Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 30)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Bảo Lâm là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, được tách ra từ huyện Bảo Lạc theo Nghị định 52/2000/NĐ-CP của thủ tướng Chính phủ; nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, có toạ độ địa lý từ 22038’ đến 23005’ vĩ độ Bắc, 105016’ đến 105038’00” kinh độ Đông; cách trung tâm thị xã Cao Bằng 183 km theo trục đường quốc lộ 34 Cao Bằng - Bảo Lạc - Hà Giang. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 913,41 km2, với vị trí địa lý như sau:

Huyện có 8km đường biên giới giáp với Trung Quốc.

- Phía Bắc giáp huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang và huyện Nà Po, Quảng

- Phía Nam giáp huyện Na Hang, Tuyên Quang và huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn nơi có dự án chiến lược đường nội vung phát triển Kinh tế - Du lịch, Quốc Phòng.

- Phía Đông giáp xã Cốc Pàng huyện Bảo Lạc, nơi có cửa khẩu tiểu

ngạch chợ Cốc Pàng thông thương với Trung Quốc.

- Phía Tây giáp huyện Yên Minh và Bắc Mê của tình Hà Giang.

3.1.1.2 Địa hình

Huyện Bảo Lâm có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và thung lũng. Địa hình phổ biến là đồi, núi đá xen kẽ giữa đồi núi là các thung lũng nhỏ hẹp, độ cao trung bình so với mực nước biển là 800m, chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi đá cao với đỉnh núi Phia Jia cao nhất huyện ở độ cao 1976,7m; Vùng núi đá lưng chừng; Thung lũng và bồn địa dọc lưu vực sông Gâm, sông Nho Quế và các suối nhỏ.

Địa hình chia cắt ảnh hưởng đến quá trình khai thác sử dụng đất, đất nông nghiệp thường bị khô hạn vào mùa đông và đầu vụ xuân gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, địa hình bị chia cắt mạnh cũng gây cản trở không nhỏ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

3.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn - Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của huyện mang đặc điểm đặc trưng của khí hậu vùng Miền núi và trung du phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa hình thành nên 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau: vùng cao khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa; có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa đông lạnh, khô và mùa hè nóng ẩm.

Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa lạnh bắt đầu từ thượng tuần tháng 11 và kết thúc vào hạ tuần tháng 3, mùa nóng kéo dài từ thượng tuần tháng 5 và kết thúc vào trung tuần hay hạ tuần tháng 9. Mùa mưa

bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, 10, mưa nhiều nhất vào tháng 8. Mùa lạnh, sương muối thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1.

*Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 40C-00C.

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 130C-110C - Nhiệt độ trung bình mùa mưa 260C, mùa khô 190C - Biên độ năm của nhiệt độ từ 130C-14,50C

- Biên độ ngày nhiệt độ từ 70C-80C *Lượng mưa

Huyện Bảo Lâm nằm trong vùng có lượng mưa khoảng từ 1.200- 1.400mm/năm, được xếp vào một trong những khu vực ít mưa ở nước ta. Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian, lượng mưa có sự chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa trong năm.

*Chế độ ẩm

Huyện Bảo Lâm có độ ẩm không khí khá cao, biến thiên trung bình tháng từ 70-80%, chênh lệch độ ẩm lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều nên độ ẩm khá cao 85-90%, mùa khô độ ẩm thấp hơn từ 60-65%.

*Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi không vượt quá 1.200mm, tỷ lệ bốc hơi so với lượng mưa có sự mâu thuẫn qua từng thời gian, thường tháng mưa nhiều thì lượng bốc hơi lại ít và ngược lại những tháng khô hanh mưa không đáng kể nhưng lượng bốc hơi lại cao.

*Chế độ gió

Trên địa bàn huyện chế độ gió và phân bố hướng gió rất phức tạp phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình.

Nhìn chung, khí hậu Bảo Lâm phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa hè (70%) là điều kiện hình thành lũ ở

những vùng đất dốc, gây khó khăn cho canh tác và đời sống của nhân dân. Vùng núi phía Tây thường xuất hiện sương muối vào mùa đông nên tác động xấu tới sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống con người.

- Thủy văn

Trên địa bàn huyện có nhiều sông, suối phân bố khá đều ở các vùng sinh thái; đây là nguồn nước chính đang được khai thác, sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất Nông – Lâm nghiệp trong đó đáng chú ý:

- Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Bảo Lạc và nhập với sông Nho Quế ở xã Lý Bôn, và chảy qua địa phận huyện với chiều dài 35 km. - Cùng với sông Gâm trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ với lượng nước khá lớn bắt nguồn và chảy theo nhiều hướng khác nhau cùng đổ dồn vào sông Gâm gồm có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Suối Nà Sa chảy qua xã Đức Hạnh. + Suối Pác Kỉn chảy qua xã Vĩnh Quang.. + Suối Pác Pha chảy qua xã Vĩnh Phong.

+ Suối Pác Bang, Pác Ròm chảy qua xã Nam Quang, Tân Việt. + Suối Pác Miầu chảy từ xã Mông Ân qua thị trấn Pác Miầu. + Suối Nà Loạt chảy qua xã Quảng Lâm.

+ Suối Bản Bó chảy qua xã Thái Học. + Suối Bản Vàng chảy qua xã Yên Thổ.

Với thời tiết, khí hậu và thủy văn nêu Bảo Lâm có thể phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản dựa vào dòng chảy cũng như xây dựng các hồ chứa để đủ nguồn nước cung cấp cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phải luôn gia cố hệ thống kênh mương để phòng chống lũ lụt một cách hiệu quả nhất nhằm giảm nhẹ thiên tai.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện bảo lâm, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 30)