Với việc thực hiện đề tài này, đã góp phần mô tả khách quan chân dung hành vi tiêu dùng của sinh viên khoa KT-QTKD Trường ĐHAG đối với dịch vụ dạy ngoại ngữ của trường. Phần lớn sinh viên khoa KT-QTKD có nhu cầu học ngoại ngữ là như nhau, bên cạnh đó kết quả nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố tác động đến quá trình quyết định học của sinh viên.
Trong những nhân tố tác động thì xét tổng thể mà nói yếu tố chi phí học ngoại ngữ là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đối với hành vi học ngoại ngữ của SV. Nó là yếu tố quyết định cuối cùng.
Bên cạnh đó, yếu tố thời gian học và chất lượng giảng dạy của GV là biến điều tiết có ảnh hưởng đến hành vi chọn học ngoại ngữ của SV.
Qua nghiên cứu cho thấy phần lớn mong muốn của SV đều tập trung vào việc thi đậu bằng B ngoại ngữ, lưu loát nghe nói đọc viết và có thể giao tiếp với người nước ngoài. Xét cho cùng thì cũng chỉ có yếu tố tiền chi cho học phí thay đổi có tác động làm thay đổi quyết định chọn nơi học ban đầu. Đây là biến không thể đoán trước được, nó thuộc về phía SV.
Với kết quả nghiên cứu trên, đề tài có thể là tài liệu tham khảo quí giá cho Ban quản trị Trường ĐHAG nhằm giúp trường có thể có cách thức tổ chức, nâng cao chất lượng giảng dạy sao cho phù hợp với mong muốn của sinh viên, có thể thu hút ngày càng nhiều sinh viên và quan trọng là nâng cao được uy tín và chất lượng giảng dạy ngoại ngữ của trường.
Hạn chế: Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu theo phương pháp hạn mức có tính đại
diện không cao
Kiến nghị:
◊ Để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, trường cần có cách thức tổ chức học tập và lịch học sao cho phù hợp.
◊ Số lượng học viên của mỗi lớp cần được giới hạn để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giảng viên có thể theo dõi tiến trình học tập của từng sinh viên nhiều hơn, để mang lại kết quả học tập tốt nhất.
◊ Cần trang bị thêm phương tiện học tập.
◊ Có thể mời giảng viên nước ngoài kết hợp với giảng viên của trường phục vụ giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng sinh viên.
◊ Nên có một bài kiểm tra phân loại sinh viên để có sự phân lớp và cách thức giảng dạy phù hợp.
◊ Nên cho học viên thực hành nhiều hơn để phát huy khả năng vận dụng của học viên.