IV) Những xu hướng trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ
2) Các xu hướng phát triển quan hệ thương mại Việt – Mỹ sắp tới:
a) Đề ra và thực thi chiến lược thay đổi thuế quan phù hợp với
ngành và sản phẩm được bảo hộ.
Định hướng chính sách thúc đẩy xuất khẩu có bảo hộ ở mức cần thiết cho một số ngành và sản phẩm. Công cụ bảo hộ quan trọng nhất là thuế quan và thuế quan cũng cắt giảm theo một lộ trình thích ứng phù hợp với các cam kết Hiệp định Việt – Mỹ trong tương lai. Đối với các ngành và sản phẩm có tính cạnh tranh cao( chế biến thực phẩm...) hoặc có thể cạnh tranh nên được trợ giúp đúng mức mà hiện tại thuế suất đã ở mức thấp ( bằng 0 hoặc dưới 5%), không thuộc các dòng thuế cắt giảm theo lộ trình thì có thể tăng thuế suất lên đến mức cần thiết. Lý do có thể vận dụng phương pháp này là những ngành và sản phẩm này không thuộc danh mục hàng hóa giảm thuế theo cam kết. Hai là, hiện tại những sản phẩm này đang cần khuyến khích nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước nên thuế suất thấp nhưng sau thời điểm 2003, 2005 và 2010, nền kinh tế Việt Nam có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước nên cần phải áp dụng thuế suát cao hơn hiện nay nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Ba là, tăng thuế suất các mặt hàng này nhằm bù đắp cho ngân sách do giảm thuế các mặt hàng khác. Thời gian duy trì ở mức thuế tăng lên ngắn hạn hay dài hạn phải tùy thuộc vào mặt hàng cụ thể. Đối với những ngành và sản phẩm hiện tại có mức bảo hộ cao và cần phải giảm thuế trong tương lai: Đối với những sản phẩm mức thuế hiện nay cao từ 30% trở lên trong danh mục hàng hóa thực hiện lộ trình giảm thuế thì sau năm 2003 hoặc 2006 phải giảm thuế suất xuống 5% theo cam kết. Các sản phẩm cũng trong nhóm này nhưng không thuộc danh mục hàng giảm thuế theo cam kết theo cam kết thì có thể giảm xuống mức dưới 15% và duy trì trong thời gian cần thiết cho đến khi có thể giảm xuống dến mức 5%. Những mặt hàng có tính cạnh tranh trung bình và cần hỗ trợ trên thị trường nội địa tới mức cần thiết thì có thể giảm thuế xuống tương đương với mức thuế trung bình của các nước trong khu vực (không nhỏ hơn 15%) trước 2006 và kéo dài không quá 2020.
33
b) Xây dựng các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực thích ứng với các khu vực thị trường. các khu vực thị trường.
Cần xác định sản phẩm xuất khẩu chủ lực cần những yếu tố nào:
Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm, giảm hàm lượng lao động, tăng hàm lượng công nghệ và kỹ thuật, giảm tỷ lệ đầu vào nhập khẩu, tăng tỷ lệ đầu vào sản xuất nội địa trong những sản phẩm xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Không nên tiếp tục khai thác các lợi thế cạnh tranh vốn có mà ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm của công nghiệp khai khoáng để xuất khẩu như: các ngành công nghiệp nặng chế biến, hoá dầu, công nghiệp hoá chất, sắt thép, xi măng… Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ chế biến có giá trị gia tăng xuất khẩu cao, sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao hơn như ô tô, xe máy, các thiết bị lẻ công nghiệp, các máy động lực, hàng điện tử và tin học. Tiếp tục xuất khẩu những sản phẩm của ngành công nghiệp chỉ sơ qua chế biến nếu đưa vào chế biến có thể không mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới như rau quả, hồ tiêu, thuỷ sản, chè… Tăng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguyên liệu trong nước, tạo việc làm cho đội ngũ lao động có trình độ không cao và phát huy năng lực của các làng nghề truyền thống, từng bướcphát triển công nghiệp nông thôn.Ngành xuất khẩu chủ đạo vẫn là dệt may. Nhưng cần phát triển theo chiều sâu, phải phát triển ngành dệt từ gốc, bao gồm đầu tư nguồn nguyên liệu, công nghệ và kỹ thuật cao, thiết kế mẫu thời trang và vận dụng tốt hơn các công cụ marketing để thâm nhập thị trường nước ngoài. Xây dựng thương hiệu Việt Nam, định hình hình ảnh của thương hiệu đó trên thị trường Mỹ và thế giới.
c) Cải cách hệ thống ngân hàng.
