2 Dư nợ chovay
2.4.2.2 Nguyên nhân
Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức và có các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng.
Thực tế là các khoản cho vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, cùng với đó cho vay tiêu dùng phát sinh nhiều cổ phần hơn là cho vay tài trợ sản xuất, kinh doanh, đồng thời cho vay tiêu dùng chứa nhiều rủi ro hơn. Đó chính là những yếu tố khiến cho Ngân hàng nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng chưa quan tâm đúng mức tới hình thức cho vay tiêu dùng.
Thông tin về hình thức cho vay tiêu dùng như là : tính ưu việt khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, lãi suất…đến với các khách hàng tiềm năng cũng như các khách hàng có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng có thể chưa dễ nắm bắt.
Thị trường chứng khoán (TTCK) ở nước ta đang thu hút sự quan tâm, chú ý của một bộ phận không nhỏ dân cư với mong muốn nhanh làm giàu từ đầu tư chứng khoán. Chính vì vậy dưới sự chỉ đạo của NHCT VN về việc cảnh giác với khách hàng sử dụng vốn vay tiêu dùng không đúng mục đích nhất là để đầu tư chứng khoán, thì NHCT HK lại càng phải cân nhắc kĩ hơn đối với từng phương án đưa ra của từng khách hàng.
Xem xét dưới góc độ khách quan.
Thủ tục cho vay tiêu dùng được NHCT VN qui định có thể còn chặt chẽ vì thế gây khó khăn với khách hàng trong việc đảm bảo đủ điều kiện vay vốn.
Vấn đề tâm lý của một bộ phận dân cư:
Tình trạng qui mô cho vay tiêu dùng thấp một phần nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen và tâm lý của người Việt Nam. Địa bàn hoạt động của NHCT HK hoàn toàn nằm trong vùng văn hóa châu thổ Sông Hồng nơi một bộ phận dân cư có thói quen tự làm, không thích bản thân ở trong tình trạng nợ nần, không muốn để người khác biết được tình trạng đi vay, họ rất ngại các khâu thủ tục, giấy tờ và các khâu trung gian như thông qua cơ quan chủ quản, đoàn thể, người đại diện, ban quản lý…sợ nảy sinh tiêu cực. Các thói quen tâm lý đó gây nên trở ngại rất nhiều đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân.Đây là vấn đề nan giải mà ngân hàng gặp phải khi cho vay tiêu dùng:
o Đối với đối tượng vay là CBCNV hưởng lương thì việc xác định thu nhập từ là dễ dàng thông qua quyết định nâng bậc lương hoặc bảng lương. Nhưng thông thường các Ngân hàng ngoài lương
còn xem xét thêm các khoản thu nhập khác của khách hàng , để biết sau khi khách hàng trả nợ cho Ngân hàng rồi thì thu nhập còn lại có đủ để đảm bảo đời sống của cả gia đình hay không; nếu phần còn lại ít thì việc khách hàng không trả nợ đúng hạn có thể xảy ra.
o Đối với các khách hàng là các hộ buôn bán nhỏ thì họ có thể có một nguồn thu nhập lớn nhưng họ lại nhiều khi không thể chứng minh được thu nhập đó là ổn định vì thế cán bộ tín dụng nói riêng và Ngân hàng thường không dám mạo hiểm. Do đó cho vay tiêu dùng không có TSĐB chiếm tỷ lệ không cao.
Thái độ hợp tác của thủ trưởng của các cơ quan, đơn vị có CBCNV vay vốn:
Hiện nay, giấy đề nghị vay vốn tiêu dùng của đối tượng vay là CBCNV đều cần phải có xác nhận củ thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ quản. Nếu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhận thức được lợi ích thiết thực mà ngân hàng mang đến cho CBCNV của họ thì việc xác nhận này nhanh chóng và cán bộ tín dụng đến thẩm định cũng thuận lợi hơn. Nếu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đó chỉ thấy những mặt không tiện lợi của hình thức cho vay tiêu dùng như: người đi vay phải đến ngân hàng giao dịch trong giờ làm việc, hàng tháng phải đến Ngân hàng trả nợ,
mất nhiều thời gian hoặc họ sợ liên quan trách nhiệm nên không ký xác nhận chovay thì công tác tín dụng khó có thể thực hiện được ở các cơ quan, đơn vị này.
Khi khách hàng muốn vay vốn mà dùng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất làm TSĐB thì phải đến Bộ tài nguyên môi trường đăng ký giao dịch bảo đảm. Thủ tục này đôi khi diễn ra với thời gian dài vì thế dẫn đến việc đáp ứng vốn cho người đi vay chậm.
Cạnh tranh giữa các sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng với nhau đôi khi còn chưa lành mạnh.