Nhập khẩu của ViệtNam từ Hoa Kỳ:

Một phần của tài liệu môn kinh doanh quốc tế (Trang 26 - 32)

III) Quan hệ thương mại Việt Mỹ

b)Nhập khẩu của ViệtNam từ Hoa Kỳ:

Sau khi hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được thực hiện, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ tăng lên. Tốc độ tăng trưởng vẫn giữ được sự ổn định như trước. Năm 1999 kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ của Việt Nam đạt mức 290,7 triệu USD tăng 6,4% so với năm 1998. Đến năm 2002, sau một năm ký Hiệp định, tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ của Việt Nam đạt 580 triệu USD tăng 26% so với năm 2001 và đến năm 2006 con số này đã đạt 1,1 tỷ USD.

Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam trong năm 2003 tăng 128% so với mức đạt được trong 2002, cụ thê như sau:

Bảng 1.7 Danh mục hàng hoá xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam (2000-2006) theo nhóm sản phẩm

(Đơn vị: triệu USD)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng kim ngạch xuất khẩu 367 460 580 1.324 1.163 1.191 1.100 Sản phẩm sơ chế 68 106 120 141 223 283 339 Lương thực 37 49 49 48 83 126 144 Sợi dệt 16 30 30 39 73 54 62 Khác 15 27 41 55 67 103 133 Sản phẩm chế tạo 299 354 460 1.182 940 908 761 Phân bón 29 19 26 24 1 13 1 Nhựa và sản phẩm nhựa 16 19 25 35 54 80 90 Sản phẩm giấy 7 17 16 21 23 17 18 Máy móc 141 180 126 182 203 196 269 Thiết bị vận tải 8 60 91 739 415 388 126 Bộ phận giày dép 27 19 17 23 24 31 34 Thiết bị khoa học 11 16 15 32 28 40 47 Khác 60 78 90 126 192 142 176

(Nguồn: Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, Số liệu thương mại).

Cụ thể: Kim ngạch xuất khẩu của máy móc thiết bị năm 1997 đạt 101,92 triệu USD, chiếm tỷ trọng 37% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Năm 2000 đến 2003 kim ngạch

27

luôn giữ ở mức ổn định trên 180-200 triệu USD. Đến năm 2006, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này tăng lên. Bên cạnh đó, sản xuất phân bón trong nước chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu. Với tình hình sản xuất hiện nay, chúng ta mới chỉ đáp ứng được 6-8% nhu cầu phân bón, phần còn lại phải nhập khẩu. Từ năm 2000 đến 2003, giá trị nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ Hoa Kỳ khoảng 25 triệu USD. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu phân bón đứng hàng thứ 4 sang Việt Nam. Riêng năm 2004 và 2006, thì phân bón chiếm tỷ trọng 24% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ. Ngoài ra, Kim ngạch nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải (máy bay, ôtô các loại) chiếm gần một nửa kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vào các năm 2003-2005. Năm 2003, giá trị nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải từ Hoa Kỳ tăng đột biến lên tới 739 triệu USD, chiếm tới 55,8% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ của Việt Nam. Đến hai năm tiếp theo, giá trị này cũng vẫn giữ ở mức cao, năm 2004 là 415 triệu USD và năm 2005 là 388 triệu USD. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng đột biến của kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong hai năm đó.

Tính đến hết năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 80,71 tỷ USD, xét về số tuyệt đối tăng 18,03 tỷ USD và số tương đối tăng 29,1% so với năm 2007 và hoàn thành vượt 6,2% mức kế hoạch năm. Cả nước có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD.

Kim ngạch năm 2009 đạt 68,83 tỷ USD và giảm 14,7% so với năm 2008. Năm nay là năm thứ hai, sau năm 1998, kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm trước đó, nhưng mức độ giảm mạnh hơn (năm 1998 chỉ giảm 0,8%).Trong đó, xăng dầu chiếm 40%; sắt thép chiếm khoảng 13,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phương tiện chiếm 6,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép chiếm 3,5%...

