Phân tích đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinafood 1 thái bình (Trang 105 - 118)

96

Sơ đồ 33: SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH DUPONT CỦA CÔNG TY NĂM 2007

Nhận xét:

Năm 2007 suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty chưa cao lắm. Bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì tạo ra 4,68 đồng lợi nhuận sau thuế. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu chưa cao là do ảnh hưởng

của 2 nhân tố Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu và Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản. Cụ

thể là:

* Nhân tố Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2007 bằng 1,61 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố Tổng tài sản/Doanh thu thuần và Doanh thu thuần/Vốn

chủ sở hữu. Đối với nhân tố Doanh thu thuần/Vốn chủ sở hữu bằng 9,58 tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh sẽ tạo ra được 9,58 đồng doanh thu thuần.

Nhân tố này cao làm cho Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu cao nên có ảnh hưởng tích

cực làm gia tăng suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu.

SUẤT SINH LỢI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE) 4,68 %

Lợi nhuận sau thuế

1.340.500.344

Vốn chủ sở hữu

28.646.550.112

=

Lợi nhuận sau thuế

1.340.500.344 Tổng tài sản 46.253.145.939 Vốn chủ sở hữu 28.646.550.112 Tổng tài sản 46.253.145.939

Doanh thu thuần

274.412.480.935

Tổng tài sản 46.253.145.939

Vốn chủ sở hữu

28.646.550.112

Doanh thu thuần

274.412.480.935

x

Doanh thu thuần

274.412.480.935

Lợi nhuận sau thuế

1.340.500.344 Tổng tài sản

46.253.145.939

Doanh thu thuần

274.412.480.935

= x

97

* Tuy nhiên ta xét xem sự ảnh hưởng của nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến suất

sinh lời của Vốn chủ sở hữu. Ta thấy rằng, Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản của Công ty năm qua chưa cao (2,9%). Bình quân cứ 100 đồng vốn đưa vào kinh doanh

thì thu được có 2,9 đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế cao hay thấp là do 2 nhân tố Doanh thu thuần/Tổng tài sản và Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

quyết định.

- Doanh thu thuần/Tổng tài sản của Công ty năm 2007 là 5,93 là khá cao, bình quân cứ 1 đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 5,93 đồng doanh

thu. Nguyên nhân là do trong năm Công ty tìm kiếm được nhiều hợp đồng kinh tế

nên doanh thu kiếm về khá nhiều, bên cạnh đó Tổng tài sản năm 2007 có giảm đi so

với các năm trước vì khi cổ phần hóa Công ty đã bàn giao lại một số Tài sản cố định

không còn dùng đến hoặc hiệu quả hoạt động kém.

- Như vậy nguyên nhân làm cho nhân tố Lợi nhuân sau thuế/Tổng tài sản

không cao là do Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần còn thấp (0,49%). Nguyên nhân chủ yếu làm nhân tố này thấp là do các khoản chi phí phát sinh còn lớn trong

khi thuế GTGT phải nộp tăng cao.

Hai nhân tố này tác động đến làm Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản chỉ đạt

2,9% . Do đó mặc dù Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu bằng 1,61 thì suất sinh lời của

Vốn chủ sở hữu cũng chỉ dừng lại ở mức 4,68%.

2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN

VINAFOOD 1 THÁI BÌNH. 2.5.1. Những ưu điểm

Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình đã có tuổi đời hơn 45 năm. Công ty đã trải qua bao thăng trầm cùng với những đổi thay của đất nước. Từ khi còn trong chế độ bao cấp đến khi chuyển sang cơ chế thị trường, tuy gặp không ít khó khăn nhưng

Công ty không bao giờ lùi bước. Ban lãnh đạo Công ty luôn cùng với Tổng công ty

tìm hướng đi riêng để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Giám đốc Công ty là người điều hành chung mọi hoạt động của Công ty. Giữa các thành viên trong Ban giám

98

đốc luôn có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng. Chính điều này đã giúp cho việc quản

lý mọi hoạt động của Công ty được dễ dàng hơn.

Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc. Với ngành nghề kinh doanh đa dạng và địa bàn kinh doanh rộng, việc phân cấp trong quyền

hành quản lý là rất cần thiết. Do có sự phân cấp trong quyền hành quản lý Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Đây

thực sự là mô hình kế toán rất phù hợp với tổ chức quản lý tại Công ty. Với mô hình này, bộ máy nhân sự kế toán tại Công ty sẽ được giảm bớt mà vẫn đảm bảo tốc độ

truyền thông tin nhanh chóng.

Như đã nêu ở trên, phòng Tài chính kế toán của Công ty có 5 nhân viên, tất

cả các nhân viên tại đây đều là những người có kinh nghiệm lâu năm và có năng

lực. Sự phân công phân nhiệm giữa các nhân viên rất rõ ràng và hợp lý. Điều này không chỉ giúp cho công tác kế toán diễn ra thuận lợi, mà còn giúp cho sự cung cấp

thông tin tài chính cần cho quản lý được nhanh chóng và chính xác.

