3. Nội dung nghiên cứu
4.3.3. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi nảy mầm cho đến khi chín (85% số hạt trên bông chín). Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống lúa, thời vụ gieo trồng, điều kiện ngoại cảnh và các điều kiện chăm sóc khác. Tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây lúa có nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu mùa vụ. Hiện nay, nhu cầu về các giống ngắn ngày ở địa phương càng trở nên cấp thiết, nếu có được các giống ngắn ngày người nông dân có thể tăng thêm vụ và mở rộng trà xuân muộn, mùa sớm.
Bảng 4.6 : Thời gian sinh trƣởng của giống lúa nếp tan tròn cổ truyền Mùa vụ Ngày gieo mạ Ngày cấy Ngày trỗ bông Ngày kết thúc trỗ bông Ngày chín Thời gian sinh trƣởng (ngày) Vụ xuân Vụ mùa 18/1 20/6 12/2 5/7 23/5 25/9 31/6 2/10 27/6 3/11 156 135
96
Từ kết quả trình bày ở bảng 4.6, tôi có nhận xét như sau:
- Ở từng thời vụ giống lúa nghiên cứu có thời gian sinh trưởng, phát triển giai đoạn chênh lệch nhau khoảng 20 ngày.
Giống lúa nghiên cứu có thời gian sinh trưởng và phát triển của mạ trong vụ xuân là 24 ngày. Mạ được gieo trong khoảng thời gian 18,1 – 12,2, do nhiệt độ môi trường trong thời điểm gieo mạ thấp, nên thời gian từ để mạ già dài hơn trong vụ mùa khoảng 10 ngày. Chứng tỏ thời gian sinh trưởng phát triển của mạ phục thuộc vào điều kiện môi trường mùa vụ.
* Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi nảy mầm cho đến khi chín (85% số hạt trên bông chín). Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống lúa, thời vụ gieo trồng, điều kiện ngoại cảnh và các điều kiện chăm sóc khác. Giống lúa nghiên cứu được gieo trồng trong vụ mùa và vụ xuân, tuy nhiên thời gian sinh trưởng của giống trong 2 vụ chênh nhau khoảng 20 ngày. Khi gieo trồng trong vụ xuân giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dài hơn vụ mùa khoảng 20 ngày.
Ở vụ xuân: Giống lúa nghiên cứu có thời gian sinh trưởng 150 – 156 ngày, thời gian từ khi lúa trỗ bông đến khi chín khoảng 25 – 27 ngày. Lúa có gạo ngon thường là các giống lúa có thời gian vào chắc kéo dài khoàng 30 ngày, vì thời gian này đủ để tích lũy các chất hữu cơ vào hạt lúa nên cơm ngon và dẻo.
Ở vụ mùa: Thời gian sinh trưởng của giống lúa nghiên cứu khoảng 130 -135 ngày, tuy thời gian sinh trưởng trong vụ mùa ngắn hơn vụ xuân nhưng thời gian vao chắc của giống lúa nghiên cứu không giảm, khoảng 30 ngày do đó không ảnh hưởng đến quá trình tích lũy dinh dưỡng của hạt, chất lượng hạt không giảm so với vụ xuân.
97
tạo, tuy có sự chênh lệch về số ngày sinh trưởng trong 2 vụ nhưng trong điều kiện thời tiết thuận lợi năng suất trong 2 vụ khá ổn định. Điều đó chứng tỏ giống lúa nghiên cứu tính cảm quang yếu với quang chu kỳ nhưng vẫn cảm ôn khi gieo trồng ở vụ xuân. Điều này giải thích do vụ xuân có nhiệt độ thấp, trời lạnh nên kéo dài thời gian sinh trưởng của giống lúa nghiên cứu.
* Thời điểm trỗ bông
Thời gian trổ bông trong vụ mùa và vụ xuân diễn ra trong khoảng 7 ngày. Tôi quan sát giống lúa nghiên cứu trong 2 vụ là vụ mùa năm 2012 và vụ xuân năm 2013. Thời gian trỗ bông của vụ xuân diễn ra trong điều kiện khi hậu thuận lợi, có mưa trước và sau khi trỗ nên tạo điều kiện tốt cho lúa phơi màu. Tuy nhiên trong vụ mùa, trong thời gian trỗ diễn ra từ 25/9 – 2/10, tôi theo dõi vụ mùa năm 2012 gió mùa đông bắc về muộn hơn so với các năm trước và thời tiết ấm áp hơn nên quá trình trỗ bông diễn ra thuận lợi, tỷ lệ hạt lép thấp do sau trỗ không bị ảnh hưởng nhiệt độ thấp.
Tuy nhiên khi quan sát vụ mùa năm 2013, đến thời điểm hiện tại 17/9/2013 lúa đang trong giai đoạn làm đòng, nhưng do có mưa nhiều, nóng ẩm nên cây lúa bị đổ và sâu bệnh phát triển nhiều, dự đoán trong vụ hè thu năm 2013 gió mùa đông bắc ảnh hưởng sớm tác động xấu đến qua trình trỗ, ảnh hưởng đến năng suất.
98
Hình 4.27. Giống lúa nếp tan tròn gia đoạn làm đòng vụ mùa năm 2013
Hiện tượng đổ rạp của giống nếp atn tròn sau trời mưa, lượng nước trong ruộng ngập khoảng 5 – 7cm.