Thành phần hoá học của đất

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa học môi trường pgs ts đặng đình bạch, 357 trang (Trang 70)

Chương 4 HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẤT

4.1.2. Thành phần hoá học của đất

Đất, đá là đối tượng chịu sự tác động của các quá trình vật lí, hoá học và sinh học. Đất là thành phần quan trọng của các chu trình hoá học của môi trường. Đất nói chung có kết cấu xốp, bao gồm các chất hữu cơ, các chất vô cơ, nước và một số khí. Đất là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, được hình thành do kết quả của các quá trình hoạt động tổng hợp của năm yếu tố là:

đá mẹ; sinh vật; khí hậu; địa hình và thời gian. Dưới tác động của khí hậu, sinh vật và địa hình, các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái đất dần dần bị vụn nát ra rồi sinh ra đất, được gọi là các quá trình phong hóa đất, trong đó có vai trò đặc biệt của con người. Con người tác động vào đất và đã làm thay đổi khá nhiều tính chất của đất. Phải nói rằng, ngày nay nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đã tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách vô cùng mạnh mẽ, nhiều tác động phù hợp với qui luật tự nhiên, làm cho đất đai màu mỡ

hơn, cho năng suất cây trồng cao hơn như xây dựng các hệ thống tưới tiêu nước, bón thêm phân cho đất bạc màu, trồng rừng, trồng cây ở những vùng đất trống

đồi trọc. Tuy nhiên, cũng có nhiều hoạt động của con người đã hủy hoại môi trường đất, do các hoạt động của con người mà đất đai phải nhận rất nhiều chất gây ô nhiễm như các loại hóa chất bảo vệ thực vật, các chất thải của các nhà máy, rác thải của con người.

Đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Thành phần chủ yếu của chất rắn là các chất vô cơ và các chất hữu cơ. Các chất vô cơ của đất được tạo thành từ những đá mẹ bởi các quá trình phong hoá, trong khi đó các chất hữu cơ được hình thành từ các sinh khối thực vật bị mục nát qua các thời kì cũng như sự tác

động của nhiều vi khuẩn, nấm, các động vật và giun đất. Loại đất dùng để sản xuất bao gồm 5% là chất hữu cơ còn lại là chất vô cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa học môi trường pgs ts đặng đình bạch, 357 trang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)