- Nguyên nhân:
2.3.2.2 Tổng kết nguyên nhân của những hạn chế:
* Về chính sách pháp luật
+ Luật NSNN sửa đổi năm 2002 có hiệu lực năm 2004, có nhiều điểm thay đổi so với trước kia. Mặc dù đã được sự hướng dẫn của phòng Tài chính – kế hoạch huyện, sự chỉ đạo của cơ quan Tài chính cấp tỉnh song cán kế toán xã còn gặp nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện và thi hành Luật NSNN năm 2002.
+ Còn nhiều bất cập trong thực hiện văn bản của cấp trên. Quyền hạn giữa các cấp còn trùng lắp.
+ Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị có thu chưa thực sự được triển khai có hiệu quả.
* Về đội ngũ cán bộ
+ Kế toán xã của một số địa phương còn hạn chế về trình độ chuyên môn, thiếu lý luận thực tiễn. Nên khi nghiên cứu các văn bản pháp luật tài chính chưa nắm bắt được toàn bộ nội dung để vận dụng vào nhu cầu thực tế, tình hình hiện tại của địa phương phục vụ cho công tác quản lý.
+ Thủ trưởng của một số đơn vị sử dụng NSNN chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý tàì chính
+ Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động chi NSX còn một số những hạn chế: như không giám sát kiểm tra chặt chẽ một số khoản chi. Nên đã dẫn tới tình trạng công tác quản lý chi Ngân sách tại một số xã còn lỏng lẻo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra.
* Về tổ chức bộ máy
+ Có nhiều nơi cán bộ chủ chốt và chuyên môn thay đổi theo nhiệm kì của HĐND nên bộ máy cán bộ xã không ổn định điều này làm ảnh hưởng lớn đến quản lí ngân sách xã.
+ Bộ máy hoạt động của một số xã còn nhiều hạn chế về cơ cấu tổ chức, thiếu thiết bị chuyên môn hỗ trợ cho việc giải quyết những vấn đề quan trọng của xã: như thiếu máy vi tính, máy in hoặc có trang bị máy vi tính, máy in nhưng chất lượng không tốt.
+ Một số xã còn có một vài cán bộ xã hạn chế về kinh nghiệm, kỹ năng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách.
+ Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của một số xã còn hiện tượng cơ chế trách nhiệm không được quy định rõ ràng, có sự đan xen, lẫn lộn giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định, phân công công việc không rõ ràng.
* Về cơ sở vật chất
+ Kim Bôi là một huyện còn nhiều khó khăn về kinh tế : kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp chậm phát triển. Mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, điều kiện sinh hoạt của đồng bào còn lạc hậu.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ Ở HUYỆN KIM BÔI QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ Ở HUYỆN KIM BÔI – TỈNH HÒA BÌNH