Bộ trợ lực chân không

Một phần của tài liệu khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe nâng hàng fg70-7 (Trang 31 - 34)

3. KHẢO SÁT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE NÂNG HÀNG FG70-7

3.4.1.Bộ trợ lực chân không

Hệ thống phanh xe nâng hàng FG70-7 là hệ thống phanh thủy lực, nên có nhược điểm là lực bàn đạp phanh lớn nên dễ gây mệt nhọc cho người lái. Do vậy, trên xe người ta bố trí thêm bộ trợ lực chân không, giúp cho việc điều khiển phanh được nhẹ nhàng và hiệu quả.

Hình 3.5. Kết cấu bộ trợ lực chân không trên xe nâng hàng FG70-7 1. Lò xo; 2. Màng ngăn; 3. Piston tỉ lệ; 4. Van chân không; 5. Bu lông; 6. Van không khí; 7. Cần đẩy; 8. Lọc khí; 9. Khóa; 10. Đĩa phản ứng; 11. Thân van;

12. Đầu nối ống; 13. Cần piston; 14. Piston xi lanh chính; 15. Xi lanh chính; 16. Cảm biến; 17. Van một chiều; 18. Bình dầu bù; 19. Nắp đậy.

Nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực:

- Khi chưa đạp phanh: Người lái chưa tác dụng lên bàn đạp sẽ không có lực tác dụng lên cần trợ lực nên chưa có lực tác dụng lên cần piston xi lanh chính. Do đó, áp suất dầu trong xi lanh phanh vẫn không tăng và quá trình phanh chưa xảy ra. Áp suất chân không được bơm chân không tạo ra tích trong bình chứa chân không, do van chân không (4) mở cho thông giữa hai khoang nên cả hai khoang (A) và (B) của bộ trợ lực đều là áp suất chân không và van không khí (6) đóng kín. Giữa hai khoang không có sự chênh lệch áp suất nên bộ trợ lực không làm việc.

Hình 3.6. Vị trí các van trợ lực khi bộ trợ lực chưa làm việc 1. Màng ngăn; 2. Bulông; 3. Piston tỷ lệ; 4. Van chân không;

5. Van không khí; 6. Lọc khí; 7. Cần đẩy. - Khi người lái đạp bàn đạp phanh:

Khi người lái đạp phanh cần piston dịch chuyển làm cho van không khí (5) mở đồng thời van chân không (4) đóng lại nên khoang (A) của bộ trợ lực là áp suất khí trời còn khoang (B) là áp suất chân không cung cấp từ bình chứa chân không. Vì vậy đã có sự chênh áp giữa hai khoang, áp suất chân không ở khoang (B) sẽ tác dụng vào diện tích màng (1) tạo ra lực kéo làm di chuyển cụm thân van thông qua cần đẩy ép piston trong xi lanh phanh làm tăng áp suất dầu trong dẫn động phanh như vậy bộ trợ lực đã hỗ trợ một lực để ép piston dịch chuyển ép má phanh vào tang trống thực hiên quá trình phanh.

Hình 3.7. Vị trí các van trợ lực khi bộ trợ lực làm việc.

- Khi người lái nhả bàn đạp phanh: Người lái nhả bàn đạp phanh, thì bàn đạp và cần piston trợ lực ở trạng thái ban đầu nhờ lực hồi vị của lò xo. Lúc đó, van không khí (5) đóng lại, van chân không (4) mở ra, do vậy áp suất trong hai khoang

(A), (B) của bộ trợ lực cùng là áp suất chân không, bộ trợ lực ngừng làm việc do không có sự chênh lệch áp suất giữa hai khoang (A) và (B).

Một phần của tài liệu khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe nâng hàng fg70-7 (Trang 31 - 34)