MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG

Một phần của tài liệu Hàng giả và hàng nhái thương hiệu – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CHỐNG HÀNG GIẢ VÀ HÀNG NHÁI THƯƠNG HIỆU

Việc xác định mục tiêu và hệ thống quan điểm rõ ràng nhất quán về thương mại – dịch vụ theo đường lối đổi mới là cần thiết để làm cơ sở cho việc hoạch định và thi hành thống nhất các chính sách phát triển thương mại – dịch vụ.

1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế – thương mại Việt Nam thời gian tới

Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng giao lưu hàng hoá trên tất cả các vùng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá làm cho thương mại thực sự là đòn bẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân. Hoạt động thương mại, trước hết là thương mại Nhà nước, phải hướng vào phục vụ các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế xã hội.

Xây dựng nền thương mại phát triển lành mạnh trong trật tự kỷ cương, kinh doanh theo đúng luật pháp, thực hiện văn minh thương mại, từng bước tiến lên hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu đưa toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo trá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7-8%/năm và đến 2010 chiếm 42-43% GDP và 26-27% tổng số lao động.

1.2. Phương hướng phát triển kinh tế – thương mại Việt Nam trong thời gian tới. tới.

Phát triển nền thương mại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, phát huy và sử dụng tốt khả năng, tính tích cực của các thành phần kinh tế trong phát triển thương mại, dịch vụ, đi đôi với việc xây dựng thương mại Nhà nước, hợp tác xã mua bán, nhằm giữ vững vai trò chủ đạo của thương mại Nhà nước trên những lĩnh vực, địa bàn và mặt hàng quan trọng.

Phát triển đồng bộ các thị trường hàng hoá và dịch vụ, phát huy vai tròn nòng cốt, định hướng và điều tiết của Nhà nước trên thị trường. Việc mở rộng thị trường ngoài nước phải gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nướclàm cơ sở, đặt hiệu quả kinh doanh thương mại trong hiệu quả kinh tế – xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Đặt sự phát triển của lưu thông hàng hoá và hoạt động của các doanh nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích, phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong từng bước phát triển.

Việc phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền thương mại Việt Nam gắn liền với việc thực hiện các hoạt động thương mại phải theo đúng quy tắc của thị trường, đồng thời có biện pháp đổi mới cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đưa hoạt động của mọi doanh nghiệp, công dân kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ phải theo đúng quy tắc đó.

2. Sự cần thiết phải tăng cường chống hàng giả và hàng nhái thương hiệu

Để đạt được những mục tiêu và đảm bảo nền kinh tế – thương mại phát triển theo đúng những phương hướng đã được hoạch định, để có một nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội thì việc tăng cường chống hàng giả và hàng nhái thương hiệu là hết sức cần thiết. Trong suốt những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đánh giá hoạt động thương mại, dịch vụ trong những năm đổi mới, Nghị quyết 12/NQTW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị về “ Tiếp tục đổi mới và tổ chức hoạt động thương mại, phát triển thị trường theo định hướng XHCN” khẳng định: “ Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, ngành thương mại đã cùng các ngành, địa phương nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu bước đầu quan trong trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá và dịch vụ, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc trên thị trường trong nước và vị thế mới trên thị trường ngoài nước”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và kết quả về kinh tế, lĩnh vực thương mại dịch vụ, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng chỉ ra những thiếu sót và khuyết điểm phát sinh những vấn đề phức tạp mới, cần có chủ trương và biện pháp giải quyết đúng đắn nhằm đảm bảo định hướng của sự phát triển. Trong đó, nạn hàng giả, hàng nhái cũng là một vấn đề bức bách cần phải được giải quyết. Những tồn tại cụ thể được Nghị quyết Đại hội Đảng IX chỉ ra đó là: “ Nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại và tệ tham nhũng không giảm, tác động xấu đến tình hình kinh tế – xã hội; lĩnh vực xuất khẩu có những hạn chế về sáng tạo nguồn hàng, chất lượng và sức cạnh tranh; xuất khẩu hàng nông sản thô còn chiếm tỷ trọng lớn; nhiều mặt hàng còn phải xuất khẩu qua trung gian hoặc chỉ là gia công nên hiệu quả kinh tế không cao. Mức tăng trưởng giá trị các ngành dịch vụ chỉ đạt trên 50% kế hoạch, trong khi lĩnh vực này chiếm tỷ trong lớn trong GDP. Tất cả những tồn tại trên đã hạn chế mức tăng trưởng của nền kinh tế”. Như vậy, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng đã thấy được vấn đề hàng giả, hàng nhái là quốc nạn, tác hại của nó đối với nền kinh tế và sự cần thiết phải ngăn chặn nó.

Một phần của tài liệu Hàng giả và hàng nhái thương hiệu – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w