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 10 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 1.904,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2009; trong đó, nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 1.576,8 tỷ USD, tăng 22,8% và nhập khẩu dịch vụ đạt khoảng 327,3 tỷ USD, tăng 6,6%. Sự hồi phục kinh tế đã có dấu hiệu khả quan đối với chi tiêu tiêu dùng, sức tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ cải thiện đối với các nhóm hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp dẫn đến kim ngạch nhập khẩu thị trường Hoa Kỳ tăng sau mức giảm mạnh vào năm ngoái. Tăng kim ngạch nhập khẩu do tăng khối lượng và giá nhập khẩu được hồi phục. Giá nhập khẩu tăng 1,3% vào tháng 11 sau mức tăng 1% vào tháng 10. Giá nhập khẩu tháng 11 so với cùng kỳ năm 2009 tăng 3,7%, riêng hàng công nghiệp và nguyên vật liệu phi xăng dầu tăng 3%. Giá nhập khẩu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đồ uống tăng 2,4% vào tháng 11; trong đó, tăng 11,2% các sản phẩm gồm cà phê và 6% các sản phẩm bánh kẹo. Giá cà phê nhập khẩu tăng 40,7% so với năm ngoái.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2011 đạt 106,75 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2010 và vượt kế hoạch 14,2%. Trong đó: nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 15,34 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2010 (khu vực FDI nhập khẩu 6,59 tỷ USD, tăng 28,1% và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 8,75 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2010); xăng dầu

28

các loại nhập khẩu của cả nước là gần 10,7 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2010 với trị giá gần 9,9 tỷ USD, tăng 61,6%; Ô tô nguyên chiếc, tổng lượng xe nhập khẩu trong năm 2011 là 54,6 nghìn chiếc, trị giá là hơn 1 tỷ USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với năm 2010.

Năm 2012 kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 113,79 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2011. Trong đó, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 16,04 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2011, trong đó khối các doanh nghiệp FDI đạt 8,57 tỷ USD, tăng 30% và khối các doanh nghiệp trong nước đạt 7,47 tỷ USD, giảm 14,6%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 67% về số tương đối và tăng 5,26 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2011.

Khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu gần 11,58 tỷ USD, tăng 78% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 1,53 tỷ USD, tăng 4,1%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,04 tỷ USD, tăng 85,3% so với năm 2011; nhóm xăng dầu các loại, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 9,2 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2011 với trị giá gần 8,96 tỷ USD, giảm 9,3%; nhóm ô tô nguyên chiếc, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của cả nước là 27,4 nghìn chiếc, giảm mạnh 49,8% so với năm 2011. Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong năm 2012 đạt gần 12,49 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2011.

Trong 10 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 108,869 tỷ USD, tăng 15,92% so với kết quả thực hiện của 10 tháng đầu năm 2012, tương ứng tăng gần 15 tỷ USD về số tuyệt đối. Trị giá hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 3,86 tỷ USD, tăng 17% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 10/2013, qua đó nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này trong 10 tháng đầu năm

29

2013 lên 61,94 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 56,9% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng tính từ đầu năm 2013.

Kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 18,6 tỷ USD, tăng 16%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng 34,9%; vải đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,4%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8 tỷ USD, tăng 59,5%; chất dẻo đạt 5,7 tỷ USD, tăng 18,9%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,7 tỷ USD, tăng 18,7%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 3 tỷ USD, tăng 23,6%.

Một số mặt hàng nguyên liệu tăng khác như: sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, tăng 11,5%; hóa chất 3 tỷ USD, tăng 6,7%; kim loại thường đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,1%; sợi dệt đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,5%; thuốc trừ sâu đạt 0,8 tỷ USD, tăng 12,1%; thủy sản đạt 0,7 tỷ USD, tăng 6,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cả năm tăng thấp hoặc giảm là: Tân dược đạt 1,8 tỷ USD, tăng 3,2%, xăng dầu đạt 7 tỷ USD, giảm 22,1%; phân bón đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,6%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD, giảm 24,8%; cao su đạt 0,7 tỷ USD, giảm 13,9%.

Năm 2014, trong số rất nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ thì nhóm hàng đậu tương đứng đầu về kim ngạch với 91,19 triệu USD, chiếm 20,85% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này; đứng sau đậu tương là nhóm máy móc, thiết bị 58,03 triệu USD, chiếm 13,27%, giảm 13,2%; tiếp đến nhóm hàng máy vi tính, điện tử 52,75 triệu USD, chiếm 12,06%, tăng 1,98%; thức ăn gia súc và nguyên liệu 31,02 triệu USD, chiếm 7,09%, tăng 97,64%; mặt hàng bông 27,52 triệu USD, chiếm 6,29%, giảm 35,88% so cùng kỳ.

