Loại kếhoạch có tính pháp quy

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Trang 30 - 35)

Theo “Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” – Bộ GD-ĐT, 2011

1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn hoạch tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch

Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch năm học của Tổ

chuyên môn

Kế hoạch hoạt động của giáo viên

Kế hoạch

Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể quản lý về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý thể hiện qua hệ thống mục tiêu và các biện pháp, nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. Kế hoạch (bản kế hoạch) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1988).

1.2. Các khái niệm cơ bản: Xây dựng kế hoạch (còn gọi

là lập kế hoạch) là xác định các mục tiêu, các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực tiễn trong khoảng thời gian xác định.

Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câu hỏi quan trọng:

1.Chúng ta là ai và đang ở đâu? 2.Chúng ta muốn đi đến đâu?

3.Chúng ta làm gì? Làm thế nào? Bằng phương tiện/công cụ gì? để đến được vị trí mong muốn?

4.Làm thế nào để biết chúng ta tới đích?

Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là “kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của Tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của Tổ chuyên môn và của nhà trường. Đặc điểm:

Là công cụ có tính pháp quy để Tổ trưởng chuyên môn quản lý, chỉ đạo các hoạt động của Tổ chuyên môn;

Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác của Tổ chuyên môn;

Là định hướng nhất quán cho các hoạt động của các thành viên trong Tổ chuyên môn;

Là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường;

Do Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp chỉ đạo xây dựng.

Xây dựng kế hoạch Tổ chuyên môn trong trường trung học là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó. Bản chất của việc xây dựng kế hoạch Tổ chuyên môn là xác định xem trong năm học tới, Tổ chuyên môn hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm.

Kế hoạch chuyên môn của giáo viên là bản dự kiến của giáo viên về những công việc sẽ làm trong năm học, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện những ý đồ phát triển của cá nhân phù hợp với mục tiêu phát triển của Tổ chuyên môn và của nhà trường.

31

1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn hoạch tổ chuyên môn

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Tìm hiểu ý nghĩa và yêu cầu của kế hoạch Tổ chuyên môn

1) Việc xây dựng kế hoạch Tổ chuyên môn có ý nghĩa như thế nào? (đối với tổ trưởng chuyên môn, với giáo viên trong tổ, với hiệu trưởng nhà trường);

2) Kế hoạch Tổ chuyên môn cần đảm bảo những yêu cầu gì?

1.3 Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: hoạch tổ chuyên môn:

Đối với các thành viên trong tổ

Đối với hiệu trưởng

Đối với tổ trưởng chuyên môn

Kế hoạch Tổ chuyên môn thể hiện

tầm nhìn của Tổ trưởng chuyên môn về phương hướng phát triển các mặt hoạt động của Tổ chuyên môn trong năm học tới, thể hiện qua các mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó;

Kế hoạch Tổ chuyên môn có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quan trọng giúp Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá một cách thống nhất các hoạt động của tập thể Tổ chuyên môn, cũng như của từng thành viên trong tổ.

Kế hoạch Tổ chuyên môn giúp Tổ

trưởng chuyên môn chủ động, tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động của Tổ chuyên môn.

Kế hoạch Tổ chuyên môn thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấu vươn lên để phát triển (tâm và lực) của tập thể giáo viên trong Tổ chuyên môn;

Kế hoạch Tổ chuyên môn

chỉ rõ phương hướng hành động và phối hợp cho mọi thành viên trong tổ;

Là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong Tổ chuyên môn xác định kế hoạch hoạt động trong năm học.

 Kế hoạch Tổ chuyên môn là một trong những loại kế hoạch cơ bản và có tầm quan trọng nhất trong quản lý nhà trường; nó là sự triển khai cụ thể việc thực hiện tầm nhìn, chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động trong năm học của nhà trường;  Kế hoạch Tổ chuyên môn có ý

nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo phát triển nhà trường của Hiệu trưởng, nhất là về phương diện chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời là một trong những cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng.

33

1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn hoạch tổ chuyên môn

1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch Tổ chuyên môn chuyên môn

Đảm bảo tính khoa học

Đảm bảo tính cụ thể, đo được Đảm bảo tính mục đích

Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi Đảm bảo tính linh hoạt

Đảm bảo tính dân chủ

Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán

1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn hoạch tổ chuyên môn

PHẦN 2

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Trang 30 - 35)