Phân tích lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu thiết kế trạm nước cấp tập trung phường thạnh lộc (Trang 94 - 109)

- Qua việc tính toán chi phí khi đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý bên trên ta có nhận xét về tính kinh tế của hệ thống xử lý:

- Giá thành của một m3 nước chỉ 1.400 (VNĐ/m3) trong khi giá nước bán cho các hộ dân là 2500(VNĐ/m3) nên tiền lãi thu được trong một năm là:

(2500 -1400) x 312.440 = 343.684.000 (VNĐ/m3)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, vậy lợi nhuận thu được trong 1 năm là: N’ = 343.684.000 - 343.684.000 x28% = 247.452.480 VNĐ

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 87

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ VAØ VẬN HAØNH HỆ THỐNG

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 88

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

6.1.1 Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống:

Để vận hành tốt hệ thống cấp nước cần có một số yêu cầu chung như sau:

- Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo tập huấn tốt, phải nắm được nguyên lý hoạt động, vai trò và bản chất của từng hạng mục công trình.

- Người vận hành phải thực sự nhiệt tình và quan tâm đến công việc, có sức khỏe tốt.

- Trước khi vận hành hệ thống, người vận hành phải kiểm tra các hạng mục trong hệ thống như: bể lắng, bồn lọc áp lực, các bể chứa nước.

6.1.2 Kiểm tra trước khi vận hành:

- Kiểm tra hiện trạng, các thông số của từng hạng mục công trình trước khi vận hành hệ thống là công việc hết sức cần thiết và bắt buộc người vận hành phải tuân thủ theo quy định

a) Đối với tháp giải nhiệt, bể lắng, bồn lọc áp lực:

- Kiểm tra xem vật liệu lọc có bị xáo trộn không? - Kiểm tra xem bể có bị rò rỉ, rạn nứt không?

- Kiểm tra xem các máy móc thiết bị có vận hành tốt không?

- Kiểm tra xem các van khóa xem có đóng, mở được không, hay có hỏng hóc không?

b) Đối với các bể chứa trung gian, bể chứa nước sạch:

- Kiểm tra xem nắp bể có được đậy kín và nếu có khoá thì đã khoá lại chưa?

- Kiểm tra xem van phao tự động trong bể có hoạt động được không? - Kiểm tra xem bể có bị rò rỉ, rạn nứt không?

c) Đối với các van khóa, vòi:

- Kiểm tra xem có đóng mở van khoá dễ dàng không, có bị kẹt không? - Kiểm tra xem van, khóa có bị rò rỉ không?

- Kiểm tra các hố van có được đậy nắp không và có khoá không?

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 89

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

- Kiểm tra xem đường ống có bị rò rỉ, tắc nghẽn không?

- Đường ống chôn dưới đất có bị trơ hoặc trồi lên mặt đất không?

- Công việc này là rất vất vả, vì vậy người vận hành cần phải có sự giúp đỡ của người dân để phát hiện ra những trục trặc đó.

6.1.3 Các bước vận hành từng hạng mục công trình: a) Bể lắng, bồn lọc áp lực:

- Khi hệ thống hoạt động thì các van xả đáy được đóng lại. - Các van tại đầu ra của bể được mở ra.

- Khi thao tác mở hoặc đóng van cần lưu ý thao tác đúng chiều (đóng van vặn thuận theo chiều kim đồng hồ và mở van vặn ngược chiều kim đồng hồ). Nếu là van có tay quay rời thì khi thao tác xong người vận hành nên tháo tay quay mang về và nhớ đậy nắp hố van và khóa lại.

b) Bể chứa nước trung gian, bể chứa nước sạch:

- Mở và điều chỉnh lưu lượng van khóa tại đầu vào của bể.

- Trong trường hợp van phao tự động bị hỏng chưa tay thế được thì phải đóng van ở trước đầu vào của bể hoặc điều chỉnh van này cho nước chảy vào bể ít đi. Chú ý sau khi thao tác phải đậy nắp hố van cẩn thận và khóa lại.

c) Hệ thống van khóa:

- Đối với các van khoá tại các đầu vào, đầu ra của khu xử lý, các bể chứa bình thường đều được mở và được điều chỉnh để có lưu lượng ra vào hợp lý.

