Hiện tượng nước bị ô nhiễm

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa học môi trường pgs ts đặng đình bạch, 357 trang (Trang 60 - 61)

K 1= 4.10-10 Nên khi pH < 8, trong n ướ c ch ỉ t ồ n t ạ i H 2 SiO 3 và HSiO

3.4.3. Hiện tượng nước bị ô nhiễm

Màu sắc: Màu sắc của nước là biểu hiện của sự ô nhiễm. Nước tự nhiên sạch không màu, nếu nhìn sâu vào bề dày nước cho ta cảm giác màu xanh nhẹ,

đó là do sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ nhất định của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra màu xanh còn gây nên bởi sự hiện diện của tảo ở trạng thái lơ lửng. Màu xanh

đậm, hoặc có váng trắng, đó là biểu hiện trạng thái thừa dinh dưỡng hoặc phát triển quá mức của thực vật nổi ( Phytoplankton ) và sản phẩm phân huỷ thực vật chết. Trong trường hợp này do nhu cầu sự phân huỷ hiếu khí cao sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxi, biểu hiện ở chỉ số DO thấp.

Nước có màu vàng bẩn do sự xuất hiện quá nhiều các hợp chất humic (axit humic, axit fulvic …). Nhiều loại nước thải của các nhà máy, công xưởng, lò mổ có nhiều màu sắc khác nhau. Các màu sắc có ảnh hưởng tới ánh sáng mặt trời chiếu xuống dẫn đến hậu quả khôn lường cho các hệ sinh thái nước.

Mùi và vị : Mùi của nước là một đặc trưng quan trọng về mức độ ô nhiễm nước bởi các chất gây mùi như : amoniac, phenol, clo tự do, các sunfua, các xianua v.v... Mùi của nước cũng gắn liền với sự có mặt của nhiều hợp chất hữu cơ như dầu mỡ, rong tảo và các chất hữu cơ đang phân rã. Một số vi sinh vật cũng làm cho nước có mùi như động vật đơn bào Dinobryon và tảo Volvox gây mùi tanh cá. Các sản phẩm phân huỷ protein trong nước thải có mùi hôi thối.

Nước thải công nghiệp chứa nhiều hợp chất hoá học làm cho nước có vị

không tốt và đặc trưng, như các muối của sắt, mangan, clo tự do, sunfuahidro, các phenol và hidrocacbon không no. Nhiều chất chỉ với một lượng nhỏ đã làm cho vị xấu đi. Các quá trình phân giải các chất hữu cơ, rong, tảo đều tạo nên những sản phẩm làm cho nước có vị khác thường. nên khi nước bị ô nhiễm, vị

của nó biến đổi làm cho giá trị sử dụng của nước giảm nhiều.

Độ đục: Một đặc trưng vật lý chủ yếu của nước thải sinh hoạt và các loại nước thải công nghiệp là độ đục lớn. Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, những chất chất này có kích thước rất khác nhau, từ cỡ các hạt keo đến những thể phân tán thô, phụ thuộc vào trạng thái xáo trộn của nước. Những hạt này thường hấp

thụ các kim loại độc và các vi sinh vật gây bệnh lên bề mặt của chúng. Nếu lọc không kĩ vẫn dùng thì rất nguy hiểm cho người và động vật.

Mặt khác, độ đục lớn thì khả năng xuyên sâu của ánh sáng bị hạn chế nên quá trình quang hợp trong nước bị giảm, nồng độ oxi hòa tan trong nước bị

giảm, nước trở nên yếm khí.

Nhiệt độ: Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt là do nước thải từ các bộ phận làm nguội của các nhà máy nhiệt điện, do việc đốt các vật liệu bên bờ sông, hồ. Nước thải này thường có nhiệt độ cao hơn từ 10 ÷ 150C so với nước đưa vào làm nguội ban đầu. Nhiệt độ nước tăng dẫn đến giảm hàm lượng oxi và tăng nhu cầu oxi của cá; Nhiệt độ tăng cũng xúc tác sự phát triển các sinh vật phù du còn gọi là hiện tượng "nở hoa" làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước. Ô nhiễm nhiệt gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật trong nước và gây chết cá, vì nồng độ oxi trong nước giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa học môi trường pgs ts đặng đình bạch, 357 trang (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)