Những giải pháp về mặt quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá nguồn phát sinh rác thải Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương bằng phương pháp gián tiếp; xây dựng tệp dữ liệu trong Excels cho GIS (Trang 42 - 47)

Chính sách quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp sẽ được xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ khuyến khích sang ép buộc. Những định hướng lớn về chính sách quản lý CTR nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung gồm:

- Khuyến khích về thuế dưới dạng trợ cấp đầu tư cho các cơ sở sản xuất công nghiệp chấp thuận chuyển đổi hoặc áp dụng công nghệ sản xuất sạch, không phát sinh hoặc phát sinh ít chất thải. Khoản trợ cấp này được tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tư để thay đổi quy trình sản xuất hoặc thay đổi công nghệ sạch với các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiệu suất cao. Chỉ cho phép đi vào hoạt động các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất khi đã có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đến cùng với các loại chất thải phát sinh, nhất là chất thải nguy hại và CTR không phân hủy được.

- Khuyến khích thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính đã được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước (Sửa đổi). Riêng các doanh nghiệp xử lý CTR cần có trợ giúp từ ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc phải tiến hành, ít có khả năng sinh lợi và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

- Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý CTR phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù hợp.

- Coi việc thu nhặt phế thải như một ngành nghề. Xét về tổng thể thì những người thu nhặt phế thải là rất có lợi cho công tác quản lý CTR vì họ thu hồi được tỷ lệ lớn CTR để đưa vào tái chế và tái sử dụng, vì vậy lực lượng thu nhặt phế thải cần được tổ chức và quản lý.

- Kiên quyết xử ý các vi phạm Luật bảo vệ môi trường, quy chế, quy tắc vệ sinh đô thị, có chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng.

5.2.3. Đề xuất các chiến lược, kế hoạch thực hiện các giải pháp để tăng cường công tác quản lý CTR:

a) Giảm thiểu CTR:

- Khuyến khích áp dụng những qui trình sản xuất mới sạch hơn hoặc công nghệ sạch. Với các cơ sở công nghiệp đang vận hành, bất kỳ một sự thay đổi nào theo hướng hiện đại hóa về thiết bị, quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất dẫn tới giảm thiểu chất thải nói chung và CTR nói riêng đều được coi là sản xuất sạch hơn.

- Giảm thiểu CTR ngay tại nguồn bằng các giải pháp sử dụng tối ưu nguyên liệu, thay đổi công thức sản phẩm, giảm các vật liệu bao bì và đóng gói sản phẩm, thay đổi thói quen trong tiêu dùng.

b) Tái sử dụng và tái chế CTR:

- Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm ra một mục đích sử dụng khác. Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình: sản xuất-lưu thông-tiêu dùng- lưu thông-sản xuất.

- Khuyến khích các cơ sở tái chế CTR bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào nền kinh tế dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới.

- Tái sử dụng và tái chế CTR có thể thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong một số trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này trở thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.

c) Phân loại CTR:

Phân loại tốt CTR từ nguồn sẽ tận dụng được tối đa các thành phần có ích trong CTR và giúp cho việc xử lý CTR đạt hiệu quả cao.

* Phân loại CTR sinh hoạt:

- Thành phần chất hữu cơ: các loại thức ăn thừa, lá cây, củ, quả...

- Thành phần chất thải khác: kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo...

Trong các gia đình sử dụng các túi ni lông chứa chất thải. Mỗi gia đình có ít nhất 2 loại túi cho 2 loại chất thải. Từ năm 2005 trở đi có thể nghiên cứu và đưa vào sử dụng loại bao đựng chất thải tự phân hủy.

* Phân loại CTR công nghiệp: tách riêng 3 loại sau:

- Thành phần có thể tái chế được: kim loại, giấy, thủy tinh, chất dẻo...

- Thành phần CTR khác: tùy theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất.

- Thành phần nguy hại: gồm kim loại nặng, chất phóng xạ, các hoá chất độc...

d) Phân loại CTR bệnh viện:

CTR bệnh viện được phân làm 4 loại và đựng trong túi nilon hoặc hộp cứng theo từng loại: chất thải chung không độc, chất thải nhiễm khuẩn, chất thải rắn là các vật sắc nhọn, chất hóa học + chất phóng xạ + thuốc gây độc.

e. Thu gom và vận chuyển CTR

- Công việc thu gom, vận chuyển CTR đô thị phải tiến hành hàng ngày theo nguyên tắc CTR thải ra trong ngày nào phải được thu gom và vận chuyển đi trong ngày đó. Công tác thu gom cần tiến hành theo từng khu vực với lịch trình thu gom và vận chuyển chuẩn xác về thời gian. Trên cơ sở khối lượng chất thải, loại chất thải, nguồn phát sinh, cự ly và thời gian từ từng khu vực thu gom tới trạm trung chuyển, từ trạm trung chuyển tới bãi chôn lấp hoặc cơ sở xử lý để xác định công nghệ thu gom và vận chuyển tối ưu, từ đó có kế hoạch nâng cấp tiến tới tiêu chuẩn hóa công nghệ và trang thiết bị. Với các đường phố chính, các quảng trường là bộ mặt của đô thị cần phải trang bị các xe quét, hốt rác chuyên dùng.

- Tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, tình trạng đường phố, mật độ dân cư việc thu gom CTR từ các hộ gia đình có thể phối hợp các phương án thu gom: thu gom qua từng nhà, thu gom theo các điểm tập kết, thu gom theo các phương thức trung gian. Duy trì việc thu gom CTR ở các đường phố hẹp và ngõ bằng các xe đẩy tay, nhưng các thùng chứa trên xe phải được cải tiến hợp lý để có thể cơ giới hoá khi đổ vào các điểm chứa trung gian hoặc đổ lên xe cơ giới.

- Việc gom CTR ở các khu tập thể cao tầng, công sở, chợ, nơi công cộng phải thực hiện bằng các thùng chứa tiêu chuẩn hóa có nắp che. Điểm đặt thùng chứa phải thuận tiện cho người dân đổ CTR và việc vận chuyển của các đơn vị chuyên ngành.

của cơ sở mình, công nghệ xử lý chất thải trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Các thùng chứa CTR nguy hại phải được sơn màu đặc biệt. Trong trường hợp không tự xử lý được, cơ sở phải ký hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành.

- Với các đô thị và khu CN lớn, xa địa điểm xử lý (> 20 km), cần thiết phải xây dựng trạm trung chuyển nhằm sử dụng có hiệu quả các xe nén ép rác. Trong trường hợp này các xe nén ép rác chỉ vận chuyển từ điểm thu gom tới trạm trung chuyển, từ trạm trung chuyển đến các khu xử lý phải sử dụng xe tải chuyên dùng.

- Trang bị đồng phục và phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân, kể cả biển hiệu để làm tăng thêm ý thức trách nhiệm và tạo khả năng giám sát của nhân dân, góp phần cải thiện mỹ quan và văn minh đô thị.

KẾT LUẬN

Huyện Cẩm Giàng là huyện có nền kinh tế phát triển khá mạnh trên mọi mặt, trong đó chiếm ưu thế nhiều hơn cả là công nghiệp và nông nghiệp.

Công nghiệp là ngành phát sinh một lượng lớn CTR, nhất là CTRNH. Đó cũng là nguyên nhân khiến tổng lượng CTR trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng về số lượng và chủng loại.

Đồ án chuyên nghành “Đánh giá nguồn phát sinh rác thải Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương bằng phương pháp gián tiếp; xây dựng tệp dữ liệu trong

Excels cho GIS” nhằm mục đích thống kê, tính toán xác định nguồn, lượng loại chất

thải rắn phát sinh trong địa bàn Huyện. Xây dựng tệp dữ liệu trong excel kết hợp với GIS; làm công cụ hỗ trợ cho việc lập báo cáo định kỳ về hiện trạng môi trường, cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý rác thải của Huyện .

Thông qua đồ án, sinh viên có thể nắm bắt rõ được nguồn gốc, hiện trạng, số lượng, chủng loại cũng như tính chất của CTR phát sinh trên địa bàn huyện Cẩm Giàng; từ đó đánh giá được một cách tổng quan về hiện trạng môi trường CTR của huyện; đưa ra những đề xuất thích hợp cho việc quản lý nguồn thải, xử lý chất thải. Ngoài ra, việc ứng dụng GIS và Excels trong việc xử lý số liệu giúp rèn luyện cho sinh viên về kỹ năng thao tác tính toán; thấy được lợi ích to lớn của GIS cùng với ứng dụng của nó trong quản lý nguồn thải CTR nói riêng và quản lý môi trường nói chung. Trong quá trình làm bài tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến vô cùng tận tình và kỹ lưỡng của Thầy giáo: Đàm Quang Th; Thầy Tạ Đăng Thuần; Thầy giáo Lê Thành Huy. Nhờ có sự giúp đỡ của cácThầy mà em đã hoàn thành tốt đồ án được giao. Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy!

Em xin chân thành cảm ơn! Hưng Yên, ngày 06 tháng 04 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009.

2. Giáo trình: “Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại”-TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH , VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG- ThS, NCS Võ Đình Long, ThS Nguyễn Văn Sơn.

3. Quyết định số: 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải rắn y tế.

4. Một số thông tư và báo cáo liên quan tới quản lý CTR. 5. Một số website điện tử.

Một phần của tài liệu Đánh giá nguồn phát sinh rác thải Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương bằng phương pháp gián tiếp; xây dựng tệp dữ liệu trong Excels cho GIS (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w