Về hệ thống chứng từ kế toán, tại Công ty có đầy đủ các chứng từ cần thiết để làm cơ sở cho việc kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ bắt

buộc đều tuân thủ theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Quy trình luân chuyển chứng

từ đều được thực hiện đúng như quy định của Chế độ kế toán, bao gồm các giai đoạn: Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài; Kiểm tra chứng từ; Sử

dụng chứng từ để ghi sổ kế toán; Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ kế

toán; Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ chứng từ.

Ngoài ra, các chứng từ tại Công ty còn được phân loại theo đối tượng kế

toán (Chứng từ ngân hàng, chứng từ tiền mặt, chứng từ bán hàng, chứng từ mua

hàng, …), sau đó được đóng thành từng tập theo tháng nên rất thuận tiện cho việc

tìm kiếm, kiểm tra khi cần thiết.

Về thời gian ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hàng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh, tuỳ theo nghiệp vụ đó là thuộc phần hành kế toán nào, kế toán

viên phụ trách phần hành đó sẽ ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. Việc ghi sổ kế

99

việc cung cấp thông tin khi cần thiết được nhanh chóng. Ngoài ra, việc ghi nhận các

khoản doanh thu được kế toán thực hiện đúng kỳ, các khoản chi phí phát sinh được

ghi nhận theo đúng nguyên tắc phù hợp.

Về hệ thống Báo cáo kế toán, ngoài việc lập đủ các BCTC theo quy định

Công ty còn lập thêm một số loại Báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho công tác quản

lý nội bộ. Đây là điều rất tốt vì các Báo cáo kế toán quản trị có thể cung cấp những

thông tin cụ thể chính xác cho việc ra quyết định. Từ đó góp phần nâng cao hiệu

quả quản lý.

2.5.2. Những tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì việc tổ chức hạch toán kế toán, cũng như kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty còn tồn tại một số nhược điểm sau:

- Một số nghiệp vụ hạch toán trùng lắp trên Phiếu kế toán.

- Chưa hạch toán riêng doanh thu nội bộ và doanh thu bán hàng. - Chưa xác định kết quả kinh doanh riêng cho từng mặt hàng tiêu thụ.

100

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP

101

3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH

THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY

CP VINAFOOD 1 THÁI BÌNH.

Công tác kế toán trong doanh nghiệp cung cấp những thông tin cần thiết

cho các nhà quản trị. Vì vậy các nhân viên kế toán phụ trách về kế toán tiêu thụ cần

hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ghi chép và tính toán số liệu một cách chính xác.

Nhờ đó các thông tin phản ánh trên sổ sách kế toán sẽ có độ tin cậy cao. Qua các

thông tin này, các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ phân tích để tìm hiểu tại sao

doanh số bán của mặt hàng này cao, của mặt hàng kia thấp; tại sao hàng hoá lại tồn

kho quá nhiều; tại sao các khoản nợ phải thu lại tăng; … Nguyên nhân là do phía khách quan (thị trường, người tiêu dùng, …) hay từ phía chủ quan (bản thân doanh

nghiệp) Từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách, các quyết định xử lý kịp thời để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá. Như vậy, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những công việc kế toán có ý nghĩa rất

quan trọng trong hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình nói riêng.

Mặt khác, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ. Để có

thể hoà mình vào xu thế chung đó, Việt Nam cần có những thay đổi, đổi mới về các chính sách, các điều luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Hơn nữa, khi Việt Nam

gia nhập WTO sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối

mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Và Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình cũng

không nằm ngoài sự cạnh tranh đó. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, các nhà quản trị Công ty cần sử dụng các thông tin do kế toán cung cấp.

Qua việc phân tích các số liệu của quá trình tiêu thụ, kế toán trưởng và Ban giám

đốc sẽ biết được mặt hàng nào có khả năng chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng ưa thích, mặt hàng nào không có khả năng tiêu thụ. Từ đó họ sẽ tìm hiểu

nguyên nhân là do giá cả, chất lượng hay là do một nguyên nhân nào khác để có

102

Nói tóm lại, để nâng cao công tác quản lý, cung cấp thông tin kịp thời, việc

hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác

định kết quả tiêu thụ nói riêng tại Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình là rất cần thiết. Tuy nhiên để việc hoàn thiện có thể thực hiện được và có khả năng áp dụng vào thực tế thì cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

Một là, các giải pháp đưa ra để hoàn thiện phải khả thi, có khả năng đưa

vào thực tế. Tức là, các giải pháp đưa ra phải phù hợp với hoàn cảnh, với những điều kiện cụ thể tại Công ty.

