việc quản lý việc đăng kí hộ tịch tại các cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện để công tác quản lý hộ tịch đối với người Việt Nam ở nước ngoài đạt hiệu quả tốt hơn;
Tiếp tục thực hiện sự chuyển giao thẩm quyền đăng kí hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho Sở Tư pháp để giải phóng vai trò của cấp tỉnh khỏi khối lượng công việc sự vụ rất nặng nề, nhiều nơi trở thành quá tải như hiện nay. Biện pháp thứ hai, tăng cường tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của cơ quan đăng kí hộ tịch, người có thẩm quyền đăng kí hộ tịch tạo điều kiện để các chủ thể này có thể linh hoạt vận dụng giải quyết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn quản lý hộ tịch theo nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đi kèm với nó là tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan cấp dưới.
Biện pháp thứ ba, tổng kết việc áp dụng mô hình “ một cửa” trong lĩnh vực
đăng kí hộ tịch, từ đó xây dựng qui trình chuẩn nhằm nâng cao tính phục vụ của hoạt động đăng kí hộ tịch với tính chất là một loại dịch vụ công, bảo đảm cho người dân được phục vụ thuận tiện, nhanh chóng khi họ thực hiện quyền và
nghĩa vụ đăng kí hộ tịch của mình. Trước mắt ở khu vực tỉnh Bắc Giang nơi mà công tác hộ tịch đang diễn ra rất sôi động thì việc áp dụng mô hình “một cửa” cần gắn liền với việc ứng dụng tin học vào hoạt động đăng kí hộ tịch để tăng cường hiệu quả, tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đăng kí hộ tịch. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu sớm để triển khai việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO) vào hoạt động dịch vụ công này tại một số huyện trong tỉnh.
Trong tiến trình thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ta hiện nay, người dân có quyền đòi hỏi và Nhà nước có trách nhiệm phải tổ chức phục vụ việc đăng kí hộ tịch của người dân một cách thuận tiện, nhanh chóng theo mô hình của một loại dịch vụ công thiết yếu.
KẾT LUẬN
Với tính cách là một hoạt động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước, quản lý hộ tịch có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Một Chính phủ hoạt động hiệu quả không thể không nắm chắc các thông tin, dữ liệu về dân cư có được từ quản lý hộ tịch, bởi tính chính xác kịp thời của những thông tin này bảo đảm cho việc hoạch định các chính sách liên quan đến người dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế… có tính khả thi. Nhìn từ các khí cạnh khác mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân thể hiện qua các qui định pháp luật về đăng ký hộ tịch phản ánh sinh động, khách quan các giá trị dân chủ trong một Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Bởi vậy, việc quản lý hộ tịch cần quán triệt sâu sắc quan điểm “phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quí báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững”. Từ quan điểm này, hoạt động quản lý hộ tịch cần được đổi mới tích cực và bám sát các mục tiêu trong chiến lược phát triển con người của Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác quản lý hộ tịch phải được phát huy hiệu qủa tương xứng vơí vị trí, vai trò quan trọng của nó trong hoạt động quản lý con người.
Qua việc nghiên cứu “Công tác quản lý hộ tịch ở một số xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2014” giúp cho nhóm đề tài có thêm những kiến
thức thực tế về một nền hành chính công, thấy rõ bức tranh toàn cảnh về vấn đề quản lý hộ tịch không chỉ của riêng tỉnh Bắc Giang mà trên phạm vi toàn quốc. Giúp cho việc so sánh những vấn đề lý luận và thực tiễn để có cái nhìn toàn diện về các lĩnh vực của đời sống.
Với thực trạng và những đòi hỏi của tình hình mới, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch đã và đang đặt ra như một nhu cầu bức xúc đối với sự phát triển của nền hành chính Việt Nam. Giải quyết thực trạng đó cần tâm huyết, công sức và trí tuệ của nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1998), Giản yếu Hán - Việt, quyển thượng, Nxb. Đà Nẵng. 2. Chính phủ (1993), Nghị định số 83/1993/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch.
3. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ
tịch.
4. Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa- Thông tin.
5. Nguyễn Văn Khôn (1960), Hán - Việt từ điển, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn. 6. Vũ Văn Mẫn, Lê Đình Chân (1968), Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến
luật, Tủ sách Đại học, Sài Gòn.
7. Phan Văn Thiết (1958), Hộ tịch chỉ nam, Tủ sách phổ thông, in lần thứ nhất, Sài Gòn.