Hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên đề hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt nam (Trang 31 - 74)

6. Bố cục đề tài

2.2. Hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam

2.2.1. Mạng lƣới ngân hàng đại lý của một số NHTMCP

Theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng TMCP, số lƣợng ngân hàng đại lý tính đến cuối năm 2008 của một số ngân hàng TMCP Việt Nam nhƣ sau:

Bảng 2.2. Số lƣợng các NHĐL đƣợc thiết lập tại nƣớc ngoài của một số ngân hàng Việt Nam (tính đến 2008) NGÂN HÀNG SỐ LƢỢNG NHĐL QUỐC GIA Vietcombank 1640 230 Eximbank 750 82 Agribank 931 132 Vietinbank 850 80 BIDV 912 - ACB 593 80 Sacombank 756 80

Liên Việt Bank 1001 100

Ngân hàng quân đội 700 75

Nam Á 200 -

Phƣơng Đông 251 -

VIBank 323 62

Đông Á 742 105

VP Bank 256 73

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng

Năm 2008 đánh dấu mốc 2 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và thực hiện các cam kết dịch vụ theo Hiệp định GATS của WTO. Nếu so với các ngân hàng nƣớc ngoài, số lƣợng ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam vẫn dừng lại ở mức trung bình. Do lợi thế về kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các ngân hàng nƣớc ngoài đã sớm thiết lập mạng lƣới ngân hàng đại lý trải rộng khắp các châu lục (Citibank đã có trên 5000 ngân hàng đại lý – số liệu năm 2004) và chuyển hƣớng sang một bƣớc phát triển mới là thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng mình tại nƣớc ngoài. Hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn đang

thân các ngân hàng trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Vấn đề phát triển mạng lƣới đại lý của các ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển theo chiều rộng – nghĩa là tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác và số lƣợng ngân hàng đại lý đƣợc thiết lập với các ngân hàng nƣớc ngoài. Đây là bƣớc phát triển trong giai đoạn đầu khi các ngân hàng Việt Nam chƣa có đủ tiềm lực để mở rộng thị trƣờng của mình ở nƣớc ngoài theo hƣớng thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng…

Hình 2.1. Biểu đồ phân bổ ngân hàng đại lý theo khu vực của các NHTM Việt Nam

Nguồn: [12]

Xét về khu vực và vùng lãnh thổ nơi quan hệ đại lý ngân hàng đƣợc thiết lập, đa phần các các ngân hàng Việt Nam vẫn chọn các vùng kinh tế lớn nhƣ Châu Âu, Châu Mỹ, khu vực Đông Á…Kết quả cho thấy thống kê khu vực và vùng lãnh thổ phân bổ ngân hàng đại lý (Hình 2.1.) và bảng tổng hợp khu vực và các nƣớc có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng với Việt Nam (Bảng 2.1.) đều tƣơng tự nhau. Điều này chứng tỏ hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã biết chú trọng và tập trung vào những khu vực kinh tế tiềm năng để phát triển mạng lƣới đại lý. Lợi thế về thị trƣờng phát triển và hoạt động kinh tế sôi

nổi tại các khu vực này sẽ mang lại cho các ngân hàng Việt Nam nhiều cơ hội cọ xát và học hỏi để hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

2.2.2. Các nghiệp vụ thực hiện

Hoạt động ngân hàng đại lý tại Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ thanh toán bù trừ nhƣ chuyển tiền và thanh toán xuất nhập phẩu. Ngoài ra các ngân hàng Việt Nam cũng thực hiện một số giao dịch chuyển tiền đầu tƣ ra nƣớc ngoài và đồng tài trợ một số dự án nƣớc ngoài, tuy nhiên số lƣợng chƣa nhiều và cũng chƣa có con số thống kê chính xác về các hoạt động này

2.2.2.1. Chuyển tiền kiều hối

Từ lâu kiều hối đã đƣợc xem là nguồn vốn đầu tƣ hiệu quả và an toàn. Kiều hối chảy về Việt Nam theo hai kênh: kênh chính thức qua ngân hàng và kênh không chính thức thông qua các tổ chức thanh toán ngoài ngân hàng. Lƣợng kiều hối chuyển về trong những năm gần đây có mức tăng trƣởng khá, chỉ có năm 2009 hơi chững lại do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều lao động xuất khẩu mất việc làm và phải trở về Việt Nam.