Để đáp ứng yêu cầu vốn của các doanh nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thị trường ở quy mô lớn hơn. Hợp tác với các ngân hàng Mỹ trong quan hệ vay vốn ngoại tệ, điều tra khách hàng Mỹ, xác nhận L/C, thanh toán quốc tế. Cần hiện đại hoá ngành Ngân hàng, từng bước nâng dần tỷ lệ tín dụng so với GDP nên bằng các nước trong khu vực (tỷ lệ của Việt Nam khoảng hơn 32%, các nước khoảng 50%, tỷ lệ tín dụng so với GDP càng nhỏ thì quốc gia đó càng có nguy cơ vỡ nợ). Hạ thấp chỉ tiêu về chi phí nghiệp vụ trên tài sản "có" xuống ngang bằng với bình quân khu vực (tỷ lệ này của ngân hàng Thương mại Việt Nam khoảng 9%, các nước trong khu vực 2,5- 3%). Tận dụng các nguồn tài trợ thương mại, nguồn vốn vay của các ngân hàng nước ngoài để cho các doanh nghiệp vay kinh doanh sản xuất và xuất khẩu. Và cuối cùng là lành mạnh hoá hệ thống tài chính tiền tệ, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, tăng cường tiềm lực tài chính, khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của ngân hàng trước những biến động của thị trường trong nước và quốc tế.
d) Tăng cường quản lý nhà nước để xúc tiến thương mại.
Bộ Thương mại và một số bộ ngành có liên quan cần thành lập các nhóm nghiên cứu thị trường Mỹ, tập trung vào các vấn đề như môi trường pháp luật, hàng hoá, kinh doanh, giá cả, phương thức tiếp cận thị trường Mỹ để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam . Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo hệ thống pháp luật Mỹ, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như hạn ngạch của Mỹ. Mỹ có một hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại (Uniform
34
Commerical Code) được coi như xương sống của hệ thống pháp luật về thương mại. Vì vậy, các doanh nghiệp rất cần những thông tin hỗ trợ này từ phía Nhà nước, đặc biệt các doanh nghiệp chưa xuất khẩu sang thị trường Mỹ lần nào và chuẩnbị thâm nhập thị trường này. Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở giảm chi phí về thời gian và tiền của cho các doanh nghiệp, cụ thể gồm các giải pháp sau: Đưa vào Website những thông tin có giá trị thương mại để quảng cáo cho các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Tập hợp các nhu cầu xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam, đảm bảo hàng hoá nhập khẩu là công nghệ tiên tiến và mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế đất nước. Tổ chức hội chợ triển lãm theo nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ muốn thâm nhập thị trường của nhau và chuẩn bị các phương án làm ăn lâu dài sau khi có Quy chế Tối huệ quốc. Tổ chức mạng lưới du lịch Việt Nam - Mỹ một cách có hiệu quả, phục vụ tốt các nhu cầu của giới kinh doanh và du khách, trong đó tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường cho các doanh nghiệp. Thành lập Quỹ xúc tiến thương mại do Nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng góp. Quỹ này lập tài khoản riêng không nằm trong ngân sách của Bộ tài chính, chuyên dùng cho mục đích xúc tiến thương mại. Để thúc đẩy xuất khẩu, ngoài các biện pháp và chính sách chung, đối với thị trường Mỹ cần lập hệ thống các trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn như NewYork, Los Angeles, San Francisco, Chicago...tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các công ty Việt Nam. Các trung tâm này có thể do Nhà nước ta bảo trợ hoặc kết hợp với các công ty Mỹ và Việt kiều, hoặc kết hợp giữa một số doanh nghiệp mạnh trong nước sang mở các phòng trưng bày, giao dịch giới thiệu và ký hợp đồng. Để hoạt động xúc tiến thương mại gặt hái được thành công, Việt Nam cần tăng cường khả năng tiếp cận với