Quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách hàng Lịch sử và hiện tạ

Một phần của tài liệu luận văn giải pháp hoàn thiện thị trường chứng khoán (Trang 41 - 46)

và hiện tại

Sau Thế chiến thứ I, trên thị tr−ờng chứng khoán Mỹ l−u hành một l−ợng chứng khoán trị giá khoảng 50 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, một nửa số chứng khoán trôi nổi này là không có giá trị. Điều đó là tấn bi kịch cho hàng nghìn công chúng đầu t−, những ng−ời đã bỏ toàn bộ vốn liếng, hoặc tiền tiết kiệm cả đời vào những chứng khoán vô giá trị này, và gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929. Ng−ời ta cho rằng, chính sự vô trách nhiệm của các nhà bảo lãnh phát hành, các nhà tự doanh, môi giới chúng khoán, họ đã không trung thực, không thận trọng trong t− vấn khách hàng là nguyên nhân gây nên sự đầu t− quá mức này. Họ đã khuyến khích công chúng đầu t− vào tất cả các doanh nghiệp mà không có bất kỳ sự phân tích nào cho nhà đầu t−. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 đã khiến các nhà quản lý thị tr−ờng Mỹ phải suy nghĩ tới đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức trung gian thị tr−ờng. Cuối cùng, ng−ời ta đã quyết định thay thế nguyên tắc “caveat emptor”1 trong quan hệ giữa các công ty chứng khoán và nhà đầu t− bằng một loạt những trách nhiệm của các công ty chứng khoán dựa trên nguyên tắc theo đó thì ng−ời quản lý tài sản của ng−ời khác phải thực hiện những trách nhiệm của ng−ời đ−ợc ủy thác (trustee duties). Ngày nay, nhiều ng−ời cho rằng, nền kinh tế Mỹ phát triển hùng mạnh trong suốt bảy thập kỷ qua, kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1930 chính là nhờ sự chuyên nghiệp cao và đạo đức kinh doanh của ngành chứng khoán. Ngành chứng khoán phát triển đã tạo nên một thị tr−ờng vốn hiệu quả, một kênh chuyển vốn vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế.

Ngày nay, những yếu tố mà vì chúng, các nhà quản lý thị tr−ờng không thể không quan tâm đến mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán và khách hàng, đó chính là xu h−ớng hội nhập quốc tế và sự đột phá của công nghệ cao.

Sự hội nhập sâu rộng giữa các thị tr−ờng tài chính th−ờng đ−ợc thực hiện dựa trên một số các điểm chính sau:

- Tự do hóa thị tr−ờng tài chính, những rào cản kỹ thuật trong cơ chế điều hành thị tr−ờng chứng khoán dần dần bị loại bỏ;

- Những rào cản pháp lý và kỹ thuật nhằm ngăn chặn các giao dịch xuyên biên giới cũng dần dần bị dỡ bỏ. Các ranh giới địa lý đã không còn là rào cản dòng chảy vốn. Kể cả những ng−ời tìm cơ hội đầu t− cũng nh− những ng−ời tìm vốn đều có thể tiếp cận mọi thị tr−ờng ở khắp mọi nơi trên thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình với một mức độ lợi nhuận mà ng−ời ta cho là tối −u nhất;

Đồng hành với xu h−ớng hội nhập là sự phát triển mang tính đột phá của công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ đã làm tăng hiệu quả của thị tr−ờng, đẩy nhanh tốc độ trao đổi thông tin. Trong vòng vài ba thập kỷ trở lại đây, các công cụ nh− máy tính cá nhân, các mạng cục bộ, những siêu máy tính cùng với những phần mềm hiện đại đã phát triển và đ−ợc bán ở khắp thế giới. Sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ máy tính đã làm cho thị tr−ờng trở nên hiệu quả hơn, minh bạch hơn và có khả năng thực hiện các giao dịch với số l−ợng ngày càng lớn. Công nghệ thông tin phát triển đã có ảnh h−ởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của cả ngành chứng khoán chứ không chỉ hạn chế trong các hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán. Ngày nay, bất kể một nhà đầu t− nào, chỉ cần trang bị máy tính cá nhân và modem, là có thể tiếp cận với các nhà đầu t− khác và có thể tiếp cận với bất kỳ một thị tr−ờng n−ớc ngoài nào chỉ bằng một cú nhấn chuột và họ có thể đầu t− vào bất kỳ nơi nào mà họ cho là an toàn và lợi nhuận cao nhất. Trong khi đó, các định chế thị tr−ờng nh− công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức giám sát, tổ chức l−u ký và thanh toán, bù trừ đều có xu h−ớng mở rộng hoạt động ra bên ngoài, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.

Nh− vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các thị tr−ờng chứng khoán đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Các công ty chứng khoán, không phân biệt

quốc tịch, cũng đang phải cạnh tranh với nhau. Trong khi đó khách hàng lại có rất nhiều sự lựa chọn. Nh− vậy, để các công ty chứng khoán có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, mối quan hệ giữa các công ty chứng khoán và nhà đầu t− phải đ−ợc nhìn nhận d−ới góc độ nhân bản hơn, không chỉ đơn thuần là các trách nhiệm pháp lý. Mối quan hệ này phải đ−ợc nâng lên tầm cao mới. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán không chỉ phải chú trọng trong cung cấp dịch vụ, trong quan hệ đối tác với các nhà đầu t− n−ớc ngoài, mà với ngay cả các nhà đầu t− trong n−ớc, bởi vì họ cũng hoàn toàn có khả năng chuyển h−ớng đầu t− sang một thị tr−ờng khác nếu nh− quan hệ giữa các công ty chứng khoán và họ không đ−ợc quan tâm một cách đúng mực.

