C. Thất bại chính sách
2. Thất bại chính sách ngành
Chính sách rừng:
Không đánh giá được các mặt hàng lâm sản
không phải gỗ và các dịch vụ của rừng đã dẫn đến việc phá rừng quá mức.
Cổ động chế biến gỗ địa phương thường dẫn đến
việc xây dựng các nhà máy kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát nguồn thu của chính quyền.
Tài trợ việc trồng cây cuối cùng trở thành việc
tài trợ cho việc biến một khu rừng thiên nhiên có giá trị thành những khu đồn điền với loại cây có giá trị thấp, kèm theo giảm đa dạng sinh học.
Chính sách đất đai:
Thiếu bảo đảm về quyền sở hữu đất đai là một thất bại chính sách nghiêm trọng nhất ở các nước đang phát triển.
Quyền sở hữu chung. Chính sách nước:
Trợ giá nước cho công tác thủy lợi và các sử dụng khác => giá cả không phản ánh đúng sự khan hiếm ngày càng tăng.
Đô thị hóa và công nghiệp hóa:
Công nghiệp thường tập trung ở trong hoặc gần trung tâm thành thị do vấn đề lệch lạc cơ sở hạ tầng.
Môi trường đô thị vẫn được xem như một nguồn tài nguyên chung không được định giá.
Thất bại về các chính sách giao thông ở các đô thị lớn.
Chính sách công nghiệp và thương mại:
Các chính sách kinh tế vĩ mô thất bại khi chúng thiếu nền tảng kinh tế vi mô hoặc làm ngơ đi các hậu quả đáng kể về môi trường.
Các chính sách tiền tệ, tài chính, ngoại hối, lương tối thiểu, … cũng có những tác động mạnh mẽ vào cách phân phối và sử dụng tài nguyên hơn là các chính sách kinh tế vi mô và khu vực.