Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng đại lý

Một phần của tài liệu Chuyên đề hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt nam (Trang 37 - 43)

6. Bố cục đề tài

2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng đại lý

2.3.1. Hành lang pháp lý

Luật Việt Nam chƣa có văn bản riêng điều chỉnh về hoạt động ngân hàng đại lý, hiện tại chỉ tìm thấy những quy định liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ ngân

hàng đại lý và thanh toán quốc tế trong một số quyết định của Chính phủ nhƣ Điều 4 Quyết định 1136/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 09/09/2004 về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc có thể suy ra từ các văn bản Luật khác nhƣ Pháp luật ngoại hối, Quyết định 62/QĐ-NH9 (22/03/1997) về việc giao nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cho vụ các định chế tài chính; Nghị định 63/1998/ND-CP về quản lý ngoại hối; Quyết định 75/1999/QĐ-NHNN9 (03/03/1999) về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế….Luật là văn bản chính thống của Nhà nƣớc ban hành một số quy định nhằm điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng đại lý hiện tại chƣa có các văn bản luật rõ ràng và bị xé nhỏ khá nhiều trong các văn bản luật khác nhau. Điều này sẽ khiến các ngân hàng thƣơng mại gặp nhiều khó khăn khi không thể vin vào một văn bản Luật duy nhất mà phải tổng hợp và bóc tách từ các quy định của NHNN. Mặt khác, trong trƣờng hợp có những biến đổi bất thƣờng, các ngân hàng sẽ phải chờ đợi Chính phủ ban hành quyết định và các thông tƣ hƣớng dẫn. Hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hai bộ luật: Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng. Báo cáo Môi trƣờng Kinh doanh 2009 khu vực Đông Á – Thái Bình Dƣơng của Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 92 về mức độ thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh, giảm một bậc so với xếp hạng năm 2008. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trƣờng pháp lý minh bạch. Thiết nghĩ trong thời gian sắp tới, Chính phủ cần dành riêng một phần trong các văn bản pháp lý để giải thích và quy định một số thông tin về hoạt động cũng nhƣ các nghiệp vụ ngân hàng đại lý để định hƣớng cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong các bƣớc phát triển trong tƣơng lại.

Mới đây khi Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai chính thức có hiệu lực (01/09/2009), ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc mua và sở hữu nhà ở trong nƣớc. Tính toán của cơ quan chức năng chỉ ra, có khoảng 70% trong tổng số hơn 3 triệu ngƣời Việt Nam đang ở nƣớc ngoài vẫn đang giữ quốc tịch gốc. Điều này có nghĩa cơ hội sẽ mở rộng hơn cho đông đảo kiều bào nói chung đƣợc mua và sở hữu nhà ở trong nƣớc. Đây là cơ hội tốt để các

hối đƣợc chuyển về Việt Nam trong thời gian sắp tới. Trƣớc đây, Luật không cho phép kiều bào Việt Nam đƣợc mua và sở hữu nhà ở nƣớc ngoài. Với sự thay đổi này, chính sách kiểm soát ngoại hối đã đƣợc nới lỏng và điều này góp phần thúc đẩy các dịch vụ qua ngân hàng phát triển. Kiều hối là dòng vốn đầu tƣ dồi dào và hiệu quả đƣợc chính những ngƣời dân Việt Nam đang sinh sống ở nƣớc ngoài chuyển về nƣớc để phục vụ cho nhiều mục đích: trợ cấp thân nhân hoặc để đầu tƣ…Có thể hiểu đây là biện pháp tích cực từ Chính phủ nhằm tranh thủ nguồn đầu tƣ hiệu quả từ kiều bào và tạo cơ hội cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Tuy nhiên, Luật quy định đã đƣợc thông cáo báo chí nhƣng hiện tại vẫn chƣa có thông tƣ hƣớng dẫn thi hành cụ thể về vấn đề này. Do vậy, Chính phủ cần sớm dự thảo và ban hành thông tƣ hƣớng dẫn liên quan đến quy định ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đƣợc phép sở hữu nhà tại Việt Nam để tạo điều kiện mở rộng kênh đầu tƣ cho kiều bào nói chung và hoạt động thanh toán của ngân hàng nói riêng.