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng kiều hối giai đoạn 2005 – 2009

Đơn vị: Tỷ USD

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Giá trị kiều hối 4 4.2 6 7.2 6.28

Tốc độ tăng trƣởng - 5% 42.8% 20% -12.7%

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo trên Cổng thông tin điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam

Kiều hối sụt giảm trong năm 2009 là điều đã đƣợc dự báo trƣớc khi khủng hoảng toàn cầu chƣa chấm dứt và tình trạng thất nghiệp ở Mỹ tiếp tục gia tăng. Thu nhập của các kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nƣớc ngoài sụt giảm thì việc chuyển tiền về nƣớc cho ngƣời thân sẽ không dồi dào nhƣ các năm trƣớc đây. Số lƣợng lao động xuất khẩu ở các nƣớc cũng giảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu

phải đối mặt với khủng hoảng trong 2 năm qua. Trong khi, đây đƣợc xem là phân khúc có tỷ lệ chuyển tiền về nƣớc nhiều trong các năm qua.

Bảng 2.4. Doanh số kiều hối qua ngân hàng năm 2008 và 2009

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2009 Năm 2008

Vietcombank 1 200 1 500

Vietinbank 1 000 920

Sacombank 850 750

Đông Á 1 000 1 180

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo trên Cổng thông tin điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam

Trong cơ cấu nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam thì 80% là USD, còn lại là các loại ngoại tệ mạnh khác, nhƣ: Euro, AUD, CAD, GBP, JPY,...Thông tin Pháp luật Việt Nam cho phép kiều bào đƣợc quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và những bƣớc phát triển trong dịch vụ chuyển kiều hối của các ngân hàng đã khiến mục đích chuyển kiều hối có những thay đổi căn bản từ giúp gia đình chi tiêu, hỗ trợ khó khăn về tiêu dùng sang xu hƣớng mang tính chất đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán....Theo nhận định của Phó giám đốc Công ty Kiều hối Đông Á, trong thời gian tới dịch vụ kiều hối sẽ có những biến đổi lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhiều loại hình mới dành cho dịch vụ kiều hối sẽ ra đời, thay thế cho những phƣơng thức chi trả kiều hối truyền thống nhƣ dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại, chuyển tiền online. Do vậy, về lĩnh vực chi trả kiều hối, các ngân hàng hiện tại đang có sự đầu tƣ và chuẩn bị cơ sở kỹ thuật và khoa học công nghệ để nhanh chóng tiếp cận và triển khai phƣơng thức chi trả kiều hối mới. Một xu hƣớng khác là việc mở rộng và phát triển các sản phẩm bán chéo hỗ trợ kiều hối để gia tăng giá trị dịch vụ, tăng tính thuận tiện và đa dạng tiện ích cho khách hàng.

2.2.2.2. Thanh toán xuất nhập khẩu

Lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu đóng vai trò lớn trong nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng. Các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu hiện nay chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua 3 nghiệp vụ thanh toán quốc tế cơ

của các ngân hàng thƣơng mại, nghiệp vụ thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng cao nhất là nghiệp vụ chuyển tiền, tiếp đến là nghiệp vụ L/C và nhờ thu. Hiện tại, Vietcombank vẫn là ngân hàng dẫn đầu trong doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế với tỷ trọng gần 20%. Doanh thu từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu góp phần mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng thông qua chỉ tiêu lãi từ hoạt động thanh toán. Ngoài yếu tố uy tín và quy mô của ngân hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu chọn lựa ngân hàng đại diện cho mình còn dựa vào yếu tố quan hệ đại lý của các ngân hàng trong nƣớc với ngân hàng của đối tác ngƣời nƣớc ngoài. Giao dịch với các ngân hàng nằm trong mạng lƣới đại lý của các ngân hàng Việt Nam sẽ giúp họ tiết kiệm đƣợc thời gian và đƣợc hƣởng những ƣu đãi về phí dịch vụ…Chính vì điều này mà vấn đề thiết lập quan hệ đại lý của các ngân hàng Việt Nam cần đƣợc chú trọng hơn làm tiền đề để phát triển thị phần thanh toán và tạo cơ hội mở rộng thị trƣờng.

