I. Nợ ngắn hạn 75,
2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH
2.4.1. Kết quả đạt được
Qua kết quả phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà ở trên cho phép em đưa ra những nhận xét như sau:
Trong 3 năm trở đây sản xuất kinh doanh của công ty duy trì ở mức độ ổn định.
Doanh thu bình quân đạt hơn 320 triệu đồng/năm. Riêng 2011, mặc dù xảy ra suy thoái kinh tế nhưng doanh thu vẫn đạt trên 290 triệu đồng và LNST khoảng 9 tỷ đồng. Với 04 phòng chức năng, 02 ban quản lý dự án trực thuộc và 13 công ty con, xí nghiệp, trung tâm. Các công trình tiêu biểu đạt chất lượng cao mà công ty đã thực hiện đó là: Văn phòng làm việc Việt Nam thông tấn xã tại 33 Lê Thánh Tông; Trụ sở làm việc Tổng Công ty công trình Giao thông I - số 2 Thành Công; Gara ô tô Văn phòng Chính phủ; Nhà ở gia đình A3 Giảng Võ; Thư viện Tỉnh Bắc Giang… Công ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn - Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chứng nhận là đơn vị đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000. Công ty đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng và tư vấn thiết kế công trình.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, vấp phải không ít khó khăn,
nhưng tập thể cán bộ công nhân viên của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà đã không ngừng cố gắng, phấn đấu đưa công ty ra khỏi khó khăn, sản xuất kinh doanh có lãi. Tính đến năm 2012, công ty đã đạt được nhiều thành tựu, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng, hoàn thành kế hoạch đề ra. Ngành xây dựng với lợi thế là thị trường rộng lớn, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng như hiện nay, luôn thu hút vô số các công ty lớn nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính vì lẽ đó, mà môi trường kinh doanh của ngành luôn sôi động, nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức.
Các chỉ tiêu tài chính về hoạt động quản lý sử dụng TSNH của công ty đều có
chiều hướng cải thiện tốt hơn đồng thời với quy mô tổng tài sản, cũng như TSNH không 56
ngừng được mở rộng đã cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của công ty. Qua quá trình phân tích ở trên ta có thể thấy, TSNH của công ty được sử dụng có hiệu quả. Hiệu quả đó không chỉ thể hiện trực tiếp bằng số lợi nhuận thu được hàng năm và
đang tiếp tục tăng mà còn được thể hiện trong cơ cấu từng thành phần của TSNH và qua các chỉ tiêu đánh giá.
Về cơ cấu nguồn vốn:
Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu không lớn, nguồn vay nợ chủ yếu trong ngắn hạn, công ty bị phụ thuộc vào chủ nợ và khả năng tài chính thấp. Khoản nợ vay trong ngắn hạn
cao mà nguồn vốn của công ty không cao sẽ làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty hiện tại chưa có sự cân đối một cách hợp lý giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn. Đặc thù về sản xuất kinh doanh của công ty thường diễn ra trong thời gian
dài vì vậy công ty cần có sự cân đối về những khoản vay trong dài hạn để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Ưu điểm của công ty là có lượng vốn lưu động cao cho phép công ty chủ động trong việc mua hàng trả tiền ngay để hưởng chiết khấu thanh toán và cũng đảm bảo tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn. Nếu lượng vốn bằng tiền cao hơn nhu cầu sử dụng thường xuyên thì công ty nên nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng quay vòng vốn, tạo lợi nhuận và tránh tình trạng ứ đọng vốn. Về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện hành ở mức cao qua từng năm, trong 2 năm 2010 và 2011 đều đạt 1,47 lần và năm 2012 đạt 1,38 lần. Mặc dù hệ số thanh toán hiện hành có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung thì giá trị đều lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành này lớn hơn 1 chứng tỏ giá trị tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, điều đó cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Về khả năng quản lý các khoản phải thu:
Các khoản phải thu được duy trì thông qua quan hệ tín dụng thương mại, tạo mối
làm ăn lâu dài. Tuy nhiên nhược điểm của nó là công ty bị chiếm dụng vốn, và vì thế làm giảm hiệu quả hoạt động. Qua các năm, công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà thông qua các chính sách tín dụng và quản lý bài bản đã dần thu hồi được lượng vốn bị chiếm dụng, giảm số ngày của kỳ thu tiền bình quân, tăng số vòng quay khoản phải thu, thông qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Vòng quay các khoản phải thu đã liên tục ở mức cao từ 3,22 vòng vào năm 2010, 1,92 vòng vào năm 2011 và 2,11 vòng vào năm 2012, giảm được kỳ thu tiền bình quân từ 187 năm 2011 xuống 170 ngày năm 2012, đây đúng là một kết quả đáng khích lệ trong công tác thu hồi nợ.
57
Về khả năng sinh lời:
Tỷ suất sinh lời trên TSNH của công ty khá ổn định là một thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt là trong giai đoạn phân tích 2010-2012, khi mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, đẩy giá nguyên vật liệu lên cao trong khi thị trường khách hàng thu hẹp lại, nhiều công ty đã bị phá sản do không nhận được công trình, không đủ để chi trả chi phí duy trì hoạt động. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy công ty vẫn làm ăn có hiệu quả, sinh lời, đó là do công sức cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân. Công tác quản lý TSNH đã góp phần tích cực trong tăng hiệu quả hoạt động của công ty, thúc đẩy lợi nhuận, đảm bảo sản xuất thông suốt, mọi quá trình được bôi trơn, không bị tắc nghẽn, ứ đọng. Tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã đưa công ty tiến lên, cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín của mình.
Bên cạnh những thành công trong công tác sử dụng và quản lý TSNH, không thể
không nhìn nhận rằng công ty vẫn còn những tồn tại đáng quan tâm cần được xem xét và thay đổi sao cho hợp lý và hiệu quả hơn.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế
Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của bất kỳ công ty nào, ta không chỉ ghi nhận những thành tích tốt của nó, mà còn cần phải nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục. Trong phần trên của chương II, qua nhìn nhận, phân tích và đánh giá một cách tổng hợp hiệu quả sử dụng tải sản lưu động tại CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà, có thể thấy thành tựu mà công ty đã đạt được là rất lớn, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế cần tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục để công ty hoạt động ngày một hiệu quả hơn:
Cơ cấu TSNH:
Hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng cao trong TSNH, điều này làm ảnh hưởng đến nguồn vốn cho tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu công ty không kiểm soát tốt các khoản nợ, không nắm được tình hình tài chính của đối tượng nợ để thu hồi nợ kịp thời, thì có thể công ty sẽ bị thiệt hại về vốn. Ngoài ra việc cho khách hàng nợ tiền quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời có thể làm tăng chi phí cho việc quản lý, giám sát nợ. Lợi nhuận thu được của công ty là vẫn còn thấp vẫn chưa tương xứng với quy mô
cũng như những gì công ty đã đầu tư vào TSNH trong thời gian qua, các khoản làm giảm trừ doanh thu còn cao (chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp,…) công ty cần cải 58
thiện lại cách quản lý của mình, có chiến lược sử dụng TSNH hiệu quả hơn để có lợi nhuận cao hơn. Đồng thời cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết nhằm gia tăng thêm lợi nhuận.
Vòng quay TSNH:
Mặc dù có xu hướng tăng, nhưng tăng không đều, xét riêng 2 năm 2011, 2012 thì chỉ tiêu này đã tăng lên 0,03 vòng, nhưng nếu so với năm 2010 thì lại là giảm. Điều này cho thấy công ty vẫn chưa thực sự nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tốt như trước. Điều này kéo theo thời gian luân chuyển TSNH vẫn còn ở mức rất cao: 871 ngày năm 2011 và 820 ngày năm 2012, có nghĩa là công ty phải mất trung bình gần 2 năm 4 tháng để dùng tiền mua nguyên vật liệu, xây dựng, bán sản phẩm và thu tiền về.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Các chỉ số về khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty đều ở mức nhỏ hơn 1. Điều này đặt công ty vào nguy cơ rủi ro thanh toán lớn. Đặc biệt,
năm 2010, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời của công ty xuống thấp kỷ lục lần lượt là 0,44 và 0,77 lần trong khi chỉ số này của năm trước là 0,57 và 0,28 lần. Điều này cho thấy công ty đã mất cân đối, đầu tư nhiều vào hàng tồn kho và có rủi ro thanh toán rất lớn làm ảnh hưởng đến khả năng tín dụng của công ty, gây khó khăn nếu muốn vay vốn ngân hàng hay xét tín dụng thương mại với nhà cung cấp. Công ty cần có những điều chỉnh để cải thiện các chỉ số này.
Vòng quay hàng tồn kho:
bình quân tăng từ 396 lên 610 ngày trong 2 năm 2010, 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho đã bị giảm sút nghiêm trọng, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho chậm lại, hàng hóa bị ứ đọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên sang năm 2012, các chỉ số đã được cải thiện khi số vòng quay hàng tồn kho tăng lên đạt 0,65 vòng tương ứng thời gian luân chuyển kho trung bình chỉ còn 550 ngày. Như vậy, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho được nâng lên vào năm 2012 nhưng ở mức thấp so với năm 2010, cho thấy các chính sách quản lý hàng tồn kho vẫn còn nhiều hạn chế.
Kết luận:
Công ty đã quản lý nợ tương đối chặt chẽ nhưng việc khách hàng nợ đọng kéo dài vẫn còn nhiều, hiện nay công ty chưa có biện pháp để khắc phục tình trạng này khi thực tế các
khoản phải thu đang tăng lên. Điều này làm cho công ty gặp phải rất nhiều khó khăn trong
59
việc quay vòng vốn vì khoảng 20% tỷ trọng TSNH của công ty là nợ phải thu khách hàng.
Vì vậy công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn tử khách hàng.
Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng thấp làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty, làm hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng như lợi nhuận chưa cao và thấp hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Điều này cho thấy bất cập trong công tác quản lý, sử dụng vốn tài trợ cho TSNH, đặc biệt là chú ý chưa đúng mức đến TSDH. Đồng thời nó cũng phần nào phản ánh công tác sử dụng TSNH chưa thực sự hiệu quả.
Việc vay nợ của công ty ngày càng có xu hướng tăng, nhưng đồng thời với việc vay nợ công ty cũng phải trả các chi phí ngày càng tăng. Mặt khác số tiền có thể vay ngân hàng không phải là vô hạn. Do đó nếu tình trạng vay nợ tiếp tục diễn ra ngày càng tăng thì đến lúc công ty sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán hoặc phải đi vay với mức lãi suất cao hơn. Vì vậy trong tương lai công ty cần phải có các biện pháp để huy động nguồn vốn
khác để đầu tư cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Với những hạn chế kể trên, công ty cần phải đánh giá lại tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng TSNH nói riêng để tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng TSNH mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty.