Những giải pháp về mặt công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá nguồn phát sinh rác thải Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương bằng phương pháp gián tiếp; xây dựng tệp dữ liệu trong Excels cho GIS (Trang 39 - 42)

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các phương pháp xử lý CTR khác nhau. Phương pháp xử lý áp dụng phụ thuộc vào CTR (thành phần, nguồn gốc…) và điều kiện tự nhiên, kinh tế của mỗi quốc gia.

Có 3 phương pháp xử lý CTR chính: chôn lấp, thiêu đốt và sử dụng làm phân vi sinh.

Một số khái niệm:

- Chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên. - Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của CTR khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4 . Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.

- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là: “Khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp CTR bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc…”

Phương pháp chôn lấp:

Đây là phương pháp mà tất cả các đô thị ở Việt Nam đang áp dụng và cho phép duy trì tới năm 2005 với những cải tiến kèm theo:

- Làm hàng rào ngăn cách bãi chôn lấp bằng cách trồng cây (cây bụi và cây lớn) vừa có tác dụng hạn chế ô nhiễm vừa cải tạo cảnh quan cho khu vực.

- Khi đóng cửa bãi chôn lấp, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để chống ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

* Chôn lấp hợp vệ sinh:

Là phương pháp thích hợp nhất cho các đô thị và khu CN ở Việt Nam, trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có mặt bằng thích hợp (diện tích đủ lớn, nguy cơ gây ô nhiễm ít). Khi bãi chôn lấp đã đầy và hết lún sẽ trở thành nơi trông cây xanh. Có thể kết hợp nghiền CTR trước khi chôn và sử dụng phương tiện đầm nén chuyên dùng để giảm thể tích, tiết kiệm diện tích bãi chôn. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý:

- Vị trí bãi chôn lấp phải được khảo sát kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu tới môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, nguy cơ cháy, nổ do khí thải...

- Diện tích bãi phải đủ lớn để có thể chôn lấp CTR trong thời gian tối thiểu 20-25 năm.

- Xử lý chống thấm phần đáy và thành bãi chôn lấp, có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp.

- Bãi chôn lấp phải được phân theo từng ô với diện tích phù hợp để chôn lấp các loại CTR khác nhau.

- Có hệ thống thụ động thoát khí thải sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải.

b) Xử lý CTR làm phân bón:

- Đặc điểm chung của CTR đô thị ở nước ta là có thành phần hữu cơ cao, sau khi được phân loại, rất thích hợp để chế biến làm phân bón bằng phương pháp lên men tự nhiên hoặc lên men cưỡng bức. Có thể chọn công nghệ phân hủy dùng vi khuẩn hiếu khí hoặc vi khuẩn yếm khí.

- Phân bón chế biến từ CTR đô thị, nếu được bổ sung thêm đạm, lân và kali sẽ là một loại phân bón chất lượng tốt, các thành phần như: đất, đá, kim loại, nhựa, xử than, thủy tinh... trong CTR phải được tách ra triệt để và phải thực hiện tốt việc phân loại CTR tại nguồn.

c) Xử lý CTR bằng phương pháp đốt:

Đây là phương pháp xử lý triệt để nhất nhưng cần vốn đầu tư ban đầu lớn. CTR đô thị ở việt Nam có độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900-1100 Kcal/kg) vì vậy trong quá trình đốt phải sử dụng nhiên liệu bổ sung như than, dầu hoặc khí thải. Việc đốt CTR chỉ có hiệu quả khi nhiệt trị của CTR đạt mức tối thiểu 1800 Kcal/kg. Tuy nhiên nếu xuất hiện các điều kiện thuận lợi về đầu tư như: Đầu tư nước ngoài dưới dạng BOT, đầu tư với vốn ODA và gần các nguồn nguyên liệu như than, Pdầu, khí đốt thì có thể áp dụng phương pháp này để thu hồi năng lượng dưới dạng điện năng thương phẩm. Các loại lò đốt nhỏ đa buồng có nhiệt độ trong buồng đốt thích hợp và có hệ thống xử lý khói, bụi, mùi hiện đại cần được đầu tư xây dựng để thiêu đốt chất thải bệnh viện và chất thải nguy hại.

* Xử lý CTR nguy hại

CTR nguy hại cần được xử lý theo tính chất và thành phần của chúng. Tùy thuộc vào đặc tính lý, hóa, sinh học của CTR nguy hại mà lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Việc quản lý CTR nguy hại nói chung và xử lý CTR nguy hại nói riêng phải tuân thủ theo: “Quy chế quản lý chất thải nguy hại” đã được chính phủ ban hành.

* Định hướng về công nghệ xử lý CTR cho các đô thị và khu CN ở các vùng:

- Các khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu gồm các nhà máy chế biến nông sản như: rau quả, tôm, cá, thịt đông lạnh, xay xát, đường, thuộc da... Đặc điểm đặc trưng nhất của CTR đô thị và khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là có thành phần hữu cơ rất cao, thuận lợi cho việc chế biến làm phân bón cung cấp cho nhu cầu nhà vườn và trồng rẫy của vùng. Để hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng bất lợi

của CTR vào mùa mưa lũ, công nghệ xử lý CTR cho các đô thị và khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được định hướng như sau:

+ Ưu tiên phương pháp chế biến CTR đô thị làm phân bón bằng dây chuyền thiết bị đồng bộ, tuỳ theo quy mô của từng đô thị để lựa chọn công suất cho phù hợp.

+ Xử lý bằng phương pháp đốt CTR bệnh viện và chất thải nguy hại với các lò đốt đa buồng hiện đại.

+ Chỉ chôn lấp các CTR như: phế thải xây dựng, các thành phần trơ được tách ra trong quá trình sản xuất phân bón và tro của các lò đốt CTR. Việc chôn lấp được tiến hành theo từng ô trong các bãi chôn lấp an toàn có để bao, chống thấm thành và đáy bãi.

- Các đô thị và KCN ở các vùng còn lại trong cả nước, tuỳ theo đặc thù tự nhiên và kinh tế xã hội có thể lựa chọn 1 hoặc đồng thời tất cả các công nghệ xử lý CTR.

- Các cụm đô thị gồm 1 đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh trong vòng bán kính 30- 40 km có thể quy hoạch chung một khu xử lý CTR liên hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá nguồn phát sinh rác thải Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương bằng phương pháp gián tiếp; xây dựng tệp dữ liệu trong Excels cho GIS (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w