Hai là, các giải pháp cần phù hợp với các quy định của Luật kế toán, Chuẩn

mực và Chế độ kế toán Việt Nam. Bởi vì nếu một giải pháp đưa ra mà trái với các

nguyên tắc chung đã được quy định trong Luật, Chuẩn mực, Chế độ kế toán thì tất

yếu giải pháp đó không thể thực hiện trong thực tế. Ngoài ra, nước ta đang hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá nên các giải pháp đưa ra cũng cần phải phù hợp với

Chuẩn mực kế toán quốc tế và thông lệ quốc tế.

Ba là, hiện nay ngành Công nghệ thông tin đang có những bước phát triển

mới và việc ứng dụng các thành tựu của Công nghệ thông tin vào trong các doanh nghiệp đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Việc áp dụng Công nghệ thông tin để thực hiện các công việc của

kế toán không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn giúp cho việc cung cấp thông tin được nhanh chóng, chính xác. Chính vì thế, các giải pháp đưa ra để hoàn thiện cần tạo điều kiện cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác kế toán

tại Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP VINAFOOD 1

THÁI BÌNH.

Hoạt động tiêu thụ có ý nghĩa rất quan trọng tại các tổ chức kinh doanh nói

chung và tại Công ty CP Vinafood 1 Thái Bình nói riêng. Để thúc đẩy khả năng tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế

103

1 Thái Bình là rất cần thiết. Sau đây em xin mạnh dạn trình bày một số kiến nghị

nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty như sau:

Kiến nghị 1: Loại bỏ các nghiệp vụ kinh tế trùng lặp trước khi lên Phiếu kế

toán.

Như đã trình bày ở phần trên Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ

ghi sổ” nhưng Công ty không sử dụng Chứng từ ghi sổ, không sử dụng Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ mà sử dụng Phiếu kế toán. Trong quá trình lên Phiếu kế toán các

nhân viên ghi trùng dễ gây nhầm lẫn và mất thời gian khi Kế toán trưởng phải loại

bỏ những nghiệp vụ trùng này khi lên Sổ cái.

Để tránh việc loại bỏ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bị trùng trên phiếu kế

toán mất thời gian và dễ nhầm lẫn. Trước khi lên “Phiếu kế toán”, nhân viên của các

phần hành kế toán nên đối chiếu các chứng từ thể hiện nghiệp vụ phát sinh trùng

sau đó mới vào “Phiếu kế toán” để tránh định khoản trên phiếu kế toán các nghiệp

vụ trùng. Ngoài ra nên phân công việc ghi phiếu giữa các kế toán viên một cách rõ

ràng hơn để tránh trùng lắp.

Kiến nghị 2: Tách biệt doanh thu nội bộ và doanh thu bán hàng

Hiện nay hàng hoá xuất dùng nội bộ đều được hạch toán chung vào TK 5111- Doanh thu hàng hoá lương thực. Theo em biết hàng năm khoản này phát sinh cũng tương đối lớn. Như vậy sẽ không phản ánh một cách chính xác doanh thu của

hàng hóa bán ra trên thị trường.

Vì vậy theo em nên tách khoản này ra và hạch toán vào TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ và lập sổ cái riêng cho tài khoản 512. Việc hạch toán tách rời sẽ

giúp việc quản lý các khoản tiêu thụ nội bộ hợp lý và đánh giá chính xác hơn hiệu

quả kinh doanh tiêu thụ hàng hoá ra thị trường.

Theo em những khoản sau nên hạch toán riêng vào doanh thu bán hàng nội

bộ của Công ty:

- Các thành viên, chi nhánh của Công ty khi mua hàng hóa của Công ty.

- Khi Công ty sử dụng hàng hóa để biếu tặng.

104

 Nếu có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ nội bộ. Kế toán định khoản:

Nợ 431, 334…

Có 512

Có 3331

Kiến nghị 3: Xác định kết quả kinh doanh riêng cho từng mặt hàng tiêu thụ

Ngoài việc xác định kết quả tiêu thụ chung cho tất cả các mặt hàng, Công

ty nên xác định kết quả riêng cho từng mặt hàng tiêu thụ. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá khả năng tiêu thụ của từng mặt hàng được dễ dàng hơn đồng thời để phục

vụ cho công tác quản trị tại Công ty. Để xác định được kết quả tiêu thụ cho từng

mặt hàng thì kế toán cần:

- Khi lên sổ cái TK 632 cần chi tiết cho hàng hoá lương thực và hàng hoá

ngoài lương thực. Vì hiện tại trên sổ cái TK 632 chỉ phản ánh được trị giá vốn

chung của các mặt hàng tiêu thụ trong kỳ.

- Tiến hành phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng cho từng mặt hàng tiêu thụ. Tiêu thức dùng để phân bổ là doanh thu bán hàng thuần.

Công thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:

Với chi phí bán hàng thì chỉ tiến hành phân bổ những khoản chi phí chung

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinafood 1 thái bình (Trang 105 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)