30

So sánh về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, ta thấy trong số 40 nhóm hàng chính nhập khẩu từ thị trường này, có khoảng một nửa số nhóm hàng tăng kim ngạch, còn lại một nửa số nhóm hàng sụt giảm so với cùng kỳ; trong đó hàng nhập khẩu tăng mạnh nhất là kim loại thường, tăng tới trên 730% về kim ngạch, trị giá 2,59 triệu USD; tiếp đến các nhóm hàng cũng tăng trên 100% kim ngạch như: sắt thép (tăng 110,55%, đạt 1,67triệu USD); thuốc trừ sâu và nguyên liệu (tăng 416,81%, đạt 1,58triệu USD); sản phẩm từ kim loại thường (tăng 122%, đạt 0,84triệu USD).

Ngược lại, nhập khẩu phế liệu sắt thép sụt giảm mạnh nhất tới 91,28%, chỉ đạt 0,69 triệu USD. Ngoài ra, nhập khẩu một số nhóm hàng cũng giảm mạnh như: Đá quí, kim loại quí và sản phẩm (giảm 88,61%, đạt 1,37triệu USD); Điện thoại các loại và linh kiện (giảm 75,1%, đạt 0,08triệu USD); Lúa mì (giảm 74,81%, đạt 2,89triệu USD); thuỷ sản (giảm 66,5%, đạt 0,44triệu USD).

Số liệu Hải quan về nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ tháng 1/2014.

ĐVT: USD Mặt hàng T1/2014 T1/2013 T1/2014 so cùng kỳ(%) Tổng kim ngạch 437.378.797 411.885.116 +6,19 Đậu tương 91.194.296 0 * Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 58.033.692 66.860.781 -13,20 Máy vi tính, sản điện tử và linh

kiện

52.750.498 51.727.430 +1,98 Thức ăn gia súc và nguyên liệu31.021.723 15.695.987 +97,64

Bông các loại 27.523.238 42.925.020 -35,88 Nguyên phụ liệu dệt, may, da

giày

18.276.567 12.707.119 +43,83 Chất dẻo nguyên liệu 15.491.586 20.638.329 -24,94 Gỗ và sản phẩm gỗ 15.418.575 17.134.407 -10,01 Sản phẩm hoá chất 13.569.944 14.340.980 -5,38 Sữa và sản phẩm sữa 12.834.431 17.439.384 -26,41 Hoá chất 8.947.485 6.851.556 +30,59 Hàng rau quả 6.738.891 5.548.403 +21,46 Sản phẩm từ sắt thép 5.047.575 3.857.225 +30,86 Phương tiện vận tải khác

và phụ tùng 4.829.221 7.111.194 -32,09 Sản phẩm từ chất dẻo 4.086.368 3.593.349 +13,72 Quặng và khoáng sản khác 3.660.931 0 * Dược phẩm 3.637.702 2.315.910 +57,07 Lúa mì 2.889.103 11.468.069 -74,81

Kim loại thường khác 2.587.794 311.689 +730,25

Sắt thép các loại 1.666.547 791.529 +110,55

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 1.577.271 305.194 +416,81

31

Sản phẩm khác từ dầu mỏ 1.506.467 1.116.437 +34,94

Ngô 1.499.150 0 *

Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

1.374.102 12.097.027 -88,64

Giấy các loại 1.090.208 2.718.175 -59,89

Dầu mỡ động thực vật 1.048.588 1.307.655 -19,81 Linh kiện phụ tùng ô tô 908.630 698.332 +30,11 Ô tô nguyên chiếc các loại 858.642 1.511.232 -43,18

Sản phẩm từ kim loại thường khác

844.125 379.986 +122,15

Vải các loại 739.536 981.973 -24,69

Dây điện và cáp điện 734.743 679.017 +8,21

Phế liệu sắt thép 693.542 7.956.911 -91,28 Sản phẩm từ cao su 601.387 1.323.030 -54,54 Hàng thuỷ sản 442.043 1.320.096 -66,51 Sản phẩm từ giấy 339.650 432.832 -21,53 Phân bón các loại 273.048 365.202 -25,23 Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 135.050 387.983 -65,19

Điện thoại các loại và linh kiện

78.726 316.300 -75,11

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

32

IV) Những xu hướng trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ 1) Từ lúc Việt Nam bình thường quan hệ với Mỹ cho đến nay:

Một phần của tài liệu môn kinh doanh quốc tế (Trang 26 - 32)