Các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp tan tròn ( oryza stiva l. var . japonica ) trồng tại thôm mòn huyện thuận châu sơn la (Trang 98 - 113)

3. Nội dung nghiên cứu

4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất cao luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà chọn tạo giống. Nhu cầu của người sản xuất luôn cần giống mới có năng suất cao và ổn đinh. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, nhu cầu tạo ra các giống lúa có năng suất cao và ổn định lại càng bức thiết hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước, giữ vững và vươn lên là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Năng suất lúa được hình thành bởi 4 yếu tố: số bông trên một đơn vị diện tích, số hạt/bông tỉ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất đó thì số bông trên một đơn vị diện tích là yếu tố quan trọng hàng đầu. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt đóng góp 26%.

* Số bông/m2: Số bông/m2 được hình thành do 3 yếu tố: mật độ cấy (số dảnh cơ bản), số nhánh đẻ (số nhánh hữu hiệu) và các điều kiện chăm sóc ngoại cảnh.

Ở vụ xuân số bông/m2

99

Còn ở vụ mùa số bông/m2 của giống lúa thí nghiệm là 197,96 bông/m2, kết quả thu được số hạt bông/m2 trong vụ xuân cao hơn vụ mùa. Điều này giải thích do trong vụ mùa điều kiện thời tiết có mưa lớn trong giai đoạn sinh trưởng 3, gây nên tình trạng ngập, lúa đổ làm giảm số nhánh/m2

. Ngoài ra trong vụ mùa đi kèm mưa lớn, sau đó có nắng ấm tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, thực tế quan sát trên đòng ruộng tôi thấy tỷ lệ nhiềm sâu bệnh của giống trong vụ xuân ít hơn vụ mùa.

So sánh số bông/m2 của giống lúa nghiên cứu với một số giống lúa khác: giống TD2-5 có số bông/m2 221.18 bông/m2 (Phạm Thị Oanh, 2012)[20], giống N87 trồng tại địa phương với giống lúa nghiên cứu có số bông/m2 là: 316,75 bông/m2 . giống lúa nghiên cứu có số bông/m2 không cao được giải thích do khả năng đẻ nhánh thấp của giống (7 – 10 dảnh/cây), và trong mỗi khóm số nhánh vô hiệu lớn. Các nhánh vô hiệu không có vai trò trong đời sống của cây mà còn cạnh tranh về ánh sáng và chất dinh dưỡng với các nhánh hữu hiệu nên lúa có năng suất lý tưởng là lúa có tất cả các nhanh hữu hiệun.

Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Giống Thời vụ Số bông hữu hiệu/khóm Số bông/m2 Hạt/bông Tỷ lệ hạt lép (%) Khối lượng 1000 hạt NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Nếp tan tròn vụ xuân vụ mùa 6,4 ± 0,15 6,4 ± 0,15 208,64±0,13 197,96 ± 0,2 104,5 ± 0,03 101,4 ± 0,04 3,5± 0,41 6,4± 0,27 28,73 28,70 62,64 57,67 51,43 42,86 * Số hạt trên bông

Số hạt trên bông là yếu tố cấu thành nên năng suất của giông. Số hạt/bông do nhiều yếu tố cấu thành nên năng suất: Chiều dài bông, mức độ

100

phân nhánh của bông. Số lượng gié thứ cấp/bông và sự đóng hạt trên các gié (sít hay thưa) (Bùi Huy Đáp, 1980) [5].

Kết quả tôi thu được khi đếm số hạt/bông của giống lúa nghiên cứu: Ở vụ xuân giống nếp tan tròn có số hạt/bông khoảng 104,5 hạt/bông, kết hợp với đặc điểm số nhánh hữu hiệu của giống thấp (bảng 4.7) nên năng suất của giống thấp. Giống lúa nghiên cứu có năng suất thấp hơn nhiều so với các giống lúa lai trồng trên địa phương,như giống N87, N97, đây là hạn chế của giống, là đặc điểm cần được chọn lọc.

* Tỷ kệ hạt lép

Tỷ lệ hạt lép bao gồm hạt không thụ tinh (rỗng) và tỷ lệ hạt lửng. Qua thực nghiệm, tôi nhận thấy: giống lúa nghiên cứu trong vụ Xuân, điều kiện môi trường không mưa, có nắng nhẹ, nhiệt độ ổn định nên tỷ lệ hạt lép trong vụ xuân thấp, hầu như số hạt trên bông đều là hạt chắc. Nhưng trong vụ mùa gặp điều kiện bất lợi: mưa to, gió bão làm nhiều cây bị đổ rạp, thời điểm trỗ nhiệt độ giảm do ảnh hưởng sớm của gió mùa Tây Bắc nên tỷ lệ thụ phấn thành công giảm. Đặc biệt theo dõi vụ hè thu năm 2013, tỷ lệ hạt lép cao nguyên nhân do điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển sâu bệnh, đặc biệt với giống nghiên cứu chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ nhiễm nhện gié của giống trong vụ hè thu cao hơn hẳn vụ đông xuân. Mặt khác, vào thời kỳ chín cũng có nhiều yếu tố làm tăng tỷ lệ hạt lép, lửng như, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ hay bức xạ nhiệt mặt trời thấp.