Tuy nhiên, nếu nh− một số công ty chứng khoán phải chịu phá sản vì có quan hệ không tốt với khách hàng, dẫn đến mất sự tín nhiệm của khách hàng, thì điều này cũng chỉ là một hiện t−ợng rất bình th−ờng trong kinh tế thị tr−ờng. Điều mà chúng ta, những ng−ời quản lý thị tr−ờng phải thật sự quan tâm, đó là khi mối quan hệ này không đ−ợc quan tâm đúng mực một cách có hệ thống, có nghĩa là khi công chúng đầu t− mất hoàn toàn niềm tin vào sự trung thực của thị tr−ờng nói chung, mất niềm tin vào toàn bộ hệ thống trung gian thị tr−ờng chứ không phải đối với một số công ty chứng khoán riêng lẻ. Khi lòng tin của công chúng đầu t− vào một thị tr−ờng trung thực bị xói mòn thì hệ lụy của nó là sự sụt giảm đầu t− trên thị tr−ờng chứng khoán. Lịch sử cũng đã cho thấy rằng, sự sụt giảm thị tr−ờng chứng khoán th−ờng gây ảnh h−ởng nghiêm trọng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, và đặc biệt sự đầu cơ quá mức là nguyên nhân trực tiếp làm suy sụp cả nền kinh tế. Một số các diễn biến trên thị tr−ờng chứng khoán Mỹ gần đây cũng chứng tỏ suy luận này là đúng. Thật vậy, trong một nghiên cứu cách đây vài năm, một số nhà khoa học quan sát rằng l−ợng dân c− đầu t− vào cổ phiếu tăng từ 31.6% vào năm 1989 tới 49% năm 1998 và l−ợng tài sản dân c− đầu t− vào thị tr−ờng chứng khoán tăng từ 15% năm 1983 tới 35% năm 19892. Sau đó, giá cổ phiếu tăng vọt bất

2

chấp một số lời khuyến cáo về “bong bóng tài chính” của các nhà phân tích. Tiếp theo là sự sụt giảm trên thị tr−ờng. Ng−ời ta tính rằng từ đỉnh điểm của thị tr−ờng vào tháng 3 năm 2000 cho tới khi thị tr−ờng sụt giảm, thị tr−ờng Mỹ mất khoảng 4900 tỷ đô la3. Lần đầu tiên kể từ sau thế chiến thứ II, thu nhập của ng−ời dân Mỹ bị sụt giảm, kéo theo đó là lòng tin của dân chúng vào các chính sách kinh tế vĩ mô. Hai phần ba số ng−ời đ−ợc phỏng vấn vào thời điểm đó cho rằng nền kinh tế đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Sự mất niềm tin này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà quản lý trong hoạch định chính sách vĩ mô để bình ổn nền kinh tế, khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng trên thị tr−ờng chứng khoán. Từ bài học trên, theo chúng tôi, các công ty chứng khoán, các trung gian thị tr−ờng trong kiềm chế phải đóng vai trò tích cực, chủ động hơn nữa trong quan hệ với khách hàng đặc biệt phải hạn chế sự đầu cơ quá mức của công chúng đầu t−.

Sau cuộc Đại khủng hoảng, John Keynes cho rằng, đồng hành với sự phổ biến của đầu t− chứng khoán trong cộng đồng dân c− là sự xuất hiện của một bộ phận ngày càng tăng các nhà đầu t− không có một chút kiến thức gì về chứng khoán cũng nh− đầu t− trên thị tr−ờng chứng khoán4. Kéo theo đó là “hiệu ứng đám đông” với việc mua hoặc bán một loại chứng khoán một cách ồ ạt, không dựa trên giá trị thực của chứng khoán, cũng nh− tình hình tài chính, kinh doanh của tổ chức phát hành ra loại chứng khoán đó. Và trong hoàn cảnh đó, thì thậm chí một nhà đầu t− chuyên nghiệp cũng bất lực và cũng sẽ phải chạy theo thị tr−ờng thực hiện các chiến l−ợc đầu t− duy lý trí. Hiện t−ợng này cũng đã lặp lại trên thị tr−ờng chứng khoán Mỹ năm 2000 trong ví dụ mà chúng tôi vừa trình bày ở trên. Nh− vậy, một hệ thống định chế trung gian chuyên nghiệp với các công ty chứng khoán thật sự có trách nhiệm sẽ hoàn toàn có thể phá vỡ “hiệu ứng đám đông” ngay từ khi nó xuất hiện. Bởi vì các nhà môi giới chuyên nghiệp và có trách nhiệm sẽ có những định h−ớng kịp thời, khoa học, họ sẽ t− vấn những chiến l−ợc đầu t− cho các nhà đầu t− không

3

Chi tiết xem Robert J Samuelson, “Into the Great Unknown”, Washington Post ngày 21 tháng 3 năm 2001. 4

chuyên. Từ bài học trên đây, có thể nói, một hệ thống các công ty chứng khoán chuyên nghiệp, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao là vô cùng cần thiết cho một thị tr−ờng còn non trẻ nh− Việt Nam.

Ch−ơng II

Thực trạng mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và khách hàng tại việt nam

Một phần của tài liệu luận văn giải pháp hoàn thiện thị trường chứng khoán (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)