Các triệu chứng cơ năng VMDƯ của đối tượng

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc hướng dẫn chăm sóc cho cán bộ công nhân viên bị viêm mũi dị ứng tại trung tâm y tế vườn thú hà nội (Trang 28)

3. Những phương pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng

3.2.1. Các triệu chứng cơ năng VMDƯ của đối tượng

nghiên cứu

Bng 3.8. Các triệu chứng cơ năng VMDứ của đối tượng

nghiên cứu

trước và sau chăm sóc

Trước can thiệp Sau can thiệp P

Các triệu chứng n/N Tỉ lệ % n/N Tỷ lệ % Ngạt mũi 24/30 80 10/30 33 Chảy nước mũi 22/30 73 12/30 40 Ngứa mũi 19/30 63 5/30 17 Hắt hơi 21/30 70 6/30 20 <0.05 Nhận xét :

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sau can thiệp các triệu chứng giảm rõ rệt hơn với trước can thiệp

+ Tỷ lệ ngạt mũi% (hay triệu chứng chính) giảm từ 80% xuống còn 33%.

+ Triệu chứng chảy nước mũi giảm từ 73% xuống còn 40%.

+ Triệu chứng ngứa mũi giảm từ 63% xuống còn 17%. + Triệu chứng hắt hơi gần như khỏi hẳn: giảm từ 70% xuống còn 20%.

3.2.2. Các triệu chứng thực thể VMDứ của đối tượng

nghiên cứu

Bảng 3.9. Các triệu chứng thực thể VMDứ của đối tượng

Các triệu chứng n / N Tỷ lệ %

Thay đổi hình thái niêm mạc cuốn 25 / 30 83 Quá phát cuốn 12/ 30 40 Polyp mũi 2 / 30 10 Dị hình giải phẫu 2 / 30 10 Nhận xét :

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân có thay đổi về màu sắc của niêm mạc cuốn cao 83% song tỷ lệ tiến triển thành polyp chỉ có 2 bệnh nhân chiếm 10%, bệnh nhân có quá phát cuốn cũng có 1 tỷ lệ đáng kể 40%.

3.2.3. Kết quả của công tác chăm sóc và tư vấn không dùng thuốc cho người bị VMDƯ

Bảng 3.10. Kết quả mức độ thay đổi sau chăm sóc và

vấn không dùng thuốc Đỏnh giỏ chung Số CBCNV Tỷ lệ % Tốt 18 60 Khỏ 8 27 Khụng 4 13 Tổng 30 100 Nhận xét :

+ Kết quả cho thấy sau khi bệnh nhân được tư vấn chăm sóc không dùng thuốc thì các triệu chứng của viêm mũi giảm rõ rệt.

+ Số CBCNV khụng đạt được kết quả chiếm 13 Chương 4

Bàn luận

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu4.1.1. Tuổi 4.1.1. Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số cán bộ công nhân viên tại Vườn thú mắc bệnh viêm mũi dị ứng có độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi là 53%. Số Cán bộ công nhân viên mắc bệnh từ 30 đến dưới 40 tuổi là 30% và số cán bộ công nhân viên mắc bệnh VMDƯ từ >40 là chỉ chiếm 17%.

Theo nghiên cứu của Lê Đình Hưng có kết quả lứa tuổi trung bình dễ mắc bệnh là 11-34 và tỷ lệ bệnh nhân dưới 35 tuổi là 54,5% [4]

Theo Nguyễn Văn Hướng và cộng sự (1991) nghiên cứu trên 590 bệnh nhân thấy lứa tuổi thường gặp nhất là từ 16 – 50 tuổi, riêng nhóm tuổi từ 16 – 35 tuổi chiếm 49% [7].

Còn theo nghiên cứu của P.B. Boggs (2000) thì VMDứ thường gặp ở lứa tuổi từ 5 – 35, đặc biệt là lứa tuổi từ 15 – 35 chiếm tỷ lệ cao nhất [2].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên với tỷ lệ gặp VMDƯ cao nhất ở lứa tuổi từ 18 – 30 chiếm 53%. Đây cũng là một trong những hạn chế của chúng tôi vì lứa tuổi từ 18-30 không tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo hộ lao động nên bệnh viêm mũi dị ứng ở lứa tuổi này tại Vườn thú Hà Nội vẫn cao.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tại Vườn thú Hà Nội, tỷ lệ cán bộ công nhân viên nam chiếm 63% và cán bộ công nhân viên là nữ chiếm 37%.

Tỷ lệ này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hướng, tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ là ngang nhau [10] .

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước cũng cho rằng viêm mũi dị ứng không có liên quan về giới tính, tỷ lệ nam và nữ là 1: 1.

Theo chúng tôi sở dĩ số cán bộ công nhân viên nam luôn chiếm nhiều hơn số cán bộ công nhân viên nữ là do đặc điểm của Vườn thú Hà Nội đòi hỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm như nuôi thú dữ, chăm sóc chúng, sửa chữa chuồng trại… Tuy nhiên kết quả tỷ lệ nam / nữ của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo do số CBCNV nam ở Vườn thú cao hơn hẳn số CBCNV nữ.

4.1.3 Trình độ học vấn

Trong nghiên cứu của chúng tôi số cán bộ công nhân viên có trình độ trung học cơ sở chỉ chiếm 6,6%, 66,4% CBCNV có trình độ tốt nghiệp phổ thông và có 27% CBCNV có trình độ cao đẳng - đại học.

Theo nghiên cứu của Ono SJ ( 2000) đưa ra tỷ lệ về trình độ những người có học vấn là cao hơn hẳn: chiếm 13% và trình độ thấp hơn chiếm 87% [15].

Kết quả này là có thể do trình độ học vấn liên quan tới ý thức thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tới ý thức giữ gìn cho sức khỏe của CBCNV chưa cao là một trong những hạn chế có liên quan đến bệnh VMDƯ tại Vườn thú Hà nội.

Vườn thú Hà Nội

Chúng tôi gặp 57% là công nhân vệ sinh môi trường trong đó có quét rác, cắt cỏ, thông cống, vệ sinh chuồng trại của thú… chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây cũng là môi trường có những yếu tố phát sinh bệnh VMDƯ tại Vườn thú Hà nội.

Theo Nguyễn Văn Hướng và cộng sự (1991) tỷ lệ công nhân trực tiếp nuôi thú cũng có tỷ lệ cao: 50% [7]

Qua kết quả trên đây cho thấy việc tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây bệnh đóng một vai trò quyết định trong bệnh sinh của bệnh viêm mũi dị ứng ở Vườn thú Hà nội. Trong khi những cán bộ làm công tác quản lý không trực tiếp tiếp xúc với các dị nguyên thì tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp 3%. Vì vậy việc tư vấn, tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế các triệu chứng của bệnh đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm mũi dị ứng, để chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Vườn thú Hà Nội.

4.1.5. Về thời gian làm việc của CBCNV tại Vườn thú Hà nội nội

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ cán bộ công nhân viên có thời gian làm việc trên 20 năm có tỷ lệ cao nhất: 33%; tỷ lệ cán bộ công nhân viên có thời gian làm việc từ 1-5 năm và từ 11-20 năm là bằng nhau: chiếm 27% và cuối cùng tỷ lệ thấp nhất là số cán bộ công nhân viên có thời gian làm việc 6 -10 năm ( 13%).

Theo nghiên cứu của Nhật Linh và Đoàn Thị Thanh Hà thời gian mắc bệnh trung bình lần lượt là 6,2 và 7.16 năm [8].

là bệnh mạn tính, kéo dài mà những cán bộ công nhân có thời gian làm việc lâu năm tại các vị trí có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, cần được chăm sóc, tư vấn, khám sức khỏe định kỳ cho những đối tượng này.

4.1.6. Tiền sử dị ứng liên quan của đối tượng nghiên cứu

Kết quả của chúng tôi 43% bệnh nhân có tiền sử dị ứng gia đình và 37% tiền sử dị ứng bản thân.

Theo kết quả của Nguyễn Văn Hướng và cộng sự : 85% có tiền sử dị ứng gia đình và 65% có tiền sử dị ứng bản thân [7].

Kết quả về tiền sử bản thân và gia đình của Nguyễn Năng An có 42,24% và32,7% [1].

Khai thác tiền sử dị ứng là một bước rất quan trọng trong các bệnh có tính chất dị ứng để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ công nhân viên ở Vườn thú Hà Nội. ở những cán bộ công nhân viên có tiền sử dị ứng làm việc ở những vị trí có những yếu tố dễ gây VMDƯ sẽ dễ mắc bệnh này hơn những cán bộ công nhân viên hoàn toàn không có tiền sử dị ứng.

Kết quả này là phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả về VMDứ : “viêm mũi dị ứng là một bệnh có tính chất gia đình, cha mẹ truyền sang cho con cái có cơ địa dị ứng”

4.1.7. Các yếu tố gây VMDƯ ở Vườn thú Hà Nội

Theo nghiên cứu của chúng tôi: tỷ lệ bụi chiếm 70% sau đó là lông thú vật chiếm 43%, mùi chiếm 37%, phấn hoa chiếm 27% và nấm mốc chiếm 17%.

lông vũ, lông thú cũng rất cao ( 45%) so với các yếu tố khác [4].

Theo nghiên cứu của Garavello W et al (2005) tỷ lệ do lông vũ, lông thú cũng rất cao (45%) so với các yếu tố khác [13].

Khối lượng lớn các đường dạo trong khuôn viên Vườn thú, khối lượng lớn lá cây, cỏ, số lượng thú và chất thải cũng như mùi của chúng, mùi của khói than tổ ong khi đun đó là những nguyên nhân chủ yếu gây VMDứ ở cán bộ, nhân viên tại vườn thú Hà Nội. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì môi trường làm việc của các cán bộ, nhân viên là trong Vườn thú nên số lượng bụi và lông thú trong môi trường sẽ cao hơn hẳn những nơi khác.

Kết quả của chúng tôi tại Vườn thú Hà nội có tỷ lệ các cán bộ công nhân viên mắc các yếu tố dị nguyên ít hơn so với các tác giả khác là do các cán bộ công nhân viên này đã được cán bộ y tế hướng dẫn, chăm sóc cụ thể cộng với ý thức tuân thủ chế độ điều trị.

4.2. Hiệu quả công tác chăm sóc và tư vấn không dùng thuốc cho CBCNV tại Vườn thú Hà Nội:

4.2.1. Các triệu chứng cơ năng VMDứ của đối tượng nghiên cứu

Theo nghiên cứu của chúng tôi, sau khi đã được cán bộ y tế chăm sóc và tư vấn không dùng thuốc thì các triệu chứng của bệnh VMDƯ đã giảm rõ rệt trước và sau điều trị. Theo báng 3.8 cho thấy sau khi được can thiệp thì tỷ lệ ngạt mũi giảm từ 80% còn 33%, chảy mũi giảm từ 73% còn 40%, tỷ lệ ngứa mũi và hắt hơi còn rất thấp 17% và 20% .

Theo J. Bousque thì chảy mũi gặp nhiều ở VMDứ nhưng hiếm gặp ở bệnh nhân viêm mũi vận mạch.

Tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Hưng (2004) là 64% giảm còn 26,7% chảy mũi. ở những bệnh nhân có sử dụng nhiều loại thuốc xịt mũi co mạch kéo dài làm thoái hóa và phì đại cuốn thì tỷ lệ ngạt nặng giảm ở mức độ ít hoặc không giảm là 46,7% [4]. Những tổn thương này ở các cán bộ công nhân viên được cán bộ y tế chuyển lên bệnh viện trung ương để phối hợp điều trị.

4.2.2. Các triệu chứng thực thể VMDứ của đối tượng nghiên cứu

Theo nghiên cứu của chúng tôi các triệu chứng thay đổi hình thái niêm mạc cuốn chiếm 83% nhưng số tỷ lệ tiến triển thành polyp chi có 2 cán bộ công nhân viên chiếm 10%; Cán bộ công nhân viên có quá phát cuốn cũng có tỷ lệ đáng kể 40%. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tấn Phong thì số bệnh nhân có tỷ lệ thay đổi hình thái niêm mạc cuốn thành polyp cũng rất thấp chiếm 10%.

4.2.3. Kết quả của công tác chăm sóc và tư vấn không dùng thuốc cho người bị VMDƯ

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, kết quả các triệu chứng của CBCNV bị VMDứ tại Vườn thú Hà nội được cải thiện đáng kể sau khi được tiến hành chăm sóc và tư vấn không dùng thuốc với tỷ lệ CBCNV đạt kết quả tốt và khá trở lên chiếm 87%, tỷ lệ không đạt chỉ chiếm 13%.

Như vậy, trong điều trị VMDứ các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc đóng một vai trò hết sức quan trọng mà cần được các cán bộ, nhân viên y tế chú trọng tới để tư vấn cho bệnh nhân nhất là trong môi trường như Vườn thú Hà nội.

Kết luận

5.1. Một số yếu tố nguy cơ gây VMDƯ tại Vườn thú Hà nội:

- Tuổi: Tỷ lệ CBCNV mắc bệnh VMDƯ ở lứa tuổi từ 18- 30 là 53%.