2.3.2. Công nghệ

Các ngân hàng sử dụng SWIFT làm hệ thống thông tin liên lạc trong các nghiệp vụ ngân hàng đại lý. SWIFT là mạng viễn thông toàn cầu với những quy chuẩn đã đƣợc mọi chấp nhận và nƣơng theo. Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng của hoạt động thanh toán quốc tế thông qua SWIFT chính là STP – tỷ lệ công điện đạt chuẩn (hay còn gọi là tỷ lệ điện chuẩn). Tỷ lệ STP (Straight Through Processing) là tỷ lệ điện thanh toán phát đi, đạt đủ tiêu chuẩn để đƣợc xử lý tự động hoàn toàn bằng máy tính mà không cần sự can thiệp của con ngƣời. Tiêu chí này dựa trên số lƣợng điện thanh toán đi tự động trên tổng số lƣợng các công điện thanh toán. STP trong khoảng từ 90-95% là tỷ lệ cao và xấp xỉ 100% đƣợc xem là chuẩn. Với chủ trƣơng phát triển công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại và tự động hóa, đây chính là một tiêu chí điển hình đánh giá chất lƣợng thanh toán quốc tế của các ngân hàng trong hoạt động ngân hàng đại lý. Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế thƣờng đƣợc các ngân hàng đại lý quốc tế dành cho các ngân hàng đối tác có các hoạt động giao dịch thanh toán quốc tế (gồm các hoạt động chuyển tiền, tài trợ thƣơng mại...) có tỷ lệ điện đạt chất lƣợng cao. Tính đến nay đã có một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đạt đƣợc chứng nhận của Bank of New

York, Union Bank of California, HSBC…về tỷ lệ STP cao bao gồm: Ngân hàng Ngoại thƣơng (Vietcombank), Ngân hàng Kỹ thƣơng (Techcombank), Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Phƣơng Nam, Ngân hàng Habubank….Tỷ lệ STP đƣợc đánh giá và nhận định bởi các ngân hàng nƣớc ngoài phải dựa trên một số yếu tố khác nhƣ khối lƣợng giao dịch thanh toán quốc tế lớn, các lệnh chuyển tiền thanh toán quốc tế đƣợc định dạng chính xác tuyệt đối, hệ thống máy tính cài đặt có thể tự động xử lý, không cần yếu tố con ngƣời tác động. SWIFT là nền tảng công nghệ có sẵn, các ngân hàng Việt Nam khi tham gia SWIFT có cơ hội kế thừa những thành tựu công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, duy trì và củng cố chất lƣợng điện thanh toán trong hoạt động ngân hàng đại lý đã thôi thúc các ngân hàng không ngừng nâng cao nghiệp vụ để trở nên cạnh tranh hơn trong môi trƣờng tài chính chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng lõi Core banking cũng đƣợc các ngân hàng đặc biệt chú trọng nâng cấp. Ngân hàng lõi mạnh và chuẩn xác giúp các ngân hàng nhanh chóng tiếp cận các nguồn công nghệ khác để phát triển hoạt động thanh toán của mình – đặc biệt trong các giao dịch quốc tế. Hiện nay, nhiều NHTMCP Việt Nam nhƣ Techcombank, VP bank, MB... rất quan tâm và đầu tƣ lớn vào công nghệ ngân hàng. Riêng VP bank đã đầu tƣ gần 10 triệu USD cho công nghệ ngân hàng bao gồm việc nâng cấp và sử dụng hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos (Thụy Sĩ) – hiện là hệ thống đƣợc đánh giá cao nhất trong hệ thống các phần mềm. Tuy nhiên, mức độ phát triển CNTT còn chƣa đồng đều giữa các ngân hàng, hiệu quả tối đa mang lại cho từng ngân hàng từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại còn chƣa cao. Nhiều ngân hàng đã áp dụng những công nghệ hàng đầu thế giới nhƣng còn nhiều ngân hàng vẫn áp dụng trình độ công nghệ ở mức thấp, điều này gây khó khăn trong việc phối kết hợp việc triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi có sự liên minh liên kết cao nhƣ kết nối sử dụng thẻ giữa các NH, đại lý bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ.... Trên thực tế, việc ứng dụng các công nghệ hiện nay còn nhiều bất cập, mặt bằng trình độ công nghệ của các ngân hàng còn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ công nghệ giữa các ngân hàng khá xa dẫn đến hai tình trạng trái ngƣợc nhau: hoặc là chỉ có thể ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp do hạn chế về vốn hoặc

chuẩn mực nghiệp vụ chƣa đƣợc ban hành đầy đủ. Chính điều này cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng khó kết nối với nhau.

Sau quá trình tập trung đầu tƣ phát triển công nghệ ngân hàng lõi, các ngân hàng bắt đầu chuyển hƣớng sang đầu tƣ các hạ tầng công nghệ khác để mở rộng hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh. Nắm bắt xu thế này, đầu năm 2010 Maritime Bank đã ký thoả thuận với IBM Việt Nam để công ty này cung cấp cho Maritime Bank các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến công nghệ ngân hàng cũng nhƣ hỗ trợ về mặt chuyên gia, định hƣớng chiến lƣợc và tầm nhìn phát triển hệ thống thông tin...Trƣớc mắt, qua việc đầu tƣ vào công nghệ này, Maritime Bank mong muốn giảm thủ tục nội bộ, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng tới giao dịch, mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ...