Bảng 2.5. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 của một số NHTM Đơn vị: Triệu USD

Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng

Vietcombank 12 460 13 150 25 620

Eximbank 1 093 2 004 3 098

Vietinbank 4 500 7 600 12 100

ACB 5 408 8 112 13 520

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thƣờng niên năm 2009 của các ngân hàng

2.2.2.3. Cho vay hợp vốn

Sự hiện diện ngày càng nhiều các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam đồng nghĩa với việc mở ra khả năng tiếp cận vốn ngoại dễ dàng hơn với các doanh nghiệp trong nƣớc. Bản thân doanh nghiệp trong nƣớc cũng muốn tiếp cận kênh này vì là vốn nƣớc ngoài nhƣng lại đƣợc tính khoản vay trong nƣớc, do đó vừa đƣợc hƣởng giá vốn rẻ hơn mặt bằng lãi suất của ngân hàng nội, lại tránh đƣợc khoản phí khấu trừ nguồn 10% đánh vào lãi suất và không phải xin phép NHNN và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực tế lại không thuận lợi nhƣ vậy. Các doanh nghiệp muốn vay cũng không dễ dàng đáp ứng đƣợc các yêu cầu khắt khe của ngân hàng ngoại, thể hiện trong bản báo cáo tài chính và hàng loạt thủ tục trong quá trình đàm phán kéo dài 3-

5 tháng cho một dự án. Ngay cả khi đã đƣợc cấp vốn, nếu báo cáo tài chính hằng năm không đạt yêu cầu, phía ngân hàng cũng không ngần ngại quyết định ngừng giải ngân. Thông thƣờng, để đạt đƣợc thoả thuận vay vốn, thời gian chuẩn bị với một doanh nghiệp mất khoảng 2 - 3 tháng, bao gồm các bƣớc chuẩn bị bản cáo bạch, gặp gỡ đàm phán với các ngân hàng và chờ đợi họ ra quyết định, ở thời điểm này có thể kéo dài hơn 4 - 5 tháng. Tuy nhiên, so với ngân hàng nội, ngân hàng ngoại có thể thu xếp các khoản vay lớn hơn, thời gian ân hạn dài và lãi suất thấp hơn. Mặt khác, đối với những dự án lớn và lâu dài, hiện tại không phải ngân hàng Việt Nam nào cũng có đủ khả năng tài trợ toàn bộ dự án vì bị vƣớng Quyết định 296/1999/QĐ- NHNN về giới hạn tín dụng cho vay với một khách hàng của Tổ chức tín dụng không cho vay vƣợt quá 15% vốn tự có. Điều này đƣợc giải thích một phần do quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam hiện nay chƣa đồng đều, chƣa nói đến việc nếu so với các ngân hàng nƣớc ngoài là khá nhỏ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng không muốn mang gánh nặng rủi ro tín dụng vì giá trị dự án thƣờng rất lớn. Chính vì vậy, hoạt động đồng tài trợ quốc tế giữa các NHTM Việt Nam và ngân hàng nƣớc ngoài là một hƣớng đi đúng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các dự án lớn trong nƣớc, đồng thời nâng cao năng lực của các ngân hàng Việt Nam trong nghiệp vụ tín dụng quốc tế - một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động ngân hàng đại lý. Trong trƣờng hợp ngân hàng Việt Nam không đủ khả năng tài trợ vốn cho các dự án lớn, quan hệ đại lý tốt sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam xem xét cơ hội kêu gọi đồng tài trợ từ các ngân hàng đại lý của mình. Doanh nghiệm có lợi vì đƣợc tài trợ vốn bởi một nhóm các ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Bản thân các ngân hàng thƣơng mại cũng có cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Bên cạnh đó, vì là một trong những ngân hàng đại lý của ngân hàng Việt Nam tại nƣớc ngoài, ngân hàng Việt Nam sẽ phần nào am hiểu quy trình và các quy định của ngân hàng đối tác. Ƣu thế này tạo điều kiện để các ngân hàng thƣơng mại cung cấp thêm một dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ tƣ vấn nhằm giúp các doanh nghiệp trong khâu chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên, những quy định ngày càng khắt khe và quy trình thẩm định cho vay của các ngân hàng nƣớc ngoài đối với các dự án trong nƣớc đã phần nào khiến cho hoạt động này chƣa thật sự phát triển mạnh. Để đƣợc các nhà băng nƣớc ngoài xem xét, nhất thiết doanh nghiệp Việt

Nam phải ở quy mô lớn, nếu không phải tập đoàn, doanh nghiệp nhà nƣớc lớn có dự án tốt, doanh nghiệp phải có các chỉ tiêu tài chính tốt, không có quá khứ về nợ xấu, đặc biệt phải có kiểm toán quốc tế hoặc định mức tín nhiệm. Nhƣ vậy, để phát triển nghiệp vụ đồng tài trợ quốc tế, bản thân các ngân hàng Việt Nam phải am hiểu thị trƣờng và tìm kiếm nhiều cơ hội hợp tác với các ngân hàng nƣớc ngoài trong nghiệp vụ cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và củng cố quan hệ hợp tác với ngân hàng nƣớc ngoài.

Bảng 2.6. Một số dự án có sự tham gia góp vốn của các NHTM Việt Nam và ngân hàng nƣớc ngoài NĂM DỰ ÁN GIÁ TRỊ NGÂN HÀNG THAM GIA NH NƢỚC NGOÀI NG TRONG NƢỚC 2004 1. Dự án tái tài trợ nợ nƣớc ngoài của Công Ty Liên Doanh Xi Măng Chinfon (2004) 30 triệu USD Chinfon Bank (Đài Loan) VCB, BIDV, Vietinbank 2004 2. Dự án xây dựng Đại lộ Nguyễn Văn Linh – giai đoạn 3 35 triệu USD Chinfon Bank (Đài Loan) VCB, BIDV, Techcombank 2006 3. Dự án xây dựng Trƣờng quốc tế của Liên Hiệp Quốc UNIS

- HSBC BIDV

2009

4. Dự án nhà máy điện turbin khí chu trình hỗn hợp công suất 750MW của Công ty cổ phần điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (2009) 550 triệu USD Citibank BIDV

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Công ty Luật YKVN và báo cáo của các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank

2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng đại lý

2.3.1. Hành lang pháp lý

Luật Việt Nam chƣa có văn bản riêng điều chỉnh về hoạt động ngân hàng đại lý, hiện tại chỉ tìm thấy những quy định liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ ngân

hàng đại lý và thanh toán quốc tế trong một số quyết định của Chính phủ nhƣ Điều 4 Quyết định 1136/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 09/09/2004 về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc có thể suy ra từ các văn bản Luật khác nhƣ Pháp luật ngoại hối, Quyết định 62/QĐ-NH9 (22/03/1997) về việc giao nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cho vụ các định chế tài chính; Nghị định 63/1998/ND-CP về quản lý ngoại hối; Quyết định 75/1999/QĐ-NHNN9 (03/03/1999) về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế….Luật là văn bản chính thống của Nhà nƣớc ban hành một số quy định nhằm điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng đại lý hiện tại chƣa có các văn bản luật rõ ràng và bị xé nhỏ khá nhiều trong các văn bản luật khác nhau. Điều này sẽ khiến các ngân hàng thƣơng mại gặp nhiều khó khăn khi không thể vin vào một văn bản Luật duy nhất mà phải tổng hợp và bóc tách từ các quy định của NHNN. Mặt khác, trong trƣờng hợp có những biến đổi bất thƣờng, các ngân hàng sẽ phải chờ đợi Chính phủ ban hành quyết định và các thông tƣ hƣớng dẫn. Hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hai bộ luật: Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng. Báo cáo Môi trƣờng Kinh doanh 2009 khu vực Đông Á – Thái Bình Dƣơng của Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 92 về mức độ thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh, giảm một bậc so với xếp hạng năm 2008. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trƣờng pháp lý minh bạch. Thiết

Một phần của tài liệu Chuyên đề hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt nam (Trang 31 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)