1. Phía Nhà nước.
Chống nạn hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế thị trường phải được xem là một trong những việc quan trọng, cấp bách nhằm tạo mội trường cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Trong thực tiễn đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta, nhà nước đóng vai trò quan trọng và là nhân tố quyết định cho việc tồn tại hay không nạn sản xuất và buôn bán hàng giả. Với một loạt các văn bản pháp luật của mình, Nhà nước đã thể hiện chính kiến của mình là luôn luôn quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng với nạn sản xuất và buôn bán hàng giả cho dù cuộc chiến này hết sức cam go quyết liệt, lâu dài, tốn kém và điều đó đã đem lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy (bộc lộ) những thiếu sót trong pháp luật.
Để loại bỏ những thiếu sót đó, thiết nghĩ Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ
thống pháp luật, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các văn bản pháp quy. Đây là
biện pháp hàng đầu trong tình hình hiện nay, khi hệ thống luật pháp, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế còn quá nhiều sơ hở, chậm được bổ sung sửa đổi, do đó hiệu lực của các văn bản pháp quy chưa đủ mạnh. Luật hình sự tuy đã có hiệu lực nhưng đến nay chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện trong việc chống tệ nạn làm hàng giả và hàng nhái thương hiệu. Cần tiến hành rà soát các văn bản pháp quy đã ban hành để bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế. Cần phải nâng mức xử lý, xử phạt lỗi làm hàng giả nghiêm khắc hơn để người sản xuất, kinh doanh hàng giả không còn dám nghĩ đến chuyện tái phạm, cần có thêm hình phạt bổ sung cho án phạt về tội làm hàng giả như cấm những người có tiền án làm hàng giả làm những nghề có liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng giả mà họ đã phạm tội. Và cũng là để không còn phải tái diễn cảnh lấy những điều luật để hết hiệu lực thi hành làm căn cứ pháp lý điều chỉnh những hành vi vi phạm đang xảy ra trong thực tế.
Các bộ, nghành và các cơ quan chức năng cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, thực hiện triệt để Chỉ thị số 31/TTg ngày 27-10-1999 về tranh chống sản xuất, buôn bán kinh doanh hàng giả để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự thống nhất và hợp lý để nhiệm vụ chống hàng giả đạt được kết quả như mong muốn. Đồng thời Nhà nước cũng cần có biện pháp để nâng cao hiệu lực bảo hộ của Nhà nước đối với các loại hình sở hữu công nghiệp đã ký.
Thứ hai là cần phải tăng cường tổ chức và quản lý công tác đấu tranh chống sản
xuất và buôn bán hàng giả.
Việc kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả của lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường nên tập trung ở các địa bàn trong điểm (cửa khẩu, chợ, trung tâm mua bán, các đại lý…) và các mặt hàng quan trọng thường hay bị làm giả, gây tác hại đến tính mạng, an toàn và sức khoẻ của người tiêu dùng (thực phẩm, đồ uống, giải khát). Phát
triển phong trào quần chúng tham gia công tác chống hàng giả và hàng nhái, mở rộng các hình thức thanh tranh kiểm tra của nhân dân, đề cao vai trò của người tiêu dùng. Thực hiện nghiêm việc đăng ký kinh doanh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ tư nhân trên thị trường. Hợp tác với các tổ chức phòng chống hàng giả, hàng nhái trên thế giới. Phân định rõ thẩm quyền của các bộ, nghành, các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra xử lý nạn sản xuất và buôn bán hàng giả tránh tình trạng có nhiều cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý lại không có một nhạc trưởng chỉ huy rồi dẫn dắt hay tình trạng trách nhiệm thuộc về tất cả “ nghĩa là không có ai ” và tình trạng có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nên vô hình chung “dẫm đạp’’ lên nhau trong một chừng mực nhất định và vô hiệu hoá lẫn nhau. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng đang lưu thông trên thị trường và xử lý thật nghiêm những người vi phạm. Bên cạnh đó, phải nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo tay nghề cho các cán bộ làm công tác này, nâng cao ý thức trách nhiệm, sự tận tình củâ họ đối với công việc. Xây dựng lực lượng chống buôn bán hàng giả, hàng nhái đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, trong sáng về đạo đức. Ba là, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ và tăng cường công tác kiểm tra chất lượng
hàng hoá.
Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phát hiện nhanh và đơn giản những hàng giả, hàng nhái, phổ biến những biện pháp đó cho người tiêu dùng để họ tự kiểm tra khi mua hàng hoá. Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện hiện đại cho các cán bộ và cơ quan làm nhiệm vụ chống hàng giả và hàng nhái nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, kiểm soát, đối phó kịp thời với những thủ đoạn tinh vi trong buôn bán hàng giả, hàng nhái. về lâu dài, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra về số lượng và chất lượng hàng hoá ở những khâu giao nhận tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và các đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá.
Ngoài ra nhà nước cũng cần phải tạo lập ra một thông tin tổng hợp về chống hàng giả trên quy mô toàn quốc. Cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tăng cường hơn nữa mối quan hệ hai chiều giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm tạo ra thế bao vây cô lập hàng giả từ mọi phía và từ đó công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả mới có hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh những biện pháp về pháp luật, kinh tế … Nhà nước cần thực hiện đồng thời các chính sách đầu tư mở rộng sản xuất, tạo việc làm và ổn định cho người lao động. Phải thực sự quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cán bộ công nhân viên và nhân dân về vật chất, đồng thời tích cực vận động mọi người dân tự nguyện, tự tố cáo, tố giác tội phạmm không tham gia và sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái , hàng kém chất lượng…
Các doanh nghiệp cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.