Bảng 2.7. Phần mềm hệ thống đang áp dụng tại các NHTM Việt Nam

STT Ngân hàng Hệ thống phần mềm áp dụng Xếp hạng tín nhiệm từ 2004 đến 2009 1 BIDV, VCB, Vietinbank, MSB

SIBS (Silverlake Integrated

Banking Solutions) 9-9-9-8-9-10 2 Techcombank, Sacombank, VP bank.... (gần 20 ngân hàng) Temenos T24 1-2-1-1-1-1 3 Habubank, Liên

Việt, Tiên Phong... Symbol System Access 12-10-9-10-9-10 Nguồn: Thống kê của Cổng thông tin xếp hạng tín nhiệm các hệ thống ngân hàng lõi Inntron

Tập trung phát triển công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại và tự động hóa sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng đƣợc sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chính vì vậy, các ngân hàng cần thiết có kế hoạch xây dựng nền tảng CNTT và chú trọng nâng cấp hệ thống core banking để nắm bắt cơ hội hội nhập ngày càng sâu rộng với hệ thống tài chính toàn cầu.

2.3.3. Nguồn nhân lực

Ngân hàng cung ứng các nghiệp vụ NHQT luôn phải đƣơng đầu với rủi ro cao, tiểm ẩn, phức tạp, khó kiểm soát cả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Thực tế lợi nhuận từ nghiệp vụ NHQT thƣờng rất cao và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong thu nhập của NHTM. Xuất phát từ tính rủi ro và lợi nhuận cao của nghiệp vụ NHQT, nên những NHTM hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với mọi biến động của thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc và quốc tế. Do đặc thù của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế yêu cầu phải nhanh nhạy và có nhiều kinh nghiệm, nhìn chung đội ngũ nhân sự thanh toán quốc tế của các ngân hàng hiện nay vẫn chƣa phát triển đồng đều. Yếu tố quan trọng khi xử lý các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chính là kinh nghiệm và sự linh hoạt không cho phép bất kỳ một lỗi sai sót nào vì có ảnh hƣởng đến nhiều đối tƣợng tham gia. Nhân lực ngân hàng trong hoạt động ngân hàng đại lý vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Theo báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng đƣợc đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chƣa đầy 10%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ đóng vai trò then chốt để xử lý tốt các nghiệp vụ. Điều này chủ yếu dựa vào năng lực của mỗi ngƣời, tuy nhiên, bản thân các ngân hàng cũng tổ chức những buổi giao lƣu, trao đổi nhân sự và kinh nghiệm làm việc với các đối tác nƣớc ngoài. Động thái này góp phần tạo cơ hội để các nhân viên đƣợc cọ xát và tiếp cận với những chuyên gia trong cùng lĩnh vực để học hỏi. Đây cũng là một trong những chiến lƣợc nâng cao năng lực cạnh tranh cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

2.3.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý

Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng đối tác uy tín, mạng lƣới rộng và nhiều kinh nghiệm trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vẫn đƣợc các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chú trọng. Quan hệ đại lý đặt ra sự hợp tác bình đẳng cho hai bên trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thiếu sự đồng bộ trong phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung chủ yếu ở những ngân

hàng lớn, hoạt động từ lâu năm nên nhìn chung, các ngân hàng Việt Nam vẫn yếu thế hơn các ngân hàng đại lý nƣớc ngoài xét trong quan hệ đại lý đã đƣợc thiết lập. Chính vì vậy, các ngân hàng nên xem quan hệ đại lý là chiến lƣợc ban đầu để mở rộng thị trƣờng, mặt khác đây cũng chính là cơ hội để các ngân hàng Việt Nam tiếp cận với môi trƣờng tài chính năng động, chuyên nghiệp.

Dòng tiền của các ngân hàng là vấn đề chiến lƣợc để kiểm soát và quản lý tính thanh khoản. Điều này giải thích vì sao các ngân hàng luôn quan tâm đến việc quản lý tiền lƣu giữ trong tài khoản Nostro tại ngân hàng đại lý nƣớc ngoài. Tiêu chí lựa chọn những ngân hàng uy tín và có tính thanh khoản tốt một lần nữa đƣợc khẳng định vì đối với các ngân hàng Việt Nam, nguồn tiền lƣu giữ trong tài khoản Nostro sẽ phần nào tạo nên áp lực thanh khoản. Vấn đề đặt ra chính là chiến lƣợc linh hoạt và nhạy bén trong kiểm soát luồn tiền trong tài khoản Nostro. Đây một mặt là tiêu chí lựa chọn khi tìm hiểu ngân hàng đối tác, mặt khác cũng là chiến lƣợc riêng dành cho mỗi ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam không có nhiều ƣu thế nhƣ các ngân hàng nƣớc ngoài về kinh nghiệm và trình độ phát triển, nhƣng nếu có kế hoạch phát triển và nhạy bén với thị trƣờng, ngân hàng Việt Nam vẫn giữ đƣợc thế chủ động trong quan hệ đại lý với các ngân hàng đại lý đối tác.

Một phần của tài liệu Chuyên đề hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)