Kiện toàn, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch chuyên

Một phần của tài liệu Công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20122014 (Trang 43 - 45)

tịch chuyên trách, phát huy vai trò và nâng cao năng lực quản lý hộ tịch ở cấp huyện.

Hiệu quả quản lý hộ tịch phụ thuộc rất lớn vào năng lực hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý và đăng kí hộ tịch, trong đó đặc biệt là hệ thống chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ tư pháp- hộ tịch chuyên trách. Trong những năm qua trên cơ sở nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23.01.1998 sửa đổi bổ sung nghị định số 50/CP ngày 26.07.1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, đội ngũ cán bộ tư pháp- hộ tịch chính thức được coi là một trong bốn chức danh chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã và đã được kiện toàn một bước. Tính đến thời điểm ngày 01.01.2001, trên toàn quốc có 92% Uỷ ban nhân dân cấp xã đã bố trí cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách với số lượng 9426 người.

Ở Bắc Giang, với tổng số 229 xã thì có 240 cán bộ hộ tịch ( trong đó 11 xã đạt 2 cán bộ tư pháp - hộ tịch) thì có 41/240 cán bộ đã qua đào tạo Đại học Luật, cao đẳng luật và tương đương, 95/240 cán bộ qua đào tạo trung học luật và tương đương, 06/240 qua đào tạo Đại học và cao đẳng khác, 44/240 qua đào tạo trung cấp khác và chưa qua đào tạo là 48 trường hợp.

Năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách hiện nay ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và ở cả nước nói chung vẫn còn nhiều bất cập chỉ có

142/240 cán bộ tư pháp hộ tịch chuyên trách có trình độ chuyên môn từ trung cấp pháp lý trở lên, 44 trường hợp qua đào tạo trung cấp khác, còn lại là chưa qua đào tạo. Tuy nhiên việc thay thế những cán bộ không đủ tiêu chuẩn hoàn toàn không phải là điều dễ dàng vì nhiều lí do liên quan đến lối sống, phong tục tập quán của những vùng khác nhau, nhiều cán bộ tư pháp hộ tịch tuy chưa qua đào tạo song có thâm niên trong nghề, lại sắp đến tuổi về hưu nên việc thay thế họ là một bài toán nan giải.

Theo thống kê của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang (năm 2008) trên địa bàn các

xã của tỉnh có 34/240 cán bộ có thâm niên trên 10 năm công tác, 111/240 cán bộ có thâm niên 5 - 10 năm công tác, còn lại là những người đã làm được dưới 5 năm.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề phải đặt ra như sự hẫng hụt về nhân sự khi một số cán bộ tư pháp hộ tịch được giao giữ cương vị cao hơn nhưng cán bộ thay thế chưa được chuẩn bị, vì thế mà ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý hộ tịch. Mặt khác, chúng ta có thể thấy một thực tế là ở một số xã cán bộ hộ tịch phải kiêm nhiệm cùng lúc rất nhiều hoạt động tác nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động tư pháp. Chính vì vậy cán bộ tư pháp hộ tịch không có điều kiện tập trung thực hiện việc đăng kí và quản lý hộ tịch một cách chủ động theo đúng các yêu cầu nghiệp vụ mà pháp luật qui định.

Để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp- hộ tịch cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tiêu chuẩn hoá cán bộ tư pháp hộ tịch tương xứng với tính chất

công việc, chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm cũng như yêu cầu, đòi hỏi của xu thế phát triển xã hội. Bên cạnh đó, cần xây dựng qui trình tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, qui hoạch tạo nguồn thống nhất trên toàn quốc với chức danh này. Tuy nhiên đối với đội ngũ cán bộ ở vùng sâu xa, miền núi, cần có những qui định khác về tiêu chuẩn chẳng hạn như hạ bớt các tiêu chuẩn về trình độ văn hoá và chuyên môn ở mức phù hợp nhưng phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để sau một thời gian họ có thể đáp ứng những yêu cầu của nghạch công chức.

Thứ hai, cần sớm kiện toàn 100% đơn vị cấp xã có cán bộ tư pháp hộ tịch

chuyên trách, đồng thời thực hiên việc qui hoạch, tạo nguồn cán bộ kế cận bảo đảm sự phát triển ổn định của đội ngũ này ở các địa phương. Đối với khu vực đông dân cư thì phải bố trí đủ số lượng cán bộ và không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20122014 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w