Các doanh nghiệp cần nhận thức, sản xuất kinh doanhtheo đúng quy tắc của thị trường là biện pháp cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài; từ đó nâng cao trách nhiệm của mình trong ngăn ngừa và chống hàng giả. Các cơ sở sản xuất kinh doanh bằng các biện pháp kinh tế – kỹ thuật. Kịp thời đăng ký thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Tích cực tham giản phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát hiện, khám phá ra các hiện tượng giả sản phẩm của mình. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích của các doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp không nên thụ động ngồi chờ hoặc chỉ dựa vào Nhà nước, các lực lượng chống hàng giả, mà phải phát động quần chúng tham gia chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng các biện pháp thích hợp như: phát hiện, tố cáo các hành vi của đối tượng làm giả, tuyên truyền phổ biến kiến thức cần thiết để người tiêu dùng nắm và phân biệt được hàng thật, hàng giả, thông tin kịp thời những hàng giả đang lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường quản lý sản phẩm của mình, cải tiến dây truyền sản xuất, giứ kín bí mật công nghệ, bí mật quyền sản xuất, tạo ra những mẫu mã bao bì mang tính đặc trưng không để bọn xấu lợi dụnglàm giả, có thể áp dụng các kĩ thuật tiên tiến như việc gắn mã số, mã vạch vào sản phẩm để quản lý hàng hoá của mình.
Gần đây, một số cơ sở sản xuất thường áp dụng việc tiếp thị và bán sản phẩm qua các cá nhân đi mời chào ở mọi nơi, điều này rất dễ để bọn xấu lợi dụng, đánh lừa người tiêu dùng. Nên chăng cần mở rộng mạng lưới tiêu thụ khép kín thông qua các đại lý chính.
Về phía tổ chức kinh doanh hàng hoá trên thị trường, các doanh nghiệp thương mại cũng cần kiên quyết không để hàng giả, hàng kém chất lượng lọt vào khâu lưu thông. Như vậykhông những triệt phá được hàng giả mà còn bảo vệ được uy tín của mình với khách hàng.
Cuối cùng, các doanh nghiệp cần tiếp tục mở hội chợ trưng bày hàng thật hàng giả, hướng dẫn khách hàng nhận biết đặc trưng cơ bản của hàng giả hàng thật để không bị nhầm lẫn nữa.
3. Phía người tiêu dùng
Thực tế không ai gắn bó trực tiếp với hàng hoá hơn người tiêu dùng, cũng không ai quan tâm sâu sắc, cụ thể đến hàng hoá thật, giả hơn người tiêu dùng. Vì thế, người tiêu dùng là một mắt xích hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn
bán và sản xuất hàng giả. Một sự yếu kém trong mắt xích này ảnh hưởng đến toàn bộ những cố gắng và nỗ lực của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hiện nay, lực lượng chống hàng giả vừa thiếu lại vừa yếu thì việc đưa người tiêu dùng vào cuộc sẽ góp phần giải quyết được mâu thuẫn này. Nhận thức được vị trí quan trọng của người tiêu dùng trong công tác chống sản xuất, kinh doanh hàng giả như vậy, chúng ta nên có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với người tiêu dùng khi có công phát hiện, tố cáo hoạt động làm hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng và cần phải tìm ra những biện pháp, những công cụ mà người tiêu dùng có thể sử dụng mà đấu tranh chống lại hàng giả bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay khá đông người tiêu dùng chưa phân biệt được hàng thật hàng giả và chưa có thói quen khiếu nại, tố cáo khi mua phải hàng giả. Họ chưa có thói quen sử dụng pháp luật như một thứ vũ khí để tự bảo vệ mình, mà thường dùng các biện pháp hoà giải, đôi co cãi cọ. Nói tóm lại là người tiêu dùng chưa thực sự cố gắng, họ chưa nhận thức được đầy đủ những quyền lợi và trách nhiệm của mình trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Do vậy, phải nâng cao hơn nữa việc triển khai Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gắn chặt với các văn bản pháp quy có liên quan vào cuộc sống.
4. Phía hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải vận động quần chúng tự nguyện tham gia đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, chống các hiện tượng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kếm chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, phổ biến rộng rãi “Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng”, phối hợp với chi cục Tiêu chuẩn - đo lường - Chất lượng tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo, tuyên truyền phổ biến cho Hội viên và người tiêu dùng. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng hướng dẫn người tiêu dùng những kiến thức cơ bản về chất lượng hàng hoá, nhận biết hàng giả, hàng thật, hàng kém chất lượng...
Trước mắt Hội thành lập văn phòng tư vấn và tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng; xây dựng quy chế giữa Hội với các cơ quan quản lý Nhà nước như chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng, quản lý thị trwờng, trung tâm y tếdự phòng...để kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra hội còn phải tổ chức các cuộc hội thảo về phương thức quản lý chất lượng, phòng chống hàng giả, tổ chức các lớp tập huấn để đảm bảo chất lượng hàng hoá, nhận thức pháp luật liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng…