Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng phòng ban

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn việt úc (Trang 28 - 39)

- Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sả n: Khi người lao động ốm đau phải nằm

4.2.Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng phòng ban

4. Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty.

4.2.Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng phòng ban

Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Việt Úc tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc và các phòng ban. Giữa các phòng, ban, PX của Công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty. Các thành viên trong bộ máy quản lý đều là những cán bộ có trình độ được đào tạo qua các trường đại học, chuyên môn nghiệp vụ tốt. Còn lao động trực tiếp sản xuất đều được đào tạo qua các trường dạy nghề, trung cấp,.. có tay nghề, làm việc có trách nhiệm vì vậy kế hoạch sản xuất của Công ty luôn được hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo kĩ thuật.

Ban giám đốc là người đứng đầu công ty, phụ trách chung toàn bộ hoạt động SXKD, công tác tài chính kế toán, công tác xây dựng kế hoạch phát triển công ty, công tác xây dựng cơ bản.

-Xem xét, bổ nhiệm bãi nhiệm từ cấp trưởng phòng và các tổ trưởng trở xuống của công ty

- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị và điều hành hoạt động của công ty, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất tốt, năng lực cao để đảm bảo hoạt động của công ty một cách có hiệu quả và phát triển về lâu dài, ban hành quy chế lao động tiền lương, tiền thưởng... tuyển dụng, sa thải theo đúng những quy định hiện hành của bộ luật lao động.

- Lập kế hoạch kinh doanh, đầu tư và các chỉ tiêu hàng tháng, quý, năm. - Nghiên cứu các phương án, biện pháp giải quyết các trường hợp phát sinh trong quản lý và điều hành công ty.

- Ban hành các biểu mẫu báo cáo, các định mức định biên về lao động kỹ thuật, doanh thu, chi phí.

- Giám đốc là người đại diện cho công ty trong việc kí kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, ngoài ra giám đốc công ty còn có quyền quyết định và điều hành công ty theo đúng chính sách của Nhà Nước là người có quyết định về đối nội, đối ngoại chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước và người lao động về hiệu quả hoạt động của công ty.

Công ty có hai phó giám đốc:

- Một phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc phụ trách một phần hành chính quản trị do giám đốc phân công.

- Một phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc phụ trách đoàn thể, quản lý giám sát hoạt động sản xuất của phân xuởng sản xuất gạch, quản lý điều hành đội xe.

•Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc với chức năng là tổ chức hành chính quản trị, bố trí sắp xếp lao động, duy trì chính sách, chế độ và bảo vệ nội vụ trật tự công ty.

- Quy định chức năng của phòng tổ chức hành chính.

+ Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý, sắp xếp và sử dụng có hiệu quả toàn bộ đôi ngũ CB-CNV thuộc phạm vi đã được phân cấp quản lý.

+ Nghiên cứu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty để đề đạt quy mô tổ chức sản xuất, tổ chức lao động phù hợp, quản lý chặt chẽ, bảo đảm không ngừng tăng năng xuất lao động trong Công ty.

+ Tổ chức thực hiện tốt chế độ chính sách đã được Nhà nước qui định, đối với người lao động. Phối hợp với tổ chức quần chúng của Đảng (công đoàn, đoàn thanh niên), tổ chức các phong trào thi đua trong công nhân viên chức, sơ tổng kết khen thưởng kịp thời nhằm động viên hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho Công ty.

+Tổ chức giáo dục CB-CNV nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ sản xuất , bảo vệ tài sản và trật tự cơ quan

- Nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính:

+ Giúp Giám đốc nắm vững tình hình từng CBCNV trong Công ty. Nắm vững trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, năng lực, sở trường, nguyện vọng, sức khoẻ, lịch sử gia đình bản thân của từng CBCNV để có kế hoạch bồi dưỡng đúng năng lực, nhằm phát huy khả năng trình độ, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Căn cứ vào tình hình sản xuất của Công ty, nghiên cứu xây dựng chức trách, nhiệm vụ, đề xuất, thành lập hoặc giảm nhẹ tổ chức sản xuất cho phù hợp yêu cầu thực tế của Công ty.

+ Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của Công ty lập kế hoạch lao động - tiền lương và quy chế sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, kế hoạch cải

thiện chế độ, điều kiện làm việc, bảo hiểm lao động, kế hoạch BHYT và có những biện pháp thực hiện những kế hoạch đó có hiệu quả tốt nhất.

+ Tham mưu đề xuất điều động, điều phối CB-CNV trong nội bộ sao cho sử dụng hiệu quả nguồn lao động nội bộ hiện có và kiến nghị cấp trên điều động.

+ Quản lý chặt chẽ, chính xác hồ sơ lý lịch CB-CNV thuộc quyền phân cấp quản lý của Công ty.

+ Lập kế hoạch thường xuyên đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật hàng năm đúng chính sách, chế độ.

+ Nghiên cứu thực hiện đúng đắn đường lối chính sách cán bộ của Đảng trong việc bổ nhiệm sử dụng cán bộ theo phân cấp quản lý.

+ Tổ chức điều tra, kiểm tra các vụ tai nạn lao động, kết hợp với công đoàn các sở cơ quan địa phương và cơ quan nhà nước có liên quan giải quyết . + Nghiên cứu sử dụng lao động thật hợp lý và khoa học, tổ chức thực hiện tốt kỷ luật lao động, phối hợp với các phòng ban chuyên môn, xây dựng các chỉ tiêu định mức lao động, hình thức trả lương sản phẩm hợp lý nhằm khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao năng suất lao động góp phần giảm, hạ giá thành sản phẩm.

+ Quản lý và giám sát chặt chẽ chế độ trả lương chế độ tiền thưởng đúng chính sách đúng chế độ và đúng quy chế trả lương đã được Công ty xây dựng. + Thực hiện đúng chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất đến lãnh đạo Công ty và cấp trên đúng thời gian quy định và phân cấp báo cáo (tháng, năm).

+ Theo dõi, phân tích hồ sơ các vụ việc vi phạm kỷ luật trình giám đốc triệu tập hội đồng xử lý, giáo dục kịp thời.

+ Theo dõi thống kê tình hình sử dụng, quản lý thời gian lao động, tiền lương và năng xuất lao động và có phương án đề xuất quản lý lao động có

hiệu quả hơn

+ Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng nhắc nhở ý thức bảo mật phòng gian, an ninh trật tự trong nội bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Soạn thảo văn bản theo nhiệm vụ được giao, trình ký văn bản, đóng dấu, in ấn và phát hành đúng theo địa chỉ nơi nhận.

+ Tiếp nhận công văn, tài liệu đến và trình lãnh đạo xem xét để có sự chỉ đạo giải quyết kịp thời.

+ Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại để giải quyết công việc khi được Công ty uỷ quyền.

+ Trang cấp, quản lý, điều chuyển thiết bị văn phòng, công cụ dụng cụ làm việc cho lãnh đạo công ty và các phòng theo yêu cầu đòi hỏi của công việc.

+ Tổ chức công tác bảo vệ, công tác vệ sinh, giữ gìn an ninh trật tự nơi làm việc, quản lý giờ giấc làm việc của CBCNV văn phòng.

+ Cấp giấy đi đường, giấy giới thiệu cho lãnh đạo và cán bộ đi công tác. Bố trí và điều động xe con phục vụ lãnh đạo theo yêu cầu.

+ Quan hệ với chính quyền sở tại đê giải quyết các thủ tục hành chính cho CBCNV đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

+ Phối hợp với công đoàn xây dựng các tiêu chuẩn thi đua khen thưởng và tham mưu cho lãnh đạo xét duyệt, đề nghị các mức mức khen thưởng khi CBCNV có thành tích trong lao động sản xuất.

- Quyền hạn của Phòng tổ chức hành chính.

+ Được quyền kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý lao động, chấp hành kỷ luật lao động, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và quy chế quản lý các mặt của Công ty đối với người lao động trong các đơn vị sản xuất, công tác của Công ty.

hoàn thành nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất sau khi đã xin ý kiến của Giám đốc.

+ Được quyền tổ chức phối hợp các phòng ban liên quan, kiểm tra đình chỉ những máy móc, thiết bị công cụ những bộ phận và cá nhân không chấp hành quy tắc và đảm bảo an toàn lao động xét thấy có thể gây ra tai nạn nguy hiểm đến tính mạng công nhân, tài sản nhà nước (việc đình chỉ có thể báo cáo Giám đốc trước hoặc sau khi quyết định).

+ Được quyền triệu tập các cuộc họp bàn, chuyên đề về công tác nhân sự, tiền lương, phổ biến chính sách chế độ đổi mới của người lao động.

+ Được quyền từ chối cung cấp chứng từ, hồ sơ, số liệu cho tổ chức hoặc cá nhân khi xét thấy không có lợi của người lao động, hoặc không thuộc chức năng của họ khi chưa có ý kiến của Giám đốc Công ty.

+ Được ký sao lục các văn bản chế độ chính sách của người lao động và cấp trên đối với công tác nhân sự tiền lương (Giám đốc uỷ quyền )

+ Được quyền yêu cầu các phòng ban, đơn vị, bộ phận trực thuộc cung cấp số liệu, chứng từ đầy đủ kịp thời phục vụ cho xây dựng kế hoạch yêu cầu về quản lý và báo cáo có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng khi cần, không cần chờ ý kiến của lãnh đạo Công ty.

•Phòng kế toán tài chính

- Chức năng của phòng kế toán tài chính.

Quản lý toàn bộ mọi hoạt động SXKD của đơn vị thông qua đồng tiền và thực hiện nhiệm vụ kiểm soát viên tài chính Nhà nước tại công ty.

Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tất cả các bộ phận liên quan dến SXKD của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý đặc biệt là chứng từ, hoá đơn ghi chép ban đầu, yêu cầu chặt chẽ chính xác của công tác quản lý tài chính kinh tế tại doanh nghiệp.

+ Tham mưu cho Giám đốc trong công tác hạch toán tài chính về kết quả hoạt động SXKD (hạch toán kế toán), những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SXKD, thông qua đó giúp Giám đốc đề ra những biện pháp quản lý điều hành đạt kết quả tốt hơn.

+ Phục vụ đầy đủ kịp thời các yêu cầu SXKD trên cơ sở chế độ nguyên tắc tài chính do nhà nước quy định, tất cả mọi phát sinh ngoài chế độ nguyên tắc quản lý tài chính Nhà nước đã ban hành đều phải xin ý kiến của cơ quan cấp trên.

+ Phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời, liên tục có hệ thống toàn bộ mọi hoạt động SXKD của công ty cho Giám đốc và cơ quan quản lý nhà nước.

+ Chuẩn bị kịp thời các kế hoạch tài chính (các nguồn vốn) cho yêu cầu sản xuất thường xuyên và các nguồn vốn phát sinh khi cần (các dự án đầu tư).

+Theo dõi thanh toán theo tiến độ các hợp đồng kinh tế đã ký kết (từng hợp đồng cụ thể).

+ Mở sổ sách theo dõi từ đầu cho đến khi kết thúc hợp đồng kinh tế, các dự án .

+ Phân công cán bộ chuyên trách nghiệp vụ cụ thể thường xuyên (về nghiệp vụ cũng như các hạng mục công trình hay các dự án đầu tư) của công ty.

+ Tổ chức công tác kế toán giúp thủ trưởng đơn vị quản lý kinh tế tài chính và làm nhiệm vụ giám sát viên của Nhà nước tại đơn vị doanh nghiệp .

+ Phản ánh các nghiệp vụ tài chính, tín dụng và kế toán.

+ Tổ chức tính toán, trích chuyển các khoản nộp ngân sách (thuế, khấu hao, lợi nhuận...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phản ánh kịp thời chế độ kiểm kê đánh giá tài sản đơn vị hàng năm đề ra biện pháp và thủ tục xử lý kịp thời tài sản mất mát, hư hỏng, các vụ tham ô và các trường hợp lạm dụng tài sản của đơn vị đồng thời yêu cầu Giám đốc

công ty có biện pháp giải quyết thu hồi, bồi thường.

+ Tổ chức lưu trữ bảo quản tài liệu kế toán, giữ bí mật số liệu kế toán theo chế độ nhà nước.

+ Chỉ đạo thực hiện các công việc về lĩnh vực kế toán, thống kê theo quy định quy chế tài chính đảm bảo tính chính xác, kịp thời trung thực.

+ Thực hiện quản lý chế độ chính sách tài chính của công ty và chế độ chính sách với người lao động trong công ty theo quy định hiện hành.

+ Tổng hợp số liệu trên báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm của công ty theo quy định công ty và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của bộ tài chính.

+ Chuẩn bị kế hoạch tổng hợp về tài chính phù hợp với hoạt động của Công ty.

+ Thu thập và tổng hợp số liệu giúp cho việc lập báo cáo, phân tích kinh tế, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp Ban Giám đốc theo dõi kiểm tra hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty; đề xuất với Giám đốc biện pháp giải quyết những khó khăn của Công ty.

•Phòng kế hoạch kỹ thuật:

Tham mưu giúp Ban Giám đốc vạch kế hoạch sản xuất, tổ chức, điều hành và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp chỉ đạo công tác thực hiện kế hoạch. Phòng có nhiệm vụ quản lý công trình công nghệ, nghiên cứu cải tiến và áp dụng quy trình khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kiểm tra quy trình công nghệ, quy phạm kĩ thuật…, phát hiện những sai sót ngăn ngừa kịp thời trong dây truyền sản xuất. Quản lý và theo dõi máy móc thiết bị năng lượng phục vụ sản xuất, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa máy móc theo định kỳ Lập kế hoạch vật tư, NVL cho sản xuất; giao kế hoạch sản xuất cho phân xưởng; phụ trách về mặt kĩ thuật, thiết kế mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra phòng kế hoạch kỹ thuật còn tham mưu cho giám đốc về nghiên cứu các mặt hàng

mới mẫu mã các sản mới, quản lý và xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị, soạn thảo các quá trình quy phạm kỹ thuật và tổ chức đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ cho công nhân và các cán bộ kỹ thuật

•Phòng vật tư: Đảm nhận toàn bộ công việc cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư cho sản xuất; khai thác nguồn vật tư ổn định, đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả phù hợp; nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin về giá cả vật tư.

- Chức năng của phòng vật tư

+ Quản lý và bảo quản toàn bộ hồ sơ xe máy, thiết bị và các vật tư chính của Công ty.

+ Giám sát việc sử dụng các loại máy móc thiết bị đang hoạt động tại các công trường, nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các loại máy móc thiết bị của các đơn vị thi công.

+ Tham mưu cho Giám đốc lập luận chứng kinh tế khả thi để mua sắm các loại máy móc, thiết bị khi có nhu cầu.

- Nhiệm vụ của phòng vật tư

+ Quản lý, theo dõi xuất nhập và cấp phát vật tư thiết bị xe máy.

+ Tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong việc xác định tình trạng thiết bị xe máy đề xuất biện pháp sửa chữa, xác định chất lượng vật tư, phụ tùng thay thế.

+ Cùng chịu trách nhiệm vật chất trong trường hợp xe máy, thiết bị sửa chữa không bảo đảm chất lượng, hư hỏng trong thời gian bảo hành.

+ Quản lý toàn bộ thiết bị, xe máy thi công của Công ty và có kế hoạch

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn việt úc (Trang 28 - 39)