Đếm số số nguyên tố.

Một phần của tài liệu Giáo án tin học 11_full_chương 4 (Trang 34 - 36)

D. TIẾN TRÌNH BAÌI DẠY

b.Đếm số số nguyên tố.

Thuật tóan kiểm tra số N có phải là số nguyên tố hay không:

Kiểm tra các số từ 2 đến [ N ], nếu N chia hết cho 1 trong các số đó thì N không phải là số nguyên tố, ngược lại N là số nguyên tố.

Kiểm tra từ đầu dãy đến cuối dãy, nếu gặp số nguyên tố thì tăng biến đếm lên 1.

Bài 7 (SGK trang 79)

Input: Số nguyên dương N

Output: Số hạng thứ N của dãy số

Var A:array [1..100] of integer;

GV:

- Yêu cầu HS viết chương trình nhập mảng A.

- Chỉnh sửa bài làm của HS.

GV: Số chẵn là số như thế nào?

- Nếu có số lượng số chẵn trong dãy thì tìm số lượng số lẻ được hay không? - Nếu được thì tìm bằng cách nào?

HS: Chia hết cho 2.

- Nếu có số lượng số chẵn trong dãy thì tìm số lượng lẻ bằng cách: n - số lượng số chẵn.

GV: Sử dụng câu lệnh nào để viết?

- Yêu cầu HS hoàn thành chương trình của câu a.

- Nhận xét, chỉnh sửa bài làm của HS.

GV: Nêu thuật toán kiểm tra 1 số có phải là số nguyên tố hay không?

- Yêu cầu HS viết chương trình dựa theo thuật toán.

HS: Trình bày lên bảng.

GV: Sử dụng câu lệnh nào? - Yêu cầu HS hoàn thành đoạn chương trình câu b.

- Nhận xét, đánh giá:

- Gợi ý để HS kết hợp hai đoạn chương trình thành một chương trình hoàn chỉnh cho cả bài.

HS: - Trả lời câu hỏi. - Trình bày lên bảng.

Fibonaci. Dùng vòng lặp For để tính giá trị số Fibonaci: F1:=1; F2:=1; For i:= 3 to N do Begin F:= F1 + F2; F1:= F2; F2:= F; End;

Nếu khai báo F là kiểu word thì chương trình tính được với N = 24 vì với số N = 25 sẽ vượt quá phạm vi của kiểu word.

Bài 8 (SGK trang 79)

Đọc chương trình, tìm hiểu chương trình thực hiện công việc gì.

Trả lời

Chương trình thực hiện việc hóan đổi vị trí dòng thứ i với dòng thứ N- i+1, nghĩa là hoán đổi vị trí dòng đầu tiên với dòng cuối cùng của mảng 2 chiều, dòng thứ 2 từ trên xuống với dòng thứ 2 từ dưới lên... Việc hoán đổi vị trí dòng thứ i với dòng đối xứng của nó được thực hiện khi i nhận giá trị từ 1 đến N làm cho mỗi dòng được hoán đổi vị trí hai lần, vì vậy cuối cùng mảng A không thay đổi so với ban đầu.

GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định input và output. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thế nào là số Fibonaci? - Yêu cầu HS liệt kê 6 số hạng đầu của dãy Fiponaci. Xác định input và output.

HS: Trả lời câu hỏi.

- Liệt kê: 0, 1, 1, 2, 3, 5.

GV: Đoạn chương trình nhập từ bàn phím số nguyên dương như thế nào?

HS:Viết chương trình lên bảng

GV: Số hạng tổng quát thứ n như thế nào?

HS: Fn = Fn-1 + Fn-2

GV: Gợi ý: Để viết chương trình này ta cần bao nhiêu biến phụ?

HS: Dùng 2 biến phụ (F1, F2) - Suy nghĩ, trả lờ.

GV: sử dụng câu lệnh nào trong bài này?

- Yêu cầu HS viết chương trình tìm số hạng thứ n.

- Gọi 1 HS hoàn chỉnh lại chương trình.

- Nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá bài làm.

HS: Lên bảng trình bày.

GV: Cho HS nghiên cứu chương trình trong SGK (có thể cho HS thử chạy CT ở nhà) để tìm hiểu nội dung chương trình.

HS: Đọc SGK, tìm hiểu nội dung chương trình. GV: Trong CT sử dụng kiểu dữ liệu gì? HS: Kiểu mảng 2 chiều. GV: Trong CT sử dụng câu lệnh hoán đổi vị trí cho các dòng với i chạy từ 1 đến N, theo em kết quả gì sẽ xảy ra?

HS: Dòng thứ i sẽ được đổi chỗ cho dòng thứ N - i+1 hai lần.

Bài 11 (SGK trang 80)

Sửa chương trình Xep_Loai ở bài 13 để chỉ in ra những học sinh xếp loại A.

Câu lệnh in:

Writeln(‘Danh sach hoc sinh xep loai A: ‘); For i:=1 to N do

If Lop[i].xeploai = ‘A’ then Writeln(Lop[i].HoTen);

GV: Khi đó mảng A sẽ không thay đổi gì so với ban đầu do mỗi dòng được đổi chỗ hai lần nên lại về vị trí cũ.

GV: Yêu cầu HS đọc bài 11, xác định công việc cần thực hiện.

HS: Xác định bài toán.

GV: Mở lại chương trình Xep_Loai ở bài13 nghiên cứu cách thực hiện.

GV: Để in ra HS xếp loại A em cần thực hiện công việc gì?

HS: Kiểm tra xem xếp loại của HS nào là A thì in họ tên HS đó ra màn hình.

4. Củng cố

- Nắm vững kiến thức kiểu dữ liệu có cấu trúc. - Các cách khai báo kiểu dữ liệu có cấu trúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các phép toán tác động lên từng kiểu dữ liệu có cấu trúc. - Các thuật toán cơ bản.

5. Dặn dò

- Về nhà các em làm các bài tập còn lại. - Hôm sau kiểm tra 1 tiết.

Một phần của tài liệu Giáo án tin học 11_full_chương 4 (Trang 34 - 36)