các thông tin thương mại. Chính những thông tin thương mại này cho phép một chuyên gia có thể chuyển một tiềm năng xuất khẩu thành một hoạt động giao dịch kinh doanh thực sự. Đó là thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh, thông tin về các kênh phân phối, hiểu biết về bản chất của cạnh tranh trong nước và nước ngoài và cuối cùng là sở thích của người tiêu dùng. Về vai trò của Đại diện thương mại ở nước ngoài, họ là phương tiện quan trọng tạo điều kiện cho các cơ sở xuất khẩu tiếp cận với những thông tin thương mại. Việt Nam cần tập trung tìm cách tăng cường hệ thống đó. Việc bố trí đội ngũ tuỳ viên thương mại là một hình thức đầu tư tốn kém nhưng không thể không có và chúng ta cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho việc thiết lập các Ban Đại diện thương mại của mình ở nước ngoài.
e) Xác định các loại mặt hàng có lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh, xúc tiền thương mại và xây dựng chiến lược kinh cạnh tranh, xúc tiền thương mại và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
Xác định các mặt hàng có lợi thế so sánh( ví dụ như dệt may, Việt Nam chiếm 5,79% thị phần nhập khẩu vào Mỹ năm 2012 tương đương với hơn $7 tỷ. Hay như ngành xuất khẩu tôm, Việt Nam 7,88% năm 2011 tương đương với hơn $521 triệu) để quy hoạch và ưu tiên sản xuất đi kèm với kinh doanh dịch vụ, xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Chú trọng xuất khẩu những mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của thị trường Mỹ. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ và thế giới. Thông qua trang thiết bị và hoàn thiện quản lý để nâng cao chất lượng, giảm giá thành và đa dạng hoá mẫu mốt. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua việc thiết lập hệ thống các trung tâm thương mại tại các thành phố lớn như New York, Los Angeles, Boston... nhằm tạo cầu nối giảm chi phí giao dịch cho các công ty xuất nhập khẩu trong nước, tăng kim ngạch xuất khẩu.
35
Trung tâm này do Nhà nước đứng ra bảo trợ hoặc kết hợp với các công ty Mỹ và Việt kiều tổ chức. Hai công việc phải làm là:
1) Thương vụ sẽ phối hợp với các công ty trong nước tiếp tục hỗ trợ các cuộc toạ đàm hội thảo, phổ biến các chính sách luật lệ thương mại của Mỹ, khảo sát thị trường và tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hoá của Việt Nam;
2) Lập hồ sơ về các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam và Mỹ. Mở Website giới thiệu quảng cáo hàng Việt Nam trên mạng Internet. Các doanh nghiệp cần giới thiệu đầy đủ về mặt hàng, gửi cataloge, hàng mẫu cho thương vụ và làm việc cụ thể với thương vụ. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, mở rộng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng kiều bào ta ở Mỹ.Bên cạnh mặt hàng truyền thống (như dệt thổ cẩm, đồ đồng đúc, chạm khắc..) cần đẩy mạnh xuất khẩu các đồ hộp, thực phẩm phù hợp với khẩu vị ngườiViệtNam định cư ở Mỹ.
Thực tiễn xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua cho thấy một số nhóm, mặt hàng đạt kim ngạch khá và tăng đều qua các năm do các doanh nghiệp của ta đã thiết lập được hệ thống các kênh phân phối tương đối ổn định trên thị trường Mỹ và vẫn đảm bảo được nguồn lực để tổ chức sản xuất với chi phí thấp nhằm tận dụng lợi thế so sánh của mình. Để hưởng lợi trực tiếp từ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, chúng ta cần tổ chức tốt các ngành hàng sau đây là các ngành hàng có triển vọng tốt để thâm nhập thị trường Mỹ: Dệt may, Giày dép, Thuỷ sản, Sành sứ, Mây tre đan, Đồ gỗ và đồ nội thất, Rau quả chế biến, Chè, Hàng cơ khí và kim khí, Gạo, cao su, cà phê, hàng thêu ren, đá ốp lát,..
