hiện nay. Đây chính là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn xã hội. Giữa kinh tế thị trường và quá trình xây dựng con người vừa có sự thống nhất, vừa có sự đấu tranh. Kinh tế thị trường vừa tạo ra những điều kiện để xây dựng, phát huy nguồn lực con người, vừa tạo ra những độc tố đầu độc, huỷ hoại con người.
Việc giải quyết mâu thuẫn trên đây là việc làm không đơn giản. Đối với nước ta mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và quá trình xây dựng con người được giải quyết bằng vai trò lãnh đạo của Đảng, bằng sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đảng ta xác định: “sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”. Như vậy Đảng ta vạch rã sự thống nhấtgiữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người mới XHCN. Việc áp dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lývĩ mô của nhà nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt mấy vấn đề này sẽ phát huy được tác động tích cực, to lớn cũng như ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục những tiêu cực khuyết điểm của kinh tế thị trường. Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải hướng vào pohục vụ công cuộc xây dựng nguồn lực con người. Cần phải tiến hành các hoạt động văn hoá, giáo dục nhằm khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Phải ra sức phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Đây chính là công cụ, phương tiện quan trọng để tác động góp phần giải quyêt mâu thuẫn đã nêu.
Tóm lại, kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng CNXH là một mâu thuẫn biện chứng xã hội trong thực tiễn nước ta hiện nay. Mâu thuẫn đó được giải quyết bằng cách tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của nhà nước và phát huy tối đa các giá trị tinh thần của dân tộc.
4. Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta. ta.
Vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng.
Mặc dù giữa tăng trưởng kinh tế và công băng xã hội không có mâu thuẫn trực tiếp với nhau, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ giữa chúng bị khúc xạ thông qua một số mâu thuẫn khách quan nhất định, do đó nếu không nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn này thì kết quả của tăng trưởng kinh tế sẽ không dẫn đến sự hoàn thiện, mà dẫn đến sự xấu đi củ công bằng xã hội. Những bất công xã hội - hậu quả của việc giải quyết không tốt những mâu thuẫn này sẽ tác động trở lại và kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu phấn đấu của CNXH không chỉ là công bằng xã hội, mà còn là bình đẳng xã hội. Bình đảng vô sản cao hơn bình đẳng tư sản một bậc. Đúng như Engen đã viết: “bình đẳng tư sản (xoá bỏ các đặc quyền giai cấp) rất khác với bình đẳng vô sản (xoá bỏ bản thân các giai cấp)”.
Công băng xã hội trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh khía cạnh bình đẳng, còn phải chấp nhận sự bất bình đẳng. Như vậy trong bản thân công băng xã hội trong giai đoạn hiện nay đã hàm chứa một mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng. Mâu thuẫn này còn là mâu thuẫn giữa bình đẳng xã hội với tính cách là mục tiêu của CNXH và cũng là điều mà các chính sách xã hội của chúng ta đang phấn đấu từng bước, với sự bất bình đẳng trong hưởng thụ do sự không ngang bằng nhau của các cá nhân, nhóm xã hội trong lao động, đóng góp, sự bất bình đẳng này cũng là một yêu cầu của công bằng xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường.
Mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng, nếu không được giải quyết thường xuyên và đúng đắn thì có thể xẩy ra hai trường hợp: hoặc là do nhận thức không đúngmà nhà nước can thiệp một cách chủ quanvào tiến trình xã hội, thực hiện bình đẳng xã hội bằng những biện pháp cào bằng, vi phạm những nguyên tắc của công bằng xã hội , và vì thế kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; hoặc là do sự phát triển tự phát của kinh tế thị trường và nhà nước không có biện pháp điều chỉnh bằng những chính sách xã hội nên sự bất bình đẳng tích luỹ dần và biến thành sự phân cức xã hội sâu sắc, và vì thế mà xã hội ngày càng xa rời mục tiêu của CNXH. Tăng trưởng kinh tế tự nó không sinh ra bình đẳng xã hội. Một thực tế cho thấy, nước Mỹ là một nước có nền kinh tế tăng trưởng cao, nhưng không thể khắc phục được
tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc. Số người sống dưới mức nghèo khổ ở Mỹ tăng từ 12% ( 1968 ) lên 14,5% (1994), tức tăng khoảng 37 triệu người. Trong khi thu nhập của 20% số người giàu nhất tăng 44%,tức từ 73.754 USD (1968) lên 105.945 USD (1994). Như vậy chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm ở Mỹ gần 14 lần.