Kết quả mô phỏng so sánh bộ PI thường và điều khiển mờ

Một phần của tài liệu khảo sát và thiết kế thiết bị bù công suất phản kháng tĩnh cho trạm truyền tải điện 220kv (Trang 103 - 106)

Để so sánh với bộ PI thông thường và khi sử dụng mờ thì ta tiến hành mô phỏng trên cùng file. Với các thông số vẫn như trên khi điều khiển bằng luật PI thường.

Sơ đồ cấu trúc điều khiển điện áp bằng luật mờ.

Hình 4.24 Sơ đồ cấu trúc điều khiển luật PI động

Xét trường hợp hệ thống đóng tải tại t = 0,7s Điện áp tại thanh cái tại nơi lắp đặt SVC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Nông lâm http://www.lrc-tnu.edu

Nhận xét:

Từ kết quả mô phỏng thấy rằng, cả hai bộ điều khiển đều đạt yêu cầu giữ ổn định điện áp độ quá điều chỉnh 8%, sai lệch tĩnh nhỏ hơn 1%. Tuy nhiên, khi điều khiển bằng luật PI mờ điện áp thanh cái có sai lệch tĩnh nhỏ hơn so với điều khiển PI thường. Giá trị điện áp phản ứng nhanh hơn về để tiến nhanh về giá trị đặt.

Công suất phản kháng tại nơi lắp đặt SVC:

Hình 4.26 Công suất phản kháng tại thanh cái đặt SCV

Nhận xét:

Cũng như điện áp của thanh cái thì từ kết quả mô phỏng thấy công suất phản kháng của hệ thống nhanh chóng trở về giá trị đặt, sai lệch tĩnh nhỏ hơn PI thường.

Kết luận khi sử dụng PI fuzzy: Phương pháp điều khiển sử dụng luật mờ Fuzzy đã nâng cao chất lượng điều khiển bù công suất phản kháng FC - TCR.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Nông lâm http://www.lrc-tnu.edu

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Sau thời gian nghiên cứu, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.

Võ Quang Vinh, cùng với sự nỗ lực làm việc và nghiên cứu của bản thân, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Các kết quả mà luận văn đã đạt được là:

- Tìm hiểu các khái niệm và lý thuyết về bù công suất phản kháng trong hệ thống điện và lưới điện 220kV. Phân tích chế độ làm việc và cân bằng công suất trong hệ thống điện, các khái niệm về điều chỉnh điện áp.

- Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị bù tĩnh SVC. Đánh giá được ưu , nhược điểm của các phương pháp bù công suất phản kháng trong hệ thống điện.

- Xây dựng thuật toán điều khiển cho SVC trên cơ sở các lý thuyết về các phần tử của SVC. Tính toán được các thông số của bộ SVC để đáp ứng yêu cầu công nghệ đặt ra.

- Xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống điện trong Matlab/Simulink có mắc SVC với nút phụ tải đóng cắt vào lưới. Sử dụng luật điều khiển PI các kết quả mô phỏng đáp ứng được yêu cầu công nghệ đặt ra với hệ thống.

- Đồng thời dùng luật mờ FUZZY để cải thiện chất lượng điều chỉnh của hệ bù FC - TCR. So sánh hệ khi sử dụng luật PI thông thường thì PI FUZZY có những ưu điểm hơn.

2. Đề xuất hƣớng nghiên cứu

Với sự phát triển của nền công nghiệp, nhu cầu điện năng đang ngày càng trở thành một vấn đề cấp thiết. Chúng ta đang xây dựng thêm các nhà máy điện như thuỷ điện Sơn La, … cũng như mua điện từ các nước trong khu vực như Trung Quốc… bằng đường dây siêu cao áp để đáp ứng nhu cầu điện năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Nông lâm http://www.lrc-tnu.edu

trong các năm tới. Xu hướng để hợp nhất các hệ thống điện nhỏ thành hệ thống điện hợp nhất là một xu hướng tất yếu. Khi đó, yêu cầu về chất lượng điện năng và hiệu suất truyền tải điện năng trong hệ thống điện ngày càng cao. Do vậy, bù công suất phản kháng trong hệ thống điện bằng thiết bị bù tĩnh SVC thay cho bù bằng tụ bù và máy bù đồng bộ là một giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng điện năng trong hệ thống, tăng khả năng tải của đường dây, tăng độ tin cậy cho hệ thống.

Luận văn này mới chỉ giải quyết được vấn đề tính toán thông số, thiết kế mạch nguyên lý cho SVC và mô phỏng hệ thống bằng Matlab/Simulink, nâng cao chất lượng điều khiển hệ thống bù tĩnh bằng luật mờ. Hướng tiếp theo của đề tài là sẽ thiết kế các mạch điều khiển, triển khai thi công, chế tạo các bộ SVC dùng cho các hệ thống công suất nhỏ, tiến tới thiết kế bộ SVC dùng cho lưới 220kV. Ứng dụng các phương pháp điều khiển tiên tiến để nâng cao chất lượng điều khiển của hệ thống.

Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong bộ môn và các bạn động nghiệp để em hoàn thành tốt nhất luận văn của mình,cũng như các hướng nghiên cứu tiếp theo. Một lần nữa em xin chân thành bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Võ Quang Vinh , các thầy cô trong Trường

ĐHKT Công Nghiệp Thái Nguyên đã giúp em hoàn thành luận văn này .

Thái Nguyên, tháng 9 năm2010

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu khảo sát và thiết kế thiết bị bù công suất phản kháng tĩnh cho trạm truyền tải điện 220kv (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)