IV. Một số chính sách của nhà nước tác động đến nông nghiệp, nông thôn
5. Chính sách giá cả và sản lượng
Trong cơ chế thị trường, giá cả nông phẩm không chỉ ảnh hưởng đến mức thu nhập, mức sống của người nông dân, đến sự ổn định xã hội. Do đó, sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả và sản lượng nông phẩm là rất cần thiết.
Nhà nước cần quy định giá sàn đối với nông phẩm. Để giá sàn được thực hiện trên thực tế, Nhà nước cần có hỗ trợ về tài chính cho các công ty thu mua nông sản. Nhà nước cũng cần có những dự trữ nhất định về nông sản phẩm để ổn định giá cả vào những lúc giáp vụ, những năm thời tiết không thuận lợi, thiên tai…Để ổn định sản xuất nông nghiệp, nhà nước cần có dự báo về nhu cầu và hướng dẫn nông dân sản xuất với quy mô phù hợp.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản, tìm kiếm và mở rộng thị trương nông sản.
6. Chính sách tín dụng
Thu nhập của cư dân nông thôn nhìn chung rất thấp, vì sản xuất nông nghiệp lại rất nhạy cảm và còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh vẫn tồn tại phổ biến ở nông thôn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy, nhà nước cần có chính sách tín dụng phù hợp hỗ trợ cho nông dân.
Chính sách tín dụng phải tạo điều kiện cho nông dân có thể vay được tiền để sản xuất kinh doanh với lãi suất thị trường.Thứ hai, giúp đỡ nông dân sử dụng có hiệu quả đồng vốn, vừa hạn chế rủi ro khi cho vay, vừa giúp nông dân nâng cao mức thu nhập, mức sống.
7. Chính sách xã hội
Sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra những tiền đề thuận lợi để phát triển văn hoá - xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ chế thị trường, sự phát triển đó không tránh khỏi làm nảy sinh các vấn đề xã hội: dư thừa lao động, phân hoá giàu nghèo, các tệ nạn xã hội, sự xuất hiện các tầng lớp xã hội mới… Do đó, Nhà nước phải có các chính sách nhằm giải quyết và hạn chế những vấn đề xã hội như: chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, thực thi luật pháp và thực hiện công bằng, dân chủ ở nông thôn…
KẾT LUẬN
Tóm lại, CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn là một nội dung quan trọng có tính quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước góp phần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho nông nghiệp, thúc đảy sự phát triển của các ngành khác.Đồng thời đó một trong những điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, giảm bất bình đẳng nhu cầu dân cư.
Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng – Nhà nước ta, nhưng vẫn còn nặng nề về mặt lí luận, vẫn còn lúng túng nhiều trong hoạt động thực tiễn. Vấn đề đặt ra là nhanh chóng đưa chủ trương đúng đắn đó thâm nhập vào đời sống sản xuất. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn, trong thời gian tới, trên cơ sở lợi thế của từng vùng, từng khu vực; Nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, các cụm công nghiệp sẵn có và các làng nghề truyền thống, Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chiến lược tổng thể về phát triển nông thôn với những ưu tiên đặc biệt về vốn, chuyển giao công nghệ, tư vấn khoa học kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và một cơ chế tài chính tín dụng thông thoáng phù hợp với khả năng phát triển của từng vùng.
Đồng thời để đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các cấp uỷ lãnh đạo tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và nông dân, nâng cao nhận thức về CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn đặc biệt quan tâm xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ Đảng viên và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; coi đây la nhân tố quan trọng trong thành công của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn.