CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Quy luật mâu thuẫn, vận dụng vào phân tích công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 34 - 38)

Do hậu quả nặng nề của chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nền kinh tế nước ta đã tụt hậu nhiều so với các nước trong khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó kinh tế thị trường là điều kiện rất quan trọng để đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, quan niệm về phát triển kinh tế gắn liền với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, từng bước đi lên CNXH. Để kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường chúng ta phải giải quyết một loạt các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, mâu thuẫn giữa việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chỉ có thể giải quyết từng mặt chứ chưa thể thực hiện sự bình đẳng hoàn toàn. Trước hết phấn đấu bình đẳng về cơ hội tức là tạo điều kiện cho mọi người ai cũng có những điều kiện nhất định về phía cá nhân cũng như về phía xã hội để mọi người đều có thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác trên cơ sở đó được hưởng thụ tương xứng với năng lực của mình

Đối với mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân va lợi ích xã hội, về cơ bản phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, đồng thời đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, cần phân biệt rõ chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân.

Để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội phải kết hợp hài hoà hai loại chính sách đó cả trong việc hoạch định và trong việc thực hiện chúng. Điều đó có nghĩa là việc thực hiện chính sách kinh tế sẽ không dẫn đến những hậu quả xã hội tiêu cực và việc thực hiện chính sách xã hội không cản trở mà còn là động lực của tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Tóm lại đề giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần chú ý ba vấn đề trung tâm:

Đổi mới chế độ sở hữu từ ít thành phần sang nhiều thành phần, nhiều hình thức trong đó khu vực kinh tế nhà nước cần đủ để giữ vai trò là cơ sở kinh tế ổn định và định hướng thị trường

Chủ động tạo ra các loại thị trường, đổi mới hệ thống tài chính tiền tệ ngân hàng

Chuyển quản lý nhà nước sang cơ chế phù hợp tính chất nhà nước pháp quyền. Nhà nước tập trung chăm lo kế hoạch định hướng chính sách và chế độ, đảm bảo công ăn việc làm, tiền lương, thu nhập.

LỜI KẾT

Bởi vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, phép biện chứng duy vật khẳng định: mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong, vì thế cho nên trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, việc tồn tại mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan, điều quan trọng là các mâu thuẫn đó không phải là mâu thuẫn đối kháng về lợi ích giai cấp. Chúng ta nên nhận thức mặt tích cực của việc nảy sinh những mâu thuẫn đó là động lực của sự phát triển, phủ định cái cũ lạc hậu, tiến đến cái hiện đại, tiến bộ. Đó là xu hướng phát triển của xã hội loài người. ở nước ta hiện nay, cùng với sự hội nhập và hợp tác quốc tế, tạo ra nhiêù cơ hội và thách thức, đối với việc phát triển kinh tế, điều đó đòi hỏi các thành phần kinh tế phải phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để có thể bắt kịp được với thế giới và thời đại. Nhiệm vụ đó thuộc về mỗi chúng ta, đòi hỏi tất cả mọi người phải hết sức cố gắng, nỗ lực để trở thành con người mới - con người XHCN

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình Triêt học Mác-Lênin – Tập I. 1. Giáo trình Triêt học Mác-Lênin – Tập I.

2 2. Bài giảng về triết học 3

4 3. Tạp chí triết học 5 4. Nghiên cứu lý luận

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài - Mục đích của đề tài II. Khái quát nội dung đề tài

NỘI DUNG

A. CƠ SỞ LÝ LUẬNI. Quy luật mâu thuẫn. I. Quy luật mâu thuẫn.

II. Vì sao phải chuyển đổi từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường. B. THỰC TIỄN

I. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế dưới CNXH. 1. Mâu thuẫn kinh tế vốn có của CNXH.

2. Tính thống nhất và mâu thuẫn của các thành phần kinh tế

3. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trương và mục tiêu xây dựng con người trong quá trình đi lên CNXH ở nước ta.

4. Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. II. Các giải pháp và chính sách

Một phần của tài liệu Quy luật mâu thuẫn, vận dụng vào phân tích công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 34 - 38)