- Đối với van xả đáy tại các bể, khu xử lý khi vận hành hệ thống đều được đóng lại, chỉ khi thau rửa mới mở ra.

- Đối với các van điều tiết lưu lượng: các van này thường được lắp đặt ở những chỗ rẽ nhánh lớn để cấp nước cho từng khu dân cư của hệ thống đường ống. Về mùa mưa, trữ lượng nước giếng nhiều có thể cùng lúc cung cấp cho tất cả các khu vực thì các van này được mở hết cỡ, nhưng về mùa khô, trữ lượng nước giếng ít đi không đủ cấp nước cho các khu thì người vận hành phải diều tiết nước cấp cho từng khu thông qua các van điều tiết này. Có thể đóng van này tại một nhánh rẽ

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 90

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

và chỉ mở van còn lại để nước tập trung về một khu và trong một thời gian nhất định hợp lý sau đó đóng lại và mở van kia. Sau khi thao tác xong phải đậy nắp hố van, tháo tay quay và khóa cẩn thận.

- Đối với các van xả: Những van này được người vận hành mở theo chu kỳ, có thể là vài ba ngày, có thể là một tuần tuỳ theo lượng cặn trong hệ thống đường ống. Khi thao tác mở chú ý chỉ mở trong thời gian ngắn: khi thấy cặn ra hết, nước trong trở lại thì đóng van lại.

- Đối với hệ thống xả khí: Khi hệ thống mới bắt đầu hoạt động, người vận hành phải lần lượt mở từng van một và xả hết khí ra cho đến khi thấy nước trào ra thì đóng van lại, sau đó tiếp tục với các van khác.

6.1.4 Kiểm tra chất lượng nước:

Chất lượng nước của nguồn và chất lượng nước tại điểm cấp được kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần. Tổ vận hành quản lý phải có trách nhiệm lấy mẫu nước theo quy định và gửi đến cơ quan có chức năng (Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các phòng phân tích,..) để phân tích kiểm tra chất lượng.

6.2 THAO TÁC VẬN HAØNH HAØNG NGAØY:

6.2.1 Giai đoạn vận hành thử:

- Sau khi kiểm tra, vệ sinh, tẩy trùng từng hạng mục công trình và thực hiện xong các bước trên ta cho hệ thống hoạt động nhưng chưa châm hóa chất bằng cách: Mở van ở tháp giải nhiệt để nước có thể chảy lên tháp

khởi động bơm giếng khoan.

- Đọc số đo lưu lượng ở đồng hồ điện, nếu số đo lưu lượng < 65m3/h thì phải xem lại bơm. Xem quạt hút trên tháp giải nhiệt có hoạt động không? Lượng gió cung cấp có đủ không?

- Đóng kín các van xả đáy, xả bùn ở bể lắng để tích nước đầy bể lắng.

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 91

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

- Trước khi bơm nước vào bồn lọc áp lực thì cần khóa các van: van xả nước rửa lọc, van dẫn nước vào bể chứa nước sạch đồng thời mở van: van dẫn nước vào. Sau đó mở van xả kiệt để xả nước lọc đầu.

- Khi mực nước trong bể lọc đã đầy đến vị trí làm việc của hai phao điều chỉnh tốc độ lọc thì mở xi lanh chốt van điều chỉnh tốc độ lọc, để cho van này mở ra ở chế độ làm việc theo mực nước để đưa nước lọc vào bể chứa.

6.2.2 Giai đoạn sản xuất nước sạch cấp cho hộ dân:

Khi công trình đã hoạt động ổn định thì bắt đầu Clo để khử trùng nước.

* Thao tác vận hành riêng đối với từng thiết bị: - Hệ thống bơm định lượng:

Bơm định lượng Clo tự động đóng mở theo tín hiệu mực nước ở bể chứa cùng với bơm nước thô và thiết bị châm Clo.

Bể lọc:

- Khi rửa lọc cần lưu ý:

+ Đóng van dẫn nước từ bể lắng vào ngăn chứa trung gian.

+ Đóng van thu nước ở bể lọc và cho chạy ngay: bơm rửa lọc cường độ 16l/s.m2.

+ Quan sát máng thu nước rửa nếu thấy vật liệu lọc ra nhiều thì giảm bớt nước.

+ Rửa trong thời gian 7 phút. + Mở van xả nước rửa lọc.

+ Thời gian từng pha rửa lọc sẽ được điều chỉnh theo thực tế quan sát chất lượng nước ra ở bể lọc.

+ Mở van đưa nước từ bể lắng vào bể lọc và bắt đầu lại qui trình lọc ban đầu.

+ Sau 20 – 30 phút lọc đóng van nước sạch, mở van xả nước lọc đầu cho xả 10 - 15 phút thấy nước trong thì đóng lại.

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 92

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

+ Khoảng thời gian của từng pha rửa lọc có thể điều chỉnh theo thực tế quan sát chất lượng bể được rửa lọc.

6.3 KIỂM SOÁT THÔNG SỐ VẬN HAØNH:

- Độ đục và hàm lượng chất lơ lửng: kiểm tra định kì, đặc biệt là vào mùa khô. - Đo độ đục của nước sau bể lắng, kiểm tra độ đầy của cặn trong ngăn chứa cặn để xả kịp thời.

- Kiểm tra vận tốc lọc: khi bắt đầu một chu kỳ lọc, phải giữ tốc độ lọc không đổi trong suốt chu kỳ làm việc của bể. Trong trường hợp cần thiết, muốn thay đổi tốc độ lọc cần phải thay đổi từ từ, không được phép thay đổi đột ngột.

- Ở các bể lọc đều phải được trang bị dụng cụ đo tốc độ lọc và tổn thất áp lực của bể lọc. Dụng cụ này có thể gắn trực tiếp trên bể lọc hoặc lắp trong các tủ điều khiển. Các dụng cụ đo lường đều phải được kiểm tra định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần.

- Quy trình rửa lọc được tiến hành khi tổn thất áp lực trong bể đạt tới giá trị giới hạn hoặc vào thời điểm chất lượng nước lọc xấu đi. Xác định thời điểm rửa lọc bằng các thiết bị đo báo tự động.

- Thường xuyên kiểm tra độ pH của nước và kiểm tra độ chính xác của máy đo tự động.

6.4 MỘT SỐ SỰ CỐ HƯ HỎNG VAØ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của công trình cấp nước trong đó chủ yếu là 1 số nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do người sử dụng không hiểu biết đầy đủ về hệ thống cấp nước và các hạng mục của hệ thống dẫn đến việc khai thác và sử dụng không đúng kỹ thuật.

+ Do không có cán bộ quản lý vận hành (người quản lý) am hiểu về kỹ thuật vận hành hệ thống cấp nước.

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 93

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

+ Do sự xâm phạm vào công trình hệ thống cấp nước bởi những lý do khác nhau như làm đường, làm nương rẫy, đào bới, chia sẻ nguồn nước cho mục đích khác (nuôi cá, trồng trọt,…)

+ Do thiên tai, lũ lụt, cháy rừng,..

- Để khắc phục các hư hỏng có thể chia ra hai giải pháp cơ bản như sau:

+ Giải pháp khắc phục tạm thời: Trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn không có vật tư vật liệu mà yêu cầu cấp nước gấp.

+ Giải pháp lâu dài để hồi phục công trình như cũ: Trong điều kiện cán bộ có đủ năng lực và có đủ vật tư vật liệu.

Tùy thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà áp dụng biện pháp nào cho phù hợp.

6.4.1 Đường ống dẫn không có nước: 1) Phương pháp phát hiện

- Thấy nước đùn lên mặt đất tại chỗ có đường ống đi qua.

- Lượng nước thất thoát nhiều khi so sánh lượng nước cấp vào và lượng nước tiêu thụ.

- Thấy nước phun ra từ đường ống dẫn.

2) Nguyên nhân:

- Bị vở hoặc bị rò rỉ đường ống - Bị tắc đường ống (cặn, khí).

- Nước không đủ độ cao để chảy vào ống thu đầu nguồn do đập bị rò rỉ, nứt nẻ - Công trình đầu nguồn quá ít nước hoặc không có.

- Bồn lọc bị tắc hoặc không hoạt động tốt

3) Biện pháp sữa chữa khắc phục:

a) Biện pháp tạm thời:

- Dùng vật liệu không thấm nước hoặc thấm ít (nilon, bao tải dứa,..) bọc lại tại chỗ bị rò rỉ, bị vỡ rồi lấy dây buột chặt lại.

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 94

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

b) Biện pháp lâu dài:

- Tắt nước đoạn bị rò rỉ, sau đó hàn vá lại những chỗ bị rò rỉ bằng máy hoặc dụng cụ hàn chuyên dụng.

- Cắt chỗ đoạn ống bị vỡ thay thế bằng đoạn ống khác sau đó hàn nối lại.

- Dùng vật liệu như ống nhưa, kim loại bọc chặt chỗ bị rò rỉ sau đó đổ lớp bê tông dầy bao bọc xung quanh chỗ nối đó để đông cứng bê tông nối, cấp nước vào đoạn ống đó (không an toàn).

- Khơi thông, tạo dòng chảy tập trung nước vào đập. - Có biện pháp để dự trữ nước đầu nguồn.

- Rửa lọc

- Vớt, nạo vét các bùn cặn trong bể.

6.4.2 Cát lọc bồn lọc bị tắc:

1) Hiên tượng và phương pháp phát hiện:

- Dùng máy đo hoặc quan sát thấy nước chảy vào bồn lọc nhiều mà nước sau khi lọc thu được ít hơn.

- Thấy nước tràn ở bể lọc mà nước chảy sang bể chứa ít hoặc không có. - Quan sát thấy bề mặt lớp cát lọc có lớp bùn rêu dày, rong rêu mọc nhiều.

2) Nguyên nhân:

- Do quá lâu chưa rửa cát lọc, rong rêu trong bể quá nhiều. - Mưa lũ lớn, nước nhiều bùn đất gây tắc cát lọc.

- Nước nguồn quá đục cũng nhanh chóng gây tắc bể.

3) Biện pháp sửa chữa khắc phục:

- Rửa lọc

- Vớt, nạo vét các bùn cặn trong bể

6.4.3 Bồn lọc hay bể chứa bị nứt nẻ, rò rỉ: 1) Hiên tượng và phương pháp phát hiện:

- Nếu bề mặt bị rò rỉ ở thành thì bằng mắt thường có thể thấy được, nhưng nếu bị nứt nẻ ở đáy có thể phát hiện bằng cách sau:

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 95

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823

- Quan sát thấy nước chảy vào bể nhiều mà nước chảy ra ít hoặc không có. - Quan sát thấy nước chảy ra hoặc đất ẩm xung quanh chân bể

- Cho nước chảy vào bể, đóng van nước ra thấy nước trong bể lọc dần dần rút xuống.

2) Nguyên nhân:

- Lún sụt móng bể gây nứt nẻ. - Nước tràn xói lở móng bể. - Thi công bể chưa đúng kỹ thuật - Thiết kế chưa phù hợp.

3) Biện pháp sửa chữa khắc phục

a) Biện pháp tạm thời:

Dùng đất sét trát lại những chỗ nứt từ phía trong bể. b) Biện pháp lâu dài:

- Tắc nước không cho vào bể sau đó cạo lớp vữa ở những chỗ bị nứt nẻ trát lại bằng vữa xi măng mác cao.

- Dùng nước thủy tinh (có bán ở ngoài các cửa hàng vật liệu) về phun vào những chỗ nứt nẻ và nghi ngờ rò rỉ.

- Dùng sơn chống thấm hoà với xi măng quét vào những nơi bị nứt nẻ và nghi ngờ bị rò rỉ.

6.4.4 Van khoá bị hỏng:

1) Hiện tượng và phương pháp phát hiện:

- Dùng tay vặn van thấy không vặn được.

- Vặn được van nhưng thấy không có tác dụng mở hoặc tắt nước. - Vặn van mãi mà không thấy mở ra hoặc đóng vào hết.

2) Nguyên nhân:

- Gãy van tay.

- Ren tay van bị nhờn (chờn).

GVHD: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG 96

SVTH: NGUYỄN AN HẠ – MSSV: 90300823 3) Biện pháp sửa chữa khắc phục:

 Van không mở được do chờn ren hoặc gay tay van: a) Biện pháp tạm thời:

Dùng Cơlê mở nắp van rút tay và đĩa chắn ra, sau đó vặn nắp van trở lại, dùng

Một phần của tài liệu thiết kế trạm nước cấp tập trung phường thạnh lộc (Trang 94 - 109)