3) Xu hướng tăng cường xuất khẩu các ngành chủ lực. a) Hàng dệt may. a) Hàng dệt may.
Làm ăn với doanh nghiệp Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tiếp cận với phương thức sản xuất và xuất khẩu FOB. Vì lẽ, hàng dệt may bị ràng buộc bởi điều kiện xuất xứ và tỷ lệ nội địa hoá trên sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường này. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may cần tích cực tìm kiếm thị trường bán hàng thành phẩm FOB và đặc biệt lưu ý đến các hàng hoá với chất lượng bình dân, giá rẻ. Đây sẽ là cơ hội xâm nhập vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng phải chịu sức ép của tiến trình hội nhập kinh tế. Đến năm 2004, thị trường EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước WTO. Vào năm 2006, theo lộ trình của AFTA, chúng ta sẽ xoá bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu. Riêng thị trường Mỹ, sẽ ấn định hạn ngạch dệt may trong thời gian sớm nhất. Trước thách thức đó, ngành dệt may Việt Nam cần tập trung giải quyết 4 vấn đề lớn sau: Một là, xây dựng chương trình đầu tư phát triển cho toàn ngành từ nay đến năm 2010; trong đó tập trung đầu tư cho ngành dệt dưới dạng các cụm công nghiệp nhằm tạo ra nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao cung cấp cho ngành may xuấtkhẩu. Hai là, kết hợp chương trình đầu tư chiều sâu đối với các doanh nghiệp hiện có với chương trình cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may nhằm từng bước hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ chuyên sâu, phù hợp với trình độ quản lý hiện nay. Ba là, đối với ngành may, do đặc thù vốn đầu tư thấp, công nghệ và lao động không quá phức tạp nên có thể phát triển rộng khắp đến tận các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở củng cố 4 trung tâm làm hàng xuất khẩu chất lượng cao, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bốn là, đổi mới hệ thống quản lý, phương pháp làm việc nhằm nâng cao hiệu quả các cuộc làm việc với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là doanh nhân Mỹ trên cơ sở đúng thời hạn giao hàng và ổn định số lượng, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó là chiến lược dài hạn tăng cường khả năng xuất khẩu các loại bông, sợi hoá học,
36
vải, nguyên phụ liệu trong nước; nâng cao năng lực cũng như quy mô sản xuất của các xí nghiệp may và chất lượng thiết kế mẫu mã, khả năng bán hàng theo phương thức FOB, tham gia hội chợ triển lãm, liên kết mạng lưới bạn hàng trong việc cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh những cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành dệt may,Nhà nước vẫn cần hỗ trợ các chính sách về vốn đầu tư, ưu đãi thuế, khuyến khích sản xuất mặt hàng mới.
b) Hàng dày dép.
Thị trường Mỹ rất coi trọng các tiêu chuẩn về kỹ thuật đòi hỏi chất lượng rất cao. Hàng hoá phải được phía Mỹ kiểm tra rồi mới chấp nhận cho nhập. Việc ký kết Hiệp định thương mại vừa qua, Nhà nước chỉ mới tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong quá trình trao đổi thương mại, còn bản thân các doanh nghiệp phải tự lo liệu hết các khâu từ việc tìm đối tác, tìm nhu cầu sản phẩm trên thị trường tới việc thoả thuận giá cả, làm hàng mẫu...Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp tìm được đối tác và bắt đầu sản xuất hàng mẫu. Một số ít doanh nghiệp da giày có sản phẩm giày xuất khẩu sang thị trường Mỹ hoặc qua đối tác trung gian xuất khẩu sang Mỹ sẽ có điều kiện mở rộng, đẩy mạnh sản xuất và tăng kim ngạch xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp