Lợi dụng thế lực chèn ép gây bao tấn bi kịch cho những người có thân phận nhỏ bé khơng có quyền lực là một trong những nội dung được phản ánh chân thực trong văn xuôi hiện đại. Trong Đám cưới khơng có giấy giá thú, Ma Văn Kháng có nêu: “Cuộc đánh tráo các giá trị vì lợi ích nhỏ nhen và là biểu hiện của sự tha hóa cuối cùng của phẩm cách con người, lưu manh tính đang trở thành đặc điểm của thời đại lịch sử”. Sự độc đốn của kẻ có quyền đã vi phạm tới quyền dân chủ, hủy hoại tài năng và niềm tin của người trí thức. Đó là loại trí thức giả danh như Hiệu trưởng Cẩm, Bí thư Chi bộ Dương, Bí thư Thị ủy Lại.
Cẩm là loại trí thức giả danh dốt nát và bần tiện, trình độ văn hố lớp bẩy, hiểu biết ít nhưng nhờ may mắn lợi dụng được khe hở của xã hội nên Cẩm đã luồn lách để đạt tới chính danh. “Cẩm là sản phẩm của một thời lấy lý lịch ba đời nghèo khó, lấy tấn phân xanh, phân chuồng làm ra thước đo giá trị duy nhất mỗi con người… “ [29, 133]. “Lý lịch ba đời Cẩm, khỏi chê. Cụ, ông nội, bố đều là mõ, loại cùng đinh, mạt hạng lúc bấy giờ” [29,133]. Làm hiệu trưởng trong một thời gian dài nhưng “Cẩm vẫn là kẻ dở ông giở thằng. Vẫn cứ khơng sao xố được cái cốt cách mõ làng của gia hệ mình” [29,133]. Hơn nữa, Cẩm là giáo viên văn nhưng hắn lại khơng dạy nổi học sinh vì khơng có năng lực, khơng có cảm quan thẩm mỹ về văn học. Giải thích từ sai, bắt học trị chữa cụm từ “Hào khí đơng a” thành “Hào khí đơng nam châu Á”, đặc biệt hơn, trong mỗi tiết văn, Cẩm đã biến bài văn thành bài chính trị, luận lý, đạo đức ngơ nghê. Khơng những là một trí thức dốt mà Cẩm cịn lười trau dồi học vấn và rất ngại đọc sách “Sách hoá ra là một sản phẩm vừa xa xỉ, vừa vô bổ. Với Cẩm, giỏi lắm nó chỉ đóng vai một thứ thuốc ngủ” [29,132]. Là thầy dạy văn nhưng Cẩm chưa một lần đọc Truyện Kiều nên khi học sinh hỏi nghĩa của câu thơ “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” thì hắn chỉ biết trả lời chung chung là: “Thế mới hay chứ…thì thế mới gọi là thơ chứ”. Khi học trị khơng hiểu nghĩa cần giải thích, hắn lại trách: “Cái cậu này dốt bỏ mẹ, thế thì mới gọi là đại thi hào Nguyễn Du chứ” [29,115]. Dốt nát như vậy nhưng con đường tiến thân của Cẩm lại hết sức may mắn, Cẩm được đề đạt làm hiệu trưởng vì Cẩm là đảng viên duy nhất. Do xuất thân từ gia đình làm mõ nên Cẩm mang bản chất là tư cách mõ rất rõ nét: “Hắn tham lam vô độ và bần tiện, liều lĩnh, lắm khi kể cả mặt ái tình…đã mấy phen khốn đốn vì đàn bà” [26,124]. Với dục vọng tham lam, hắn đã gây ra những vụ xì căng đan với đàn bà. Vốn xấu tính, dốt nát và bần tiện, hắn ln có tính đố kị với người khác. Khi nắm được quyền lực trong tay, với suy nghĩ mọi người ngáng đường thăng tiến của mình, Cẩm đã làm cho Tự, Thuật khốn đốn và vu khống tội làm cho ông Thống trở nên tàn phế. Cẩm đã
không từ bỏ một âm mưu nào nhằm tước bỏ mọi chức danh của Tự: danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn. Cẩm thiết tha mong muốn Tự bị đuổi khỏi trường. Số phận của ông Thuật và ông Thống cũng rơi vào cảnh bi thương khi bị Cẩm phá bĩnh. Hắn đã lôi kéo Thuật sa ngã, làm ông Thuật bị điên và phải vào bệnh viện tâm thần. Cẩm đã kết tội vu khống ơng Thống trong khi chính hắn là kẻ làm chuyện xằng bậy sửa điểm cho học sinh để tránh bị mang tiếng là trường dạy dốt, đã làm ông Thống lên cơn cao huyết áp và ngã bất tỉnh.
Bên cạnh Cẩm, Dương cũng nổi bật là một loại trí thức giả danh nguy hiểm. Dương giữ chức Bí thư Chi bộ suốt 15 năm với 30 năm tuổi Đảng, ln tự hào mình là đỉnh cao. Mặc dù thường nói về chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Dương hồn tồn khơng hiểu Lênin là ai, là một người hay hai người. Trình độ văn hố “năm lớp nhì thứ nhất” nhưng Dương lại tốt nghiệp lý luận cao cấp nên ông ta được Bộ Giáo dục đưa sang làm giáo viên dạy chính trị. Do vậy, ơng ta có biệt danh là “quan tắt”, trí thức tắt bởi “ơng chưa có bằng tiểu học mà lại là ông giáo trung học”. Ơng ta cịn biết lợi dụng lời lẽ của những danh nhân để loè người: Dương “dẫn định nghĩa tri thức của Mao chủ tịch, và cho biết, thực tiễn cách mạng là trường đại học lớn nhất, thực tiễn cách mạng của ông phong phú hơn tất cả kiến thức của các trường đại học cộng lại” [29,156]. Dương sống theo nguyên tắc cứng nhắc, cái gì cũng quy hết vào tư tưởng, lập trường chính trị. Dương nhìn cuộc đời, nhìn mọi việc rất vơ lối và khắt khe nghiệt ngã, ln nói câu cửa miệng: “theo quan điểm tồn diện”, “xét theo quan điểm toàn diện”, quen thuộc như một bảo bối vạn năng trong lý luận để phê phán người khác “Dương tự coi mình là vị lãnh tụ anh minh của tập thể”. Thực tế thì “Dương bị chức trách của mình lừa mình. Ơng đồng hố ơng với chức vụ và càng thâm niên đảm nhiệm chức vụ đó, ơng càng xa cách con người bình thường tự nhiên. Hay quan trọng hoá là đặc điểm của người ít học. Lên mặt, cường điệu vai trị của mình là thói tật của kẻ kém phát triển trí tuệ. Kém phát triển trí tuệ, thiếu chiều rộng, chiều sâu hiểu biết, nên trên thực tế, Dương lại phản lại ý định của mình: ơng thực thi
cơng tác đảng một cách vô cùng thông tục tầm thường” [29, 159]. Con người Dương được Ma Văn Kháng lật xới tới tận cùng bản chất: “Tính ngun tắc và thói máy móc, tệ giáo điều. Niềm tin vào chủ nghĩa duy tín mù qng, ổn định và trí tuệ. Kiên trì và cố chấp, bảo thủ, đối lập nhau, tiếc thay lại cùng chung sống, núp bóng nhau, đan xen hình ảnh lẫn lộn vào nhau, ở Dương” [29, 158]. “Đã xảy ra hai hiện tượng thuộc hai cực đối lập trong mỗi hành vi của Dương. Dương tự coi mình là vị lãnh tụ anh minh của tập thể, nhưng trên thực tế ông lại bị tập thể coi thường ngấm ngầm. Ln tự nghĩ rằng mình như vị tư lệnh tả xung hữu đột trên mặt trận chính trị, tư tưởng, nhưng thực chất Dương chỉ là Đơngkisốt đánh nhau với cối xay gió và đàn cừu: ơng khơng có đối thủ. Tiếc thay, công tác Đảng, cái động lực vĩ đại của cuộc sống, cái linh hồn sống động của sự phát triển, thông qua Dương, biến thành một chuỗi cơng việc đối phó vặt vãnh, ngơ nghê... Dương, khi thì là một lão già cổ hủ, dốt nát, khi ở trong vai một mụ dì ghẻ cay nghiệt, lúc hiện hình là một gã cảnh sát chỉ nhăm nhăm phạt vi cảnh người bộ hành, lại có lúc có hành tung của một tên mật thám quỷ quyệt. Và cuối cùng, giữa cái tập thể tồn những tay trí thức già dặn này, là một trò cười lố lăng”. Mặc dù dốt nát nhưng học hành đối với Dương là điều đáng ghét: “Dương và Cẩm như một cặp song sinh có cùng bản chất và sự ngu dốt này đã huỷ hoại bao cuộc đời và tài năng trí thức của trường trung học cấp hai này. Dương khơng có bề rộng, lại thiếu chiều sâu của kiến thức. Hàng mấy chục năm nay, tự đắc một cách nông cạn về vai trị thống sối của bộ mơn mình, ơng khơng bao giờ nghĩ tới việc phải trau dồi, học hành thêm…”[29,239].
Ma Văn Kháng không chỉ thể hiện bức chân dung kẻ khoác áo Đảng, nhân danh Đảng lộng hành, lộng quyền và lộng ngơn tìm mọi cơ hội để trù dập, thố mạ, sỉ nhục người dưới quyền mình mà cịn lột tả bản chất đê hèn trong sự ngu dốt của những kẻ trí thức dởm. Điển hình cho kiểu nhân vật này phải kể đến Bí thư Thị uỷ Lại. Hắn là một nét vẽ khôi hài, nguệch ngoạc về một kiểu cán bộ ln có ác cảm với trí thức chân chính. Hắn khốc áo người có chức sắc nhưng
bản chất lại là kẻ dốt nát, bất tài, vô học, thô lỗ, háo danh, đố kị với tài năng của người khác. Do q ngu dốt và chính vì càng ngu dốt thì hắn càng thấy khơng chịu nổi trước người tài giỏi hơn người. Vì vậy, hắn đã tìm mọi cách nhạo báng, ghế giễu địch thủ của mình. Đây chính là căn bệnh cố hữu, mãn tính của tên Lại. Một lần nhân dịp lễ khai giảng, hắn cao giọng biến buổi khai giảng thành buổi huấn thị nghe thật khôi hài: “Hôm nay, thị xã ta khai giảng trường cấp ba. Rồi đây chúng ta sẽ mở trường cấp bốn, cấp năm, cấp sáu. Cũng như hiện tỉnh ta đã có giống lợn Mường Khương nhiều mỡ, rồi đây ta sẽ có giống lợn lai kinh tế, nhiều nạc, tăng trọng nhanh” [29,107]. Hắn đã làm mất đi vẻ trang trọng, tôn nghiêm của buổi lễ, đe nạt học sinh: “Này, các cơ các cậu học trị…các ngươi chớ có mà lên mặt. Và hãy liệu hồn, chớ có nhi nhoe, cậy dăm ba cái kiến thức để vênh váo… các ngươi hãy nhớ lấy” [29,108]. Quay sang phía các thầy đang ngồi trên hàng ghế danh dự, hắn cũng doạ nạt, phỉ báng với ngôn ngữ bất lịch sự: “Các thầy cúi gầm cả xuống, ngượng và buồn”…Các anh giáo! Xin nói để các anh biết. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản các anh chẳng qua chỉ là các cái sinh thực khí... ” [29,109]. Bỗng nhiên, buổi khai giảng trở thành một thời điểm cho Lại phỉ báng mọi người. Bản thân bí thư thị uỷ Lại đã dùng quyền lực của mình để ra những địn tấn cơng trả thù vào tầng lớp trí thức trong đó chủ yếu nhắm vào thầy giáo Tự vì thầy đã tát lạng người, lệch mặt con trai hắn là tên học trò Tuẫn. Cậy thế vào Lại, những kẻ giúp việc cho hắn như công an, ban tổ chức thị uỷ đã vi phạm nhân quyền mà ra sức tung hoành, phá phách. Bài dạy của Tự đã bị chúng bóp méo, xun tạc cịn trường cấp 3 bị chúng coi là nơi làm loạn. Sách vở, nhà cửa củ Tự bị vạch tung, bọn chúng vu khống cho Tự là kẻ đốt trường, bị xích tay như tội phạm và bị đập bàn, đập ghế doạ nạt khiến thầy Tự nhiều khi khơng chịu nổi thói đê mạt, đểu giả của Cẩm, Dương và Lại, những kẻ bị tha hoá đến mất cả nhân tính.
Một cơ quan văn hố trong tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ tồn tại một số cán bộ có chức quyền nhưng văn hố thấp lùn, tham lam như Phơ, Điều, Liệu và
bọn nịnh hót cơ hội tuỳ thời như Phù, Khối, Tý Hợi ln rình rập, lợi dụng cơ hội để hại người khác. Cơ quan này đối với chúng là “vương quốc quyền hành tự tung tự tác của chúng và vì quyền lợi chúng có thể bán rẻ cả lương tâm và tình bạn” .
Trong tiểu thuyết Cơi cút giữa cảnh đời, nhân vật Luông là chủ tịch phường đã bị lên án, vạch mặt vì đủ mọi thứ tội: tham ơ, ăn của đút lót, ngu dốt, thiếu tình người, chặn thư tù, ỉm tiền của con cái gửi bố mẹ. Đó là kẻ nhân danh nhà nước, lợi dụng quyền làm xằng bậy, chà đạp lên luân lý đạo đức. Hắn liêm sỉ nói “Tơi là người nắm cơng tắc điện, cho ai sáng người ấy được sáng” [28,264]. Bên cạnh hắn cịn có Hứng - trưởng phịng Hành chính cấu kết với Lng đến thu hồi, thực chất là chiếm riêng cho mình căn hộ của bà cháu Duy. Từ một căn hộ rộng 24 m vng, giờ đây bà cháu Duy phải ở góc phịng 6 m vng, chỉ đủ kê một cái giường bên cạnh lối đi chung cho cả hai nhà. Vẫn chưa thoả mãn được lòng tham, hắn cịn quyết định đẩy bà cháu Duy ra ngồi “khu chợ phường mới thành lập” để chiếm căn nhà đó. Lng và Hứng là hai đối tượng nhân danh chính quyền nhân dân mà giờ trị đê tiện, chúng ln cảm thấy “khối trá trước nỗi đau bại liệt tuổi già” của bà Duy, hành hạ tàn nhẫn bà cháu Duy. Hành động tàn nhẫn và mất tính người của Lng và Hứng đã khiến chuỗi thời gian tuổi già của bà nội bé Duy “chỉ là chuỗi ngày cơ khổ, là cái cuộc đối phó triền miên với các mưu sâu kế hiểm của lũ người lịng lang dạ thú để bảo tồn sinh mệnh và phẩm giá của mình” [28,113]. Cơi cút giữa cảnh đời là tiếng nói phê phán lối tư duy giáo điều máy móc, cách suy diễn vơ lối, một xã hội không được quản lý chặt bằng luật pháp của những con người có chức sắc trong xã hội đã dồn ép người lương thiện đến những nỗi đau cùng cực trong cuộc sống.