CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH

Một phần của tài liệu khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe nâng hàng fg70-7 (Trang 64 - 73)

5. GIẢN ĐỒ PHANH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ

6.1.CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH

Công tác chẩn đoán những hư hỏng của hệ thống phanh là rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn trong khi vận hành. Dưới đây là các dấu hiệu hư hỏng của hệ thống phanh, nguyên nhân gây ra và cách khắc phục hư hỏng.

Bảng 6.1. Các hiện tượng hư hỏng của hệ thống phanh xe nâng hàng FG70-7

Hiện tượng Nguyên nhân gây ra Cách khắc phục

1. Phanh kém hiệu quả

+ Có rò rỉ dầu trong hệ thống thủy lực

+ Không khí lọt vào dẫn động.

+ Khắc phục rò rỉ và châm lại dầu vào bình bù.

+ Tiến hành xả khí ra khỏi hệ thống.

+ Nước hay dầu dính vào má phanh. + Má phanh bị biến cứng bề mặt ma sát.

+ Má phanh bị mòn nhiều.

+ Đường ống dẫn dầu bị nghẹt do có cặn bẩn trong dầu phanh.

+ Tụt ống nối chân không với bầu trợ lực phanh.

+ Bơm chân không bị hỏng làm mất khả năng trợ lực phanh nên dẫn đến hiệu quả phanh thấp do người lái không đáp ứng đủ lực đạp phanh. + Các lọc không khí bị bẩn làm cản trở sự thông qua.

+ Làm sạch hay thay thế nó. + Mài lớp biến cứng hay thay thế.

+ Thay thế.

+ Làm thông lại đường ống.

+ Kiểm tra, lắp lại ống nối hoặc thay ống nối mới. + Kiểm tra, sửa chữa lại bơm hay thay bơm mới.

+ Thổi sạch lọc, kiểm tra có thể dùng được không.

2. Phanh ăn không đều.

+ Sự điều chỉnh không thích hợp của hệ thống phanh như khe hở má phanh với tang trống không đúng. + Má phanh dính nước hoặc dầu.

+ Đất và cát lọt trống phanh do tấm chắn bụi bị hỏng

+ Má phanh bị biến cứng bề mặt làm việc.

+ Má phanh không đảm bảo chất lượng.

+ Trống phanh mòn không đều hay bị nứt.

+ Điều chỉnh lại các khe hở má phanh và trống phanh.

+ Lau rửa và làm khô má phanh.

+ Làm sạch đất, cát và sửa chữa lại tấm chắn.

+ Mài lớp biến cứng hoặc thay thế nếu má phanh đã quá mỏng.

+ Thay thế lại loại má phanh đúng chất lượng. + Sửa chữa hay kiểm tra thay thế.

+ Guốc phanh bị lệch do bộ phận chống lật guốc phanh bị hỏng hoặc mòn.

+ Các bulông bắt mâm phanh bị lỏng hoặc bị gãy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mâm phanh bị biến dạng làm các guốc phanh bắt trên nó bị lệch vị trí. + Sự điều chỉnh các vòng bi lắp bánh xe không đúng.

+ Có cặn bẩn trong hệ thống thủy lực của dẫn động phanh.

+ Điều chính lại hoặc thay bộ chống lật guốc phanh.

+ Siết lại các bulông và thay các bulông gãy.

+ Thay thế lại mâm phanh mới.

+ Lắp lại và điều chỉnh lại vòng bi cho đúng. + Làm sạch cặn bẩn trong dẫn động bằng khí nén. 3. Phanh bị bó cứng + Không có hành trình tự do của bàn đạp phanh + Guốc phanh bị lệch

+ Lò xo hồi vị bị mỏi hoặc bị gãy + Piston xi lanh chính không hồi vị lại vị trí ban đầu do piston bị kẹt. + Bánh xe hay vòng bi lắp bánh xe đặt không đúng vị trí.

+ Điều chỉnh hành trình tự do đúng tiêu chuẩn

+ Kiểm tra và điều chỉnh lại + Thay mới lò xo.

+ Kiểm tra, rà lại khe hở giữa piston và xilanh.

+ Lắp ráp điều chỉnh lại cho đúng vị trí thiết kế. 4. Khi phanh phát ra tiếng kêu rin rít + Phanh bị bó cứng.

+ Piston hồi về không hết làm phanh nhả không hết làm má phanh bị cò vào trống phanh gây ra tiếng ồn. + Má phanh bị gãy khiến nó bị kéo theo chuyển động trong trống phanh

+ Khắc phục sự bó cứng phanh.

+ Kiểm tra, rà lại khe hở piston và xi lanh hay thay thế lò xo hồi vị piston. + Thay má phanh bị gãy.

gây tiếng kêu 5. Khi phanh phát ra tiếng kêu lớn + Má phanh bị cháy. + Má phanh quá mòn.

+ Má phanh không đóng chặt vào guốc phanh.

+ Guốc phanh trượt ở các điểm tựa gay ra tiếng kêu khi phanh (do chỗ tựa ở guốc quá mòn).

+ Chất lạ dính chặt vào bề mặt trống phanh.

+ Bề mặt làm việc trống phanh bị nứt hay mòn không đều.

+ Guốc phanh bị cong méo hay lắp bị lệch vị trí.

+ Bulông lắp mâm phanh bị lỏng.

+ Các chỗ tiếp xúc giữa guốc phanh và mâm phanh mòn nhiều khi phanh sẽ trượt và đập vào nhau gây ra tiêng kêu.

+ Má phanh ép vào trống phanh không chính xác + Lò xo và bộ phận chống lật guốc phanh lắp sai. + Bề mặt trống phanh bị xước + Thay thế mới. + Thay thế mới. + Tán lại cho chặt má phanh vào guốc phanh. + Thay guốc phanh mới.

+ Đánh sạch chất dính ở bề mặt trống phanh.

+ Phục hồi hoặc thay mới trống phanh.

+ Phục hồi biến dạng nếu là biến dạng nhỏ hay thay thế. Lắp đặt lại nếu guốc bị lệch. + Siết chặt lại các bulông bị lỏng đúng lực.

+ Sửa chữa lại các chỗ bị mòn trên mâm phanh và thay guốc phanh đã quá mòn.

+ Chỉnh lại guốc phanh.

+ Lắp đặt lại cho đúng vị trí thiết kế.

+ Mài lại hết xước bề mặt hoặc thay thế nếu trống phanh đã quá mòn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trống phanh mòn lệch tâm hay bị biến dạng lớn

+ Thay mới trống phanh.

6. Hành trình bàn đạp phanh quá lớn

+ Điều chỉnh hệ thống phanh không đúng do các khe hở trên hệ thống quá lớn.

+ Không khí lọt vào dẫn động phanh.

+ Có sự rò rỉ trên dẫn động, hay thiếu dầu trong bình dầu bù.

+ Má phanh quá mòn làm tăng khe hở giữa má phanh và trống phanh + Guốc phanh bị lỗi chế tạo hay sự hồi vị không đúng.

+ Điều chỉnh lại các khe hở ở cơ cấu phanh và khe hở cần đẩy với bộ trợ lực thích hợp.

+ Tiến hành xả hết khí ra khỏi dẫn động

+ Kiểm tra khắc phục rò rỉ và châm thêm dầu vào bình bù dầu.

+ Thay má phanh mới.

+ Thay thế hay chỉnh lại, hoặc thay lò xo hồi vị. 7. Bàn đạp

phanh bị nặng

+ Cần đẩy bị lệch hướng do bộ trợ lực lắp không chính xác.

+ Độ chân không trong bình không đủ.

+ Các lọc khí bị bẩn gây cản trở sự thông khí vào bộ trợ lực.

+ Kiểm tra lắp đặt lại bộ trợ lực chính xác.

+ Kiểm tra bơm chân không còn làm việc hiệu quả không hay các chỗ nối và ống nối có bị rò không. + Thổi sạch lọc khí bằng khí nén hay thay nếu đã bị hỏng.

8. Còi báo động kêu

+ Thiếu chân không và không khí nạp vào đường ống

liên tục + Hỏng bơm chân không + Hỏng công tắc chân không + Hỏng bơm thuỷ lực

+ Kiểm tra hoặc thay thế + Kiểm tra hoặc thay thế + Kiểm tra hoặc thay thế 6.2. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP

Kiểm tra mức dầu trong bình bù nếu thiếu thì châm thêm cho đủ mức qui định, làm sạch các đường ống của dẫn động phanh bằng khí nén. Nếu có má phanh bị dính nước thì làm khô má phanh bằng cách thổi khí nén hoặc rà phanh để sấy nóng má phanh. Má phanh dính dầu thì phải rửa sạch bằng xăng hoặc dầu hỏa, tránh dùng madút hoặc xút để rửa.

Khe hở giữa má phanh và trống phanh điều chỉnh theo yêu cầu đầu trên má phanh trước và sau là (0,4 ÷ 0,6) [mm]. Để điều chỉnh khe hở giữa trống phanh và má phanh bằng cách dùng tua vít xoay vòng hoa trên chốt điều chỉnh khe hở để tăng hoặc giảm khe hở trống phanh và má phanh theo đúng tiêu chuẩn của xe. Trên cơ cấu phanh chính có bộ phận điều chỉnh tự động bằng cơ khí nên chỉ điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh khi bảo dưỡng còn trong quá trình vận hành thì không cần điều chỉnh cho đến khi thay thế má phanh.

- Sửa chữa trống phanh:

Sửa chữa hoặc thay thế trống phanh nếu chúng bị méo, nứt, xước, không đều, chai thoái hoá. Nếu trống phanh bị các vết xước nhẹ thì có thể dùng vải với bột mài mịn để tẩy sạch, sau đó lau sạch phần bột màu còn sót lại trên trống. Nếu trống phanh bị các vết xước sâu hoặc mấp mô thì phải dùng máy tiện trống phanh để sửa chữa. Sau khi phục hồi, đường kính của các trống phanh bên phải và bên trái trên cùng một cầu truyền động không được lệch nhau quá 0,24 [mm], đây là đường giới hạn cho phép của trống phanh. Nếu trống phanh được gia công phục hồi có đường kính lớn hơn thì hãy loại bỏ trống phanh chứ không phục hồi vì trống phanh quá mỏng, sử dụng sẽ không an toàn.

Xi lanh chính và xi lanh bánh xe thường có những hư hỏng như: Bề mặt xi lanh bị cào xước, xi lanh bị côn, méo, các lò xo hồi vị bị gẫy, mất đàn hồi, các vòng làm kín bị nở, các đai ốc nối các ống dẫn dầu bị hư ren.

Ðối với những hư hỏng trên thì phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới chứ không thể điều chỉnh được. Các vòng làm kín, lò xo hồi vị nếu kiểm tra không đạt yêu cầu thì nên thay mới. Các piston, xi lanh bị côn hoặc méo thì phải tiến hành gia công trở lại.

Ðối với bầu trợ lực cần phải kiểm tra piston màng, nếu có hiện tượng rạng rách thì phải thay thế để đảm bảo hiệu quả phanh.

6.3. KIỂM TRA TỔNG HỢP HỆ THỐNG PHANH XE NÂNG FG70-7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.3.1. Kiểm tra sơ bộ hệ thống phanh trước khi vận hành

+ Kiểm tra các cần đẩy chuyển động có dễ dàng không, có bị cọ quẹt không. + Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh có đúng tiêu chuẩn của xe chưa. Xe nâng FG70-7 có hành trình tự do bàn đạp phanh là từ (2 ÷ 6) [mm].

+ Kiểm tra các chốt hãm, chốt chẻ...có bị gãy, rơi ra khỏi chỗ lắp ghép không. + Kiểm tra các đường ống dẫn dầu và các chỗ nối có dầu rò rỉ không.

+ Ðạp bàn đạp phanh hết hành trình, giữ nguyên bàn đạp xem áp xuất dầu ở đồng hồ có giảm không, nếu có tức là hệ thống có chỗ hở, cần phát hiện và sửa chữa kịp thời.

+ Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống phanh, và thấy các yêu cầu kỹ thuật đã bảo đảm, thì mới tiến hành kiểm tra hệ thống phanh bằng cách cho xe chạy.

6.3.2. Kiểm tra các điều kiện an toàn khi xe vận hành thử

- Kiểm tra hệ thống phanh chính

Trước khi cho xe chạy chính thức trên mặt đường để điều chỉnh và thử hệ thống phanh, cần cho xe chạy chậm ở tốc độ 15 [km] đạp phanh, bỏ hờ vô lăng lái xem hệ thống phanh có hiệu quả không, và mức độ đồng đều lực phanh giữa hai bánh xe trên một trục bánh xe. Sau khi hai yêu cầu trên đã đảm bảo rồi tiến hành thử xe trên đường.

Cho xe chạy một quãng dài khoảng (15 ÷ 20) [km] không sử dụng phanh rồi từ từ dừng lại. Xuống sờ các trống phanh, nếu thấy nóng tức là phanh bị bó, cần điều chỉnh lại khe hở giữa má phanh và trống phanh.

Cho xe nâng chạy không nâng hàng hóa với tốc độ 20 [km/h] rồi tiến hành phanh xe cho đến khi dừng hẳn, đo quãng đường phanh nếu nhỏ hơn 5 [m] là đạt yêu cầu. Còn đối với trường hợp xe có nâng hàng cho chạy với tốc độ 10 [km/h] và đạp phanh cho đến khi dừng hẳn và đo quãng đường phanh nếu nhỏ hơn 2,5 [m] là đạt yêu cầu.

- Kiểm tra hệ thống phanh dừng + Kiểm tra trên đường phẳng:

Cho xe chạy với tốc độ 15 [km/h], kéo nhanh đều phanh tay. Quãng đường phanh không được lớn hơn 6 [m], gia tốc không nhỏ hơn 2 [m/s2], xe không bị lệch khỏi quỹ đạo thẳng.

+ Kiểm tra trên dốc:

Chọn mặt đường dốc tốt có độ dốc 200, cho xe dừng trên dốc bằng phanh chân, chuyển về số trung gian, kéo phanh tay, từ từ nhả phanh chân, xe không bị trôi xuống dốc thì được.

7. KẾT LUẬN

Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Đông và các thầy cô trong bộ môn Ô tô và Máy công trình, em đã hoàn thành đồ án với đề tài: “Khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe nâng hàng FG70-7”.

Với đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống phanh, các nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống. Phần một đồ án giới thiệu tổng quan và các thông số trên xe nâng hàng FG70-7. Phần hai của đồ án khát quát về các hệ thống chính trên xe nâng hàng FG70-7. Phần ba là phần trung tâm của đồ án trình bày hệ thống phanh trên xe nâng hàng FG70-7, đi sâu tìm hiểu phần hệ thống phanh bao gồm: Cơ cấu phanh loại trống guốc, dẫn động phanh thủy lực trợ lực chân không, xi lanh chính, xi lanh bánh xe, bộ trợ lực chân không. Đặc biệt, phần bốn và năm thực hiên việc tính kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe nâng hàng FG70-7 cũng như việc tìm hiểu các hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh được trình bày ở phần sáu.

học tập tại trường, tài liệu tham khảo còn thiếu và chưa cập nhật đầy đủ các tài liệu về xe nên không tránh khỏi những thiếu sót kính mong các thầy cô chỉ dẫn thêm.

Thông qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về các hệ thống trên xe và đặc biệt là hệ thống phanh, và từ đó em đã rút ra nhiều hiểu biết bổ ích để phục vụ cho công việc sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Hữu Cẩn – Dư Quốc Thịnh – Nguyễn Văn Tài – Phạm Minh Thái – Lê Thị Vàng (1998). “Lý thuyết ô tô, máy kéo”. NXB khoa học kỹ thuật – Hà Nội. [2]. Nguyễn Hoàng Việt (1998). “Kết cấu và tính toán ô tô”. Tài liệu lưu hành nội bộ của Khoa Cơ Khí Giao Thông – Đại học Đà Nẵng.

[3]. Nguyễn Hữu Cẩn – Phạm Đình Kiên (1985). “Thiết kế và tính toán ô tô, máy

kéo”. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.

[4]. KUMATSU FORKLIFT “Shop manual, FG50/60/70-7; FD50/60/70/80-8”

[5]. Lê Văn Tụy. “Hướng dẫn tính toán thiết kế kiểm nghiệm hệ thống phanh ô tô”. Tài liệu lưu hành nội bộ của Khoa Cơ Khí Giao Thông – Đại học Đà Nẵng. [6]. Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành. “Chẩn đoán trạng thái kỹ

thuật ô tô”. Tài liệu lưu hành nội bộ của Khoa Cơ Khí Giao Thông – Đại học Đà

Một phần của tài liệu khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe nâng hàng fg70-7 (Trang 64 - 73)