Kết quả mô phỏng trường hợp 1

Một phần của tài liệu khảo sát và thiết kế thiết bị bù công suất phản kháng tĩnh cho trạm truyền tải điện 220kv (Trang 90 - 92)

Ban đầu phụ tải 1 và phụ tải 2 được đóng vào hệ thống, điện áp tại thanh góp có giá trị định mức. Phụ tải 3 được cắt ra khỏi lưới tại thời điểm t = 0,7s. Do đó điện áp trên thanh góp tăng so với khi chưa cắt tải. Bộ điều khiển do tín hiệu từ điện áp lưới so sánh với tín hiệu đặt điều chỉnh tăng dòng qua TCR nhằm giảm điện áp thanh góp về lân cận giá trị điện áp ban đầu.

Trong trường hợp này ta có các kết quả thể hiện các đường đặc tính như sau:

* Trường hợp khi hệ thống không có thiết bị bù tĩnh SVC

Hình 4.9. Đồ thị điện áp hiệu dụng 3 pha tại nút phụ tải và công suất phản kháng truyền tải trên lưới điện

Từ đồ thị trên ta thấy, sau khi cắt phụ tải 3 ra khỏi lưới tại thời điểm t = 0,7s điện áp lưới tăng lên 3% so với điện áp định mức. Sự tăng điện áp này làm cho các phụ tải 1 và phụ tải 2 bị quá tải, làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Nông lâm http://www.lrc-tnu.edu

- Đồ thị điện áp hiệu dụng 3 pha tại nút phụ tải và công suất phản kháng truyền tải trên lưới điện.

Hình 4.10 Đồ thị điện áp hiệu dụng 3 pha tại nút phụ tải và công suất phản kháng truyền tải trên lưới điện

Công suất phản kháng phát của SVC

Hình 4.11 Công suất phản kháng phát của SVC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Nông lâm http://www.lrc-tnu.edu

Hình 4.12 Đồ thị góc mở cấp cho TCR

Nhận xét:

- Tại thời điểm từ t = 0s đến thời điểm t = 0,7s, hệ thống ở trạng thái ổn định. Điện áp lưới ở giá trị định mức. Thiết bị bù tĩnh SVC phát ra một lượng công suất phản kháng rất nhỏ, góc mở  ổn định ở giá trị  = 1120.

- Sau thời điểm t = 0,7s, phụ tải 3 bị cắt khỏi lưới, hệ thống dư thừa một lượng công suất phản kháng là 40MVAr, điện áp lưới tăng lên. Lúc này SVC sẽ tiêu thụ lượng công suất phản kháng này để giữ cho điện áp lưới ổn định về giá trị định mức.

Như vậy, từ kết quả trên ta thấy, sự tham gia của thiết bị bù tĩnh SVC có thể ổn định được điện áp lưới trong trường hợp lưới điện bị dư thừa công suất phản kháng, nâng cao chất lượng truyền tải điện.

Một phần của tài liệu khảo sát và thiết kế thiết bị bù công suất phản kháng tĩnh cho trạm truyền tải điện 220kv (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)