Khái quát quá trình du nhập Lễ của Khổng Tử vào Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm Phạm trù Lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục lối sống đạo đức cho sinh viên ĐHSP Hà Nội hiện nay (Trang 29 - 32)

Nho giáo ra đời Trung Quốc và ảnh hưởng sâu rộng đến các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng. Khi vào Việt Nam thời kỳ đầu, Nho giáo đã không còn mang theo những nội dung cụ thể nhất, nguyên văn nhất hay còn gọi là Nho nguyên thủy với những nội dung Tam cương, Ngũ thường của nó. Chính vì thế, có thể nói Lễ du nhập vào Việt Nam cùng với sự du nhập của Nho giáo.

Nho giáo truyền vào Việt Nam thế kỷ I TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã thất bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị và cho lập ba quận tại Bắc Bộ, tuy nhiên tầm ảnh hưởng của Nho giáo còn rất hạn chế, song song đó Nho giáo là công cụ thống trị chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ. Nho giáo còn được xem du nhập chữ Hán vào Việt Nam và dần dần hóa ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam và dần Hán hóa ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam tạo ra về mặt kỹ thuật với một kho tàng tri thức về tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học, y học được tiếp thu từ người Trung Quốc cổ đại.

Đến thế kỷ IX, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền khi dân tộc Việt Nam, bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này đặt ra yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến là muốn tồn tại thì phải truyền bá Nho giáo đến người dân, củng cố quyền lực phong kiến lớn mạnh và không bị giặc ngoài tấn công.

Vì quyền lợi của nhà nước đó nằm trong tay nhà vua nên chữ “trung” của Nho giáo cần được tiếp thu và củng cố quyền lực của nhà vua.

Ngay từ thời Lý – Trần trung với nước vì đó là những ông vua thực sự điều hành cuộc đấu tranh giữa nươc của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi.

Ở Việt Nam, “trung” thường gắn với nghĩa nhằm đề cao trách nhiệm của con người đối với Tổ quốc, quê hương, làng xóm. Cũng chính vì thế, trong Hịch Tướng Sĩ, Trần Quốc Tuấn thường gắn “trung” với “nghĩa”. Hơn nữa nếu nhà nước tập quyền muốn trở nên hùng mạnh thì phải quan tâm đến con người, đến nhân dân và do đó “nghĩa” không tách rời “nhân”. Ngọn cờ nhân nghĩa là để “yên dân” để giải phóng nhân dân khỏi áp bức quân xâm lược.

Trước đó vào đời Trần, ảnh hưởng của Nho giáo chưa sâu sắc. Có thể có một bộ phận quan chức cao cấp còn áp dụng ít nhiều Lễ giáo Nho giáo còn trong dân gian.

Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong năm quan hệ giữa người với người. Các nhà Nho Việt Nam cũng đã nhấn mạnh mối quan hệ này nhưng vì sao họ đã không đến nỗi ngu trung như thường thấy ở các Nho sĩ khác và nơi khác? Họ đã đòi hỏi nhà vua trước hết phải trung hậu với nhân dân. Họ cũng đã ủng hộ Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ khi những ông này gạt bỏ nhưng vua quan bất lực của triều đại mới.

Nhân Nghĩa trong Nho giáo là tình cảm sâu sắc nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi đối với việc củng cố những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nâng nó lên thành những tư tưởng ổn định thúc đẩy sự phát triển đất nước, tạo nên một sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm giữ vững độc lập và chiến thắng mọi kẻ xâm lược.

Nhưng dần dần về sau, xã hội trở nên trì trệ, giới cầm quyền trở nên bảo thủ thì Nho sĩ trở nên giáo điều. Họ lại lấy những lời những lời cũ kỹ để biện minh cho sự trì trệ và bảo thủ ấy.

Bước sang thế kỷ XIX, Việt Nam và các nước phương Đông phải đối đầu với sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Nho giáo càng tỏ ra bất lực về mặt tư tưởng và hành động.

Chưa bao giờ Việt Nam phải chống lại một kẻ thù lớn mạnh như lúc như lúc đó, một kẻ thù hơn hẳn về mọi mặt: trình độ kỹ thuật, tiềm năng kinh tế, tổ chức quân đội và chất lượng vũ khí. Truyền thống anh hùng vẫn bốc cao như ngọn lửa bất diệt nhưng để chiến thắng thì nhiệt tình không đủ mà còn phải có một nhân quan sáng suốt, tiếp nhận được những tiến bộ để bổ sung cho truyền thống của mình.

Có một số tri thức như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch… đã nhìn ra ánh sáng, nêu lên những cái mới của thời đại để từ đó đổi mới đất nước, tiếc rằng những tư tưởng sáng suốt ấy không lọt vào đầu óc của giới cầm quyền và tầng lớp nho sĩ. Những tư tưởng giáo điều và bảo thủ của Nho giáo vẫn trói buộc họ và đẩy đất nước vào sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.

Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng triệt để đã lật đổ chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm và chế độ thực dân thống trị gần một thế kỷ. Trên con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh không thể gạt bỏ cái cốt lõi lạc hậu của Nho giáo để rồi sau để giữ gìn và phát huy những nhân tố hợp lí của nó nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng.

Chữ Lễ đã ra đời và hình thành ở Việt Nam như thế trước hết với mục đích đồng hóa dân ta với văn hóa Trung Quốc cổ đại trong thời kỳ Bắc thuộc. Đó là thời kỳ văn hóa Việt Nam bị đặt trong tình thế cưỡng ép tuân theo văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của nó đối với văn hóa Việt xưa và nay. Không phải tự nhiên mà bao đời nay việc học Lễ luôn được đặt lên hàng đầu. “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn học văn hóa, kiến thức thì trước hết phải học đạo làm người: kính trên nhường dưới, thương người như thể thương thân, thảo kính cha mẹ, kính trọng người thầy… Trên cơ sở của Lễ mà làm cơ sở học đạo, học tri thức làm người.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm Phạm trù Lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục lối sống đạo đức cho sinh viên ĐHSP Hà Nội hiện nay (Trang 29 - 32)