- Về giới: CBCNV nam mắc gấp đôi CBCNV nữ : nam chiếm 63%, nữ: 37%

- Về trình độ học vấn: tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm cao nhất: 66,4%; phổ thông cơ sở chiếm 6,6%, đại học - cao đẳng chiếm 27%.

- Về vị trí công việc của CBCNV: tỷ lệ các CBCNV quét rác, trực tiếp nuôi thú có nguy có mắc bệnh VMDƯ cao hơn những người quản lý chiếm 57% và 30%.

- Về tiền sử dị ứng: những CBCNV có tiền sử dị ứng gia đình hoặc bản thân có tỷ lệ mắc bệnh VMDƯ cao hơn với người hoàn toàn không có tiền sử dị ứng: gần như gấp đôi.

- Về thời gian làm việc: tỷ lệ CBCNV làm việc lõu năm ( >20 năm) chiếm cao nhất 33%; từ 1-5 năm chiếm bằng từ 11-20 năm là 27%; từ 6-10 năm chiếm 13%.

- Về các yếu tố dễ gây bệnh VMDƯ tại Vườn thú Hà nội thì tỷ lệ mắc VMDƯ ở CBCNV do bụi là nhiều nhất (70%) sau đến lông thú vật ( 43%)

5.2. Kết quả của công tác chăm sóc và tư vấn không dùng thuốc cho người bị VMDứ tại Vườn thú Hà nội

- Các triệu chứng cơ năng trước và sau chăm sóc, tư vấn đã giảm rõ: ngạt mũi giảm từ 80% còn 33%, chảy mũi giảm từ 73% còn 40%, tỷ lệ ngứa mũi và hắt hơi còn rất thấp 17% và 20% .

- Các triệu chứng thực thể

+ Thay đổi hình thái niêm mạc cuốn : 83% + Quá phát cuốn : 40% + Polyp mũi : 10%

+ Dị hình giải phẫu : 10% - Kết quả mức độ thay đổi sau công tác chăm sóc và tư vấn:

+ Đạt được kết qủa khá trở lên và tốt: 87% + Không đạt được kết quả: 13%

Khuyến nghị

- Về công tác an toàn lao động: cần tuyên tuyền cho các cán bộ công nhân viên Vườn thú Hà Nội thực hiện tốt những nội quy đã đề ra như giữ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, đeo khẩu trang, mũ, nón, găng tay, ủng khi làm việc nhất là ở những nơi có nguy cơ đến bệnh đường hô hấp đặc biệt là bệnh VMDƯ.

- Nên luân phiên thay đổi cho CBCNV có tiền sử tiếp xúc dị nguyên nhiều sang nơi có ít dị nguyên hơn, hoặc những CBCNV có tiền sử dị ứng cao trong từng đơn vị.

Tài liệu tham khảo I.Tiếng việt

1. Nguyễn Năng An, Phan Quang Đoàn, Vũ Minh Thục, Trần

Ngọc Tuyển (1996), “ Bước đầu nghiên cứu bệnh dị ứng bụi bông ở công nhân nhà máy dệt 8-3 Hà Nội”,

Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, tập 3, trang

60-62

2. Boggs P.B (2000), “ Viêm mũi dị ứng”, Tài liệu dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Y học.

3. Đoàn Thị Thanh Hà (2002), Nghiên cứu chẩn đoánvà điều trị miễn dịch viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi nhà, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.

4. Lê Đình Hưng (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu trong viêm mũi di ứng do dị nguyên

dermatophagoides pteronyssinus. Khóa luận tốt

nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Đỗ Xuân Hợp (1970), Giải phẫu đại cương tập 1, NXB

Y học, trang 309-402.

6. Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Huy Thông và cộng sự

(2001), “ Khảo sát IgE trong huyết thanh ở người bình thường và bệnh nhân viêm mũi dị ứng”, Báo cáo khoa học hội nghị hóa sinh y dược, trang 70-78.

7. Nguyễn Văn Hướng (1991), Góp phần nghiên cứu nguyên

nhân, chuẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng, Luận

án PTS Y học, Đại học Y Hà Nội.

8. Nguyễn Nhật Linh (2002), Bước đầu đánh giá kết quả

điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu trong viêm mũi dị ứng bằng dị nguyên bụi nhà, Luận văn Thạc sĩ Y học,

Trường Đại học Y Hà Nội.

9. Nguyễn Quang Quyền (1997), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, trang 427- 429.

10. Nhan Trừng Sơn (2008), Tai – Mũi – Họng , tập 2,

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc hướng dẫn chăm sóc cho cán bộ công nhân viên bị viêm mũi dị ứng tại trung tâm y tế vườn thú hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)