Timer/Counter (Bộ định thời/Bộ đếm)

Một phần của tài liệu đo liều lượng bức xạ bằng phương pháp đo khoảng thời gian giữa hai sự kiện (Trang 28 - 30)

a) Timer0

Bộ Timer0 có các đặc trưng sau: + Là bộ timer/counter 8-bit. + Có thể đọc và ghi

+ Cho phép lựa chọn xung clock nội hay ngoại tác động. + Ngắt timer0 xảy ra khi tràn giá trị từ 00h đến FFh. + Chọn sườn dương tác động đối với xung ngoài.

Sơ đồ khối của Timer0 với bộ chia tần số được mô tả như hình 2-6.

Việc lựa chọn Timer0 làm việc ở chế độ bộ định thời hay bộ đếm dựa trên thiết lập bit T0CS (OPTION_REG <5>). Để hoạt động ở chế độ định thời bằng cách xóa bit T0CS. Ở chế độ định thời, giá trị Timer0 tăng sau mỗi chu kỳ lệnh (không bị chia). Nếu thanh ghi TMR0 được ghi thì giá trị tăng sẽ bị ngừng trong 2 chu kỳ lệnh tiếp theo. Người dùng có thể điều chỉnh giá trị ghi lên thanh ghi TMR0 một cách linh hoạt. Chế độ bộ đếm được lựa chọn bằng cách đặt bit T0CS mức 1. Ở chế độ đếm, giá trị Timer0 tăng sau mỗi xung tác động của sườn dương hoặc sườn âm tại chân RA4/TOCK1.

Timer0 bị ngắt khi giá trị thanh ghi TMR0 tràn từ FFh về 00h. Khi đó cờ ngắt của Timer0 là TMR0IF được set lên 1. Cờ ngắt phải được xóa bằng chương trình trước khi bộ đếm thực hiện đếm lại từ đầu.

Hình 2-6: Sơ đồ khối Timer0[1]

b) Timer1

Timer 1 cũng là bộ định thời/bộ đếm 16-bit bao gồm 2 thanh ghi 8-bit có thể đọc và ghi (TMR1H và TMR1L). Giá trị của hai thanh ghi TMR1H và TMR1L tăng từ 0000h đến FFFFh. Timer1 bị ngắt khi xảy ra tràn và bit cờ ngắt TMR1IF (PIR1<0>) được set lên 1. Có thể điều khiển ngắt này hoạt động hay không bằng cách set hoặc xóa bit điều khiển TMR1IE (PIE1<0>).

Chế độ hoạt động của Timer1 được điều khiển bởi bit lựa chọn xung clock TMR1CS (T1CON<1>). Ở chế độ định thời, giá trị Timer1 tăng sau mỗi chu kỳ

lệnh. Còn ở chế độ đếm, giá trị Timer1 tăng sau sườn dương của đầu vào xung clock ngoài.

Bằng việc điều khiển bit điều khiển TMR1ON (T1CON<0>) có thể cho phép Timer1 hoạt động hoặc không hoạt động.

Sơ đồ khối của Timer0 với bộ chia tần số được mô tả như hình 2-7.

Hình 2-7: Sơ đồ khối Timer1[1]

Một phần của tài liệu đo liều lượng bức xạ bằng phương pháp đo khoảng thời gian giữa hai sự kiện (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)