Cô đặc kết tinh

Một phần của tài liệu Sản xuất mì chính bằng phương pháp lên men (Trang 42 - 45)

3. 2.3 Ép lọc

3.2.7 Cô đặc kết tinh

Trong dây chuyền sản xuất nếu yêu cầu sản phẩm hoàn toàn là mì chính tinh thểnên cô đặc kết tinh là một trong mấy khâu kĩthuật phức tạp nhất. Quá trình cô đặc, nếu các chỉ tiêu kĩ thuật không được chấp hành thật nghiêm ngặt thì có thể xảy ra một trong những hiện tượng sau:

- Kết tinh thành tảng trong nồi: mì chính không kết tinh thành tinh thể như ý ta mong muốn mà kết tinh tảng to và cuối cùng toàn bộkết tinh thành một khối lớn nằm chặt trong nồi. Khi đó không còn cách nào khác là cho nước nóng vào hòa tan

43

ra rồi cô đặc lại thành mì chính bột. Một số sẽ bị cháy và kết quảcuối cùng là được mì chính bột màu vàng cháy.

- Mầm tinh thể tiếp vào bị hòa tan hết.

- Kết tinh dày đặc: ngoài mầm tinh thể ta tiếp vào còn xuất hiện dày đặc các tinh thể nhỏ. Kết quả ta được một loại mì chính nửa bột nửa tinh thể lẫn lộn, không đạt yêu cầu.

Về nguyên tắc, diễn biến của quá trình cô đặc kết tinh như sau:

Đầu tiên khi nồng độ dịch còn loãng, các phần tử glutamat natri trong dịch nằm riêng lẻ và xen kẽ giữa các phân tử nước theo kiểu:

NaOOC – CH – (CH2)2 – COO- – H+ |

NH3+ – OH

Quá trình cô đặc phân tửnước tựloại dần do tác dụng của nhiệt chân không và chuyển động hỗn loạn (sôi) khi lượng nước càng giảm đi, mật độ phân tử glutamat natri càng dầy đặc, tỉ lệ va chạm vào nhau càng lớn, kết quả là tạo nên các liên kết đa phân tử theo kiểu:

COONa | NaOOC – CH – (CH2)2 – COO- – NH3+ – CH | | NH3 – COO- (CH2)2 | | (CH2)2 COO- | COONa

Các tập hợp phân tử cứ như vậy lớn mãi lên thành các hạt nhỏ li ti mắt thường cũng có thể thấy được, rồi những hạt đó có hạt lớn lên do liên kết thêm được nhiều phân tử đơn độc, một số hạt thì lại liên kết với nhau thành hạt lớn hơn. Vì các phân tử lúc đầu và sau đó là đa phân tử khả năng liên kết như nhau, lớn bé chỉ là ngẫu

44

nhiên không có một hệ chỉ đạo nào. Thế nhưng vào đúng lúc mà các phân tử nước đã tự loại dần đi đến mức mà các phân tử glutamat natri có thể liên kết được lại với nhau, nếu như trong hỗn hợp lại có sẵn các đại phân tử rồi thì các phân tử đơn độc sẽ có một trong 2 khả năng: một là liên kết xung quanh đại phân tử; hai là liên kết với nhau tạo ra các đại phân tử. Hai khả năng đều xảy ra, khi gặp nước thì cả 2 trường hợp, số phân tử tách ra thành đơn độc khả năng cũng như nhau. Song với đại phân tử có tới hàng vạn thì sự ra đi của một vài phân tử không làm cho nó thay hình đổi dạng hay tan rã được. Nhưng với đa phân tử, số phân tử chỉ mới có hàng chục thì dễ dàng bị tan rã thành các phân tử đơn độc.

Xuất phát nguyên tắc đó mà ta có quy trình kĩ thuật cô đặc kết tinh mì chính trong tinh thể như sau:

- Cô đặc: Cho dịch trung hòa có nồng độ 20 ÷210Be vào nồi cô đặc, cho khoảng 80% tổng lượng dịch, cô ở nhiệt độ700C chân không 600 mmHg, áp suất hơi ≤1 kg/cm2.

- Tiếp mầm tinh thể: khi dịch đã đạt đến nồng độ 31,5 ÷320Be (phải đo chính xác) thì cho cánh khuấy nồi cô đặc hoạt động và dùng áp lực chân không hút mầm tinh thểvào. Mầm là mì chính tinh thể sàng lấy ở mẻ trước loại hạt nhỏ đều, lượng mầm tiếp vào khoảng 7% so với tổng lượng mì chính đưa vào cô.

- Nuôi mầm: sau khi tiếp mầm, sốdịch 20% còn lại pha loãng ≈120Be, gia nhiệt lên 600C rồi bổ sung liên tục vào nồi cô đặc sao cho lượng bổ sung cân bằng với lượng bốc hơi của nồi. Lúc này mầm tinh thể lớn dần nhưng phải chú ý quan sát, nếu thấy xuất hiện các tinh thểnhỏthì phải tiếp nước ngưng tụ đã gia nhiệt 600C vào phá đi rồi lại tiếp tục cô cho đến khi thấy mầm tinh thể đã lớn thành hạt mì chính tinh thể như ý thì ngừng cô và khẩn trương cho xuống ly tâm.

- Ly tâm: Khi ly tâm phải dùng một ít nước ấm, sạch, tia nhẹ vào khối mì chính để hòa tan những hạt kết tinh nhỏ bám ngoài tinh thể, làm cho tinh thể được sáng,

45

bóng. Qua ly tâm ta được mì chính tinh thểvà nước cái. Mì chính tinh thể được đưa đi sấy còn nước cái pha vào cô với mẻ sau.

Một phần của tài liệu Sản xuất mì chính bằng phương pháp lên men (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)