101

Biểu đồ 2. Tỷ lệ hạt chắc, lép của giống nếp tan tròn vụ xuân 2013 và vụ mùa2013

Tỷ lệ hạt lép tỷ lệ hạt chắc

* Khối lƣợng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. Khới lượng 1000 hạt của giống lúa nghiên cứu tương đối ổn đinh, ít bị thay đổi do điều kiện chăm sóc, đất đai, phân bón và sâu bệnh. Khối lượng hạt do hai bộ phận cấu thành là khối lượng vỏ trấu và khối lượng hạt gạo. Khối lượng vỏ trấu chiếm 20% còn khối lượng hạt gạo chiếm 80% (Bùi Huy Đáp, 1980)[5].

Qua số liệu thống kê ở bảng 4.7, tôi thấy rằng: khối lượng 1000 hạt của giống lúa nghiên cứu là 28,73(g). Giống lúa nghiên cứu trồng trong cả vụ xuân và vụ mùa, khi cân khối lượng 1000 hạt của giống gieo trồng trong 2 vụ không có sự khác biết đáng kể. Sở dĩ như vậy do tính trạng 1000 hạt do đặc điểm di truyền của các giống lúa quyết định và ít phụ thuộc vào điểu kiện ngoại cảnh.

* Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của giống lúa. Năng suất lý thuyết là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất và được

102 tính theo công thức:

Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt NSLT=

10.000

Ở vụ xuân năng suất lý thuyết của giống lúa nghiên cứu khoảng 62,64 tạ/ha, còn vụ mùa năng suất lý thuyết 57,67 tạ/ha. Năng suất lý thuyết vụ xuân cao hơn vụ mùa, kết quả này được giải thích do giống lúa nghiên cứu sinh trưởng trong điều kiện khí hậu mùa xuân thuận lợi hơn so với điều kiện khí hậu vụ mùa.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất thực tế thu được trên 1 đơn vị diện tích, nó đánh giá tương đối chính xác, rõ nét về đặc điểm di truyền, cũng như mức độ thích nghi của giống trong điều kiện canh tác cụ thể.

Kết quả bảng 4.7 thấy: ở vụ Xuân năng suất thực thu là 51,43 tạ/hạ, còn ở vụ mùa năng suất thực thu 42,86 tạ.ha. So với vụ mùa, vụ xuân của giống lúa nghiên cứu đạt năng suất cao hơn, do điều kiện khí hậu vụ xuân thuận lợi với giống lúa nghiên cứu hơn, gãy đổ ít hơn, mặt khác giống lúa nghiên cứu là giống có chiều cao cây lớn, trong điều kiện vụ mùa do mưa, nóng, ẩm nên cây dễ nhiễm sâu bệnh, mưa lớn cây dễ đổ làm giảm nắng suất. Tỷ lệ hạt lép của giống thấp, nên khoảng cách giữa NSLT và NSTT một phần do tỷ lệ hạt lép, ngoài ra do mật độ cấy không đều, do ảnh hưởng của sâu bệnh tác động làm giảm năng suất.

4.5. Các đặc điểm về hính thái và chất lƣợng hạt

* Đặc điểm hình thái hạt

Bảng 4.8: Các đặc điểm về hình thái hạt

STT Chỉ tiêu khảo sát Giống nếp tan tròn

103

2 Chiều rộng gạo lật (hình 4.27) 3,5 mm 3 Dạng hạt gạo lật ((hình 4.27) Trung bình

4 Màu gạo lật (hình 4.27) Nâu nhạt

5 Màu gạo sát Trắng đục

Các đặc điểm về hình thái, phẩm chất là những chỉ tiêu quan trọng nhất của giống lúa. Sau sơ chế, gạo thành phẩm được đưa ra thị trường. Với gạo nếp, hạt gạo bầu, tròn, trắng, khi nấu thành cơm có mùi thơm, dẻo lâu, độ dính tốt, phù hợp với thì yếu của người tiêu dùng. Khi khảo sát thực tế tại Huyện Thuận Châu và thành phố Sơn La tôi thấy rằng gạo thành phẩm của giống lúa nghiên cứu được ưa chuộng hơn, có giá thành 30.000 vnđ/1 kg thành phẩm bán ra thị trường, cao hơn so với giống nếp N87 giá bán thành phẩm ra thị trường 25.000 vnđ/1 kg cùng trồng trên địa phương. Lợi nhuận của giống nếp tan thu được là 12.356.000 vnđ/ha, nhưng do diện tích canh tác giống nếp tan tròn đến hiện tại bị thu hẹp rất nhiều và được trồng rải rác trong các hộ gia đình với diện tích khoảng 200m2 nên lợi nhuận mang lại không cao.

Hình 4.26: hình thái ngoài hạt gạo giống nếp tan tròn

104

Trong những năm gần đây, nghiên cứu chất lượng gạo đã được một số tác giả đề cập đến ở các khía cạnh khác nhau: kích thước, khối lượng hạt, tỷ lệ bạc bụng, hương thơm và một số chỉ tieu hóa sinh như hàm lượng amyloza, hàm lượng tinh bột,...Các đánh giá phân tích được thực hiện chủ yếu bởi các nhà nghiên cứu và được thực hiện trong phòng thí nghiệm với các phương tiện thí nghiệm hiện đại. Do hạn chế về điều kiện nên tôi chỉ đánh giá chất lượng hạt qua các chỉ tiêu chất lượng cơm của giống nghiên cứu bằng cảm quang.(bảng 4.7)

Bảng 4.9. Chất lƣợng cơm của giống nếp tan tròn

Chỉ tiêu Mùi thơm Độ mềm Độ dính Độ trắng Độ bóng Độ ngon Giống nếp tan tròn 4 4 4 4 3 5

Nhận xét: về phẩm chất và chất lượng gạo của giống lúa nghiên cứu có

chất lượng tốt, được người tiêu dùng đánh giá cao.

4.6. Đánh giá mốt số khả năng chống chịu của giống

4.6.1. Khả năng chịu rét của mạ

Để đánh giá khả năng chịu rét của mạ, tôi quan sát giai đoạn mạ của giống lúa nghiên cứu trong vụ xuân. Thời gian sinh trưởng mạ trong vụ xuân tại địa phương là vào khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có rét đậm kéo dài. Đánh giá mạ sau mỗi đợt rét 3 ngày tôi thấy: tính chịu rét của mạ đạt điểm 3: mạ màu xanh nhạt, và dầu mạ hơi bị táp. Mặt khác, khi gieo trồng giống lúa nghiên cứu, trong giai đoạn mạ người dân địa phương không sử dụng nilong che chắn để chống rét cho mạ, biện pháp người dân địa phương sử dụng là bón phân chuồng cho mạ. Do đó đánh giá khả năng chống rét của mạ khá tốt.

105

4.6.2. Khả năng chống sâu bệnh của giống nếp tan tròn

Yếu tố sâu bệnh là mối quan tâm rất lơn của các nhà khoa học cũng như người dân. Đây là một trong những yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng của nông sản. Chọn lọc được các giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần làm môi trường sinh thái sạch hơn, vì thế đây là một đặc tính được các nhà chọn tạo giống rất quan tâm. Theo dõi giống lúa nghiên cứu trong vụ đông xuân và vụ hè thu tôi thấy: chủ yếu giống bị nhiễm sâu cuốn lá,còn các bệnh phổ biến khác ở lúa thường gặp như bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bác lá, bệnh sâu đục thân... không gặp nhiều ở giống nghiên cứu. Đặc biệt vào vụ hè thu tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 35% (điểm 5), điều kiện khí hậu nóng ẩm nên tỷ lệ nhiễm bệnh sâu cuốn lá của giống cao hơn hẳn so với vụ thu đông có tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 10% (điểm 1). Mặt khác, qua điều tra ý kiến của người dân về khả năng nhiễm sâu bệnh của giống nếp tan tròn, kết quả thu được giống lúa nghiên cứu có khả năng nhiễm sâu bệnh thấp hơn nhiều so với các giống lúa lai cùng được trồng trên địa phương, lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho giống ít hơn các giống lúa, khi quan sát trên ruộng vụ hè thu năm 2013 chúng tôi nhận thấy trên cùng khu vực canh tác 2 giông N87 và nếp tan tròn, giống N87 nhiễm bệnh đạo ôn, tuy nhien giống nếp tan tròn được canh tác gần ruộng gieo trồng giống N87 không có dấu hiệu nhiễm bệnh (hình 4.27)

106 (A) (B)

Hình 4.27. Giống nếp tan tròn không nhiễm đạo ôn(A) Giống N87 nhiễm bệnh đạo ôn (B

107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Hầu hết các tính trạng hình thái, nông học của giống đáp ứng được mục tiêu của các nhà chọn giống, ngoài một số hạn chế của giống như: chiều cao cây cao, màu sắc hệ lá, đường kính cũng như bề dày gốc, năng suất thấp, và khả năng chống đổ còn thấp thì giống nép tan tròn có một số đặc điểm ưu thế trội hơn các giống lúa lai như góc lá đứng, khả năng chịu hạn, chịu lạnh tốt. Giống lúa nghiên cứu có tính cảm quang yếu với quang chu kỳ.

2. Nghiên cứu giải phẫu chúng tôi rút ra kết luận sau: đều có cấu tạo các bộ phận thân lá, thân, rễ điển hình của họ lúa, tuy nhiên so với các giống lúa chưa qua đột biến, chọn lọc thì giống lúa nếp tan tròn có nhiều đặc điểm giải phẫu vượt trội về số lượng mô cứng trong gân chính trong lá và thân. Cách sắp xếp các bó dẫn trong thân không xắp xếp lộn xộn, đặc biệt giống lúa nghiên cứu có sự sắp xếp bó dẫn khá đặc biệt. Tuy nhiên, do các bó dẫn bé và dải mô cứng trong thân sắp xếp xa biểu bì

3. Giống lúa nếp tan tròn có chiều cao cây cao, chiều dài và chiều rộng lá đòng và lá công năng nhỏ, hệ lá có màu xanh vàng, số nhánh hữu hiệu thấp, mật độ cấy của giống thưa nên giống nếp tan tròn có năng suất thấp hơn. Tuy nhiên hệ lá của giống nghiên cứu tàn chậm, chiều cao cây cao nhưng tương đối đồng đều, chất lượng gạo đáp ứng tốt thị yếu của người tiêu dùng.

4. Giống nếp tan tròn được trồng, lưu giữ qua nhiều thế hệ trên vùng núi Tây Bắc, nên khả năng chống chịu của giống khá tốt, đặc biệt là khả năng chịu rét trong giai đoạn mạ, khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh cao.

5. Giống nếp tan tròn được người dân tộc Thái lưu trữ qua nhiều thế hệ, chất lượng giống không giảm, năng suất tuy thấp nhưng không giảm qua các vụ. Các đặc điểm năng suất ổn định nhưng phương pháp chọn lọc và lưu

108

giữ giống của người dân mang tính cổ truyền: hạt lúa thu hoạch, được lấy ngẫu nhiên để làm giống, hạt giống để làm giống cho vụ sau đượcc để trong túi vải, gác lên gác bếp tránh ẩm.

Kiến nghị

1. Cải tiến và chọn lọc thêm giống lúa nghiên cứu để hạ thấp chiều cao cây nhằm nâng cao khả năng chống đổ và tích lũy chất khô.

2. Cần chọn lọc, nghiên cứu giống lúa trong những điều kiện sinh thái khắc nhiệt hơn như: nhiệt độ thấp không chỉ trong giai đoạn mạ mà cả trong quá trình sinh trưởng, khảo sát khả năng chống sâu bênh của giống trong các điều kiện cụ thể... Đê đánh giá chính xác giá trị của giống nếp tan tròn, đẩy nhanh quá trình công nhận giống quốc gia.

3. Nghiên cữu kỹ hơn quy trình sản xuất dựa trên đặc điểm sinh học của giống với điều kiện thổ nhưỡng, phân bón nhằm cải tiến phương pháp canh tác truyền thống của người dân tộc Thái, tăng năng suất cho giống nghiên cứu.

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Báo Nhân dân (2/6/2004), Vấn đề xuất khẩu gạo hiện nay, Nông nghiệp,

Nông thôn Việt Nam.

2. Báo cáo công tác khuyến nông huyện Thuận Châu, 2011

3. Lê Văn Dũng, 1996. “ Nghiên cứu và khảo sát đặc điểm về hình thái, nong

học, chỉ tiêu chất lượng của một số giống lúa ở đất bạc màu Hà Bắc”, Luận văn học thạc sỹ nông nghiệp, viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

4. Bùi Huy Đáp (1978). Lúa Việt Nam trong vùng lúa Nam và Đông Nam Á, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 102-104.

5. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam. NXB khoa học kỹ thuật.

6. Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề cây lúa. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Cẩm nang cây lúa, NXB Hà Nội.

8. FAOSTAT (2011)

9. Nguyễn Văn Hoan (1994), Một số nghiên cứu chọn tạo giống lúa bằng phương pháp lai hữu tính, Luận án phó tiến sỹ KH Nông nghiệp, Đại học Nông

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp tan tròn ( oryza stiva l. var . japonica ) trồng tại thôm mòn huyện thuận châu sơn la (Trang 98 - 113)