4.1 Thành tựu đạt được
Qua hơn 4 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, PGD Long Bình Tân đã dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường hoạt động ở địa bàn Phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai cũng như trong hoạt động của toàn ngành Ngân hàng nói chung.
Theo như những phân tích ở trên, nhìn chung kết quả hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD Long Bình Tân đang có những bước tiến triển tốt, lợi nhuận năm sau tăng cao hơn so với năm trước cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân tại PGD đang có những dấu hiệu tích cực.
Mặc dù tình hình kinh tế đã trải qua những thăng trầm như thời gian vừa qua, nhưng nguồn vốn huy động đủ đáp ứng được nhu cầu tín dụng trên thị trường. Qua đó ta có thể nhận thấy sự phát triển vững vàng của hoạt động huy động và tín dụng trong tương lai của PGD Long Bình Tân.
Trong quá trình hoạt động tín dụng cá nhân, kết quả hoạt động tín dụng của PGD khá cao thông qua những kết quả đã đạt được. Điều này giúp ta nhận thấy quy trình cho vay đã được thực hiện rất chặt chẽ và nghiêm túc, đội ngũ cán bộ tín dụng là những người thật sự có năng lực chuyên môn cao.
4.2 Những mặt hạn chế
Mức lãi suất cho vay còn cao so với những ngân hàng khác, khiến khách hàng khó tiếp cận được nguồn vốn của PGD.
Về đối tượng cho vay: PGD có những hạn chế nhất định, chưa mở rộng nhiều lắm như PGD sẽ cho vay những khách hàng có uy tín và là khách hàng thường xuyên của PGD, cán bộ công nhân viên những người có thu nhập ổn định. Còn những khách hàng bình thường thì buộc phải có tài sản thế chấp. Điều đó gây ảnh hưởng không ít đến quy mô cho vay của PGD.
Về thời hạn cho vay: PGD cho vay những khoản vay tiêu dùng tín chấp tối đa là 48 tháng, vay xây, sửa nhà tối đa là 15 năm. PGD chưa mạnh dạn cho vay với thời hạn dài hơn vì các khoản vay thường không lớn lắm, đơn lẻ nên khó kiểm soát được hết.
27
Về dư nợ cho vay tối đa: Chính vì những khoản vay nhỏ lẻ nên PGD rất thận trọng khi cho vay, chi phí thẩm định khá tốn kém khiến mức dư nợ tối đa đối với khách hàng là còn hạn chế.
Hồ sơ, thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp sẽ gây cho khách hàng khá nhiều khó khăn, sẽ không có nhiều sức hấp dẫn đối với khách hàng.
Nợ quá hạn đang tăng dần qua các năm là dấu hiệu cần báo động trong công tác quản lý nợ vay tại PGD.
Mỗi khoản cho vay tại PGD thường không lớn lắm vì PGD đề phòng không thu được nợ do không phải lúc nào cũng có thể nắm bắt đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin của khách hàng. Do vậy nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng dẫn đến việc khách hàng tìm nguồn cung từ những ngân hàng khác.
Chương 4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1. Nhóm giải pháp trực tiếp
1.1 Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt
Trên thực tế, lãi suất cho vay tại PGD Long Bình Tân cao hơn các ngân hàng khác trên địa bàn sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều lên doanh số cho vay của PGD. Do đó, PGD Long Bình Tân cần xây dựng chính sách giá cả hợp lý đối với cả hai hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng và quyền lợi cho khách hàng.
Đối với lãi suất huy động: PGD nên luôn duy trì lãi suất huy động ở mức cao thích hợp để có thể giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Đối với lãi suất cho vay: ứng dụng với lãi suất linh hoạt tương ứng với chất lượng dịch vụ, so sánh với các ngân hàng bạn, tuỳ từng đối tượng đến vay và tuỳ từng thời kỳ mà PGD có thể điều chỉnh lãi suất cho vay với biên độ dao động trong phạm vi cho phép để vừa bù đắp được chi phí vừa mang lại lợi nhuận cho PGD.
Tuy nhiên, nếu chỉ lấy lãi suất ra để thu hút khách hàng thì cũng chưa đủ mà PGD phải tạo lập được niềm tin nơi khách hàng về dịch vụ của mình, đưa ra những kế
28
hoạch marketing, chính sách ưu đãi khuyến khích khách hàng gửi thêm tiền vào ngân hàng và đặc biệt là nhân viên chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình.
1.2 Gia tăng hạn mức, thời hạn cho vay
Không phải đối tượng nào cũng được PGD cho vay mức giống nhau và thời hạn vay giống nhau. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu vay cá nhân ngày một gia tăng, do đó PGD nên tăng mức vay cho những khách hàng có uy tín, khách hàng thường xuyên và những khách hàng có thu nhập ổn định so với hiện tại. Mức cho vay tăng thêm sẽ góp phần thu hút khách hàng và làm tăng doanh số cho vay cũng như thu nhập cho PGD. PGD cũng nên tăng thêm thời hạn vay đối với các gói sản phẩm mang tính chất lâu dài như xây, sửa nhà của người dân nên thay đổi từ mức 15 năm tối đa lên mức 20 – 25 năm tối đa để tạo điều kiện cho người dân có thêm thời gian trả nợ và tạo cho PGD cơ hội cạnh tranh với các ngân hàng khác về doanh số cho vay
1.3 Cải thiện quy trình cho vay cá nhân
Quy trình cho vay cá nhân hiện tại của PGD Long Bình Tân còn nằm trong quy chế cho vay chung của toàn hệ thống Ngân hàng Techcombank. PGD cần xây dựng cho mình một quy trình riêng, linh hoạt và phù hợp với tình hình, khả năng hoạt động của PGD, phù hợp với địa bàn hoạt động của PGD nhưng vẫn tuân theo các bước trong quy trình chung của Ngân hàng Techcombank.
Bám sát cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của Nhà Nước, nên thường xuyên kiểm tra lẫn nhau trong các khâu của quy trình cho vay cá nhân.
Nên có quy định rõ từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của cán bộ nhân viên liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình.
29
1.4 Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng.
Thị trường sản phẩm là thị trường cạnh tranh công bằng nhất giữa các ngân hàng. Cạnh tranh bằng sản phẩm là hình thức thể hiện rõ nhất chiến lược kinh doanh của ngân hàng là mạnh hay yếu. Hiện nay, PGD đã có khá nhiều sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, tuy nhiên cơ cấu cho vay chưa đồng đều. Các khoản vay bất động sản chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó các sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được chú trọng. Khi đời sống của người dân ngày càng được tăng cao thì nhu càu của họ cũng mở rộng theo. Các nhu cầu về du học, khám chữa bệnh, du lịch, hay các nhu cầu tiện ích tiêu dùng khác đang có xu hướng nở rộ. Vì vậy, PGD nên chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng của mình, giúp tăng lượng khách hàng, mở rộng thị phần và tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.
1.5 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Đối với một ngành kinh doanh dịch vụ như ngân hàng thì chất lượng đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của tổ chức. Do đó, để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng trong tương lai, các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng cần không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của mình.
1.5.1 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên
- PGD cần xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên riêng, khoa học, chính xác và hợp lý phù hợp với tình hình, khả năng hoạt động của PGD, nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu của công việc.
- Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.
30
- Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội khác, qua đó kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên để khích lệ những ưu điểm và khắc phục những yếu kém hiện tại.
- Cần có những chính sách đãi ngộ thoả đáng, đặc biệt đối với những nhân viên có chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho ngân hàng.
- Nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật của cán bộ nhân viên trong ngân hàng.
1.5.2 Nâng cao khả năng giao tiếp của giao dịch viên khi tiếp xúc với khách hàng
Ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, giao dịch viên cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng khách hàng
- Tạo sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ - Lắng nghe và giao tiếp hiệu quả - Trung thực
- Kiên nhẫn, biết nắm bắt nhu cầu cũng như tâm lý khách hàng - Gây dựng niềm tin, duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng
1.5.3 Đẩy mạnh công tác tư vấn đối với KHCN
Với nền kinh tế hiện đại ngày nay, mọi giao dịch đều thông qua ngân hàng thì KHCN còn gặp nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin và áp dụng những sản phẩm tiện ích ngân hàng. Vì vậy ngoài những nghiệp vụ của mình, ngân hàng cần phải có đội ngũ những nhân viên, chuyên viên sẵn sàng tìm ra những nhu cầu của khách hàng và tư vấn một cách chuyên nghiệp nhất.
Đặc biệt là với những cán bộ tín dụng – người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần phải được đào tạo có bài bản và cẩn thận. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, những yếu tố cần thiết của một người cán bộ tín dụng là:
- Năng lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn.
- Năng lực dự đoán sự biến động của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của mảng tín dụng tiêu dùng nói riêng.
31
- Năng lực tự trau dồi bản thân, nâng cao kiến thức chuyên môn, hiểu biết xã hội.
- Tận tâm với công việc, nhiệt tình trong công cuộc xây dựng sự nghiệp của mình và của ngân hàng.
Không những ngân hàng nên tiến hành đào tạo để nâng cao trình độ kiến thức của mỗi người mà còn nâng cao phẩm chất đạo đức, thái độ phục vụ khách hàng của mỗi người. Bên cạnh đó, do đối tượng phục vụ là cá nhân và các hộ gia đình nên nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức sâu rộng về các ngành nghề trong xã hội, về thị trường sản phẩm hàng hoá để từ đó tiến hành việc thẩm định tín dụng nhanh chóng và chính xác. Mỗi cán bộ nhân viên cần nhận thức rõ ý thức trách nhiệm này của mình và có tinh thần tự giác trau dồi kiến thức cho bản thân. Định kì, ngân hàng có thể tiến hành những cuộc thăm dò ý kiến của nhân viên về nguyện vọng công việc, mong muốn của họ hay những góp ý cho định hướng phát triển ngân hàng.