15.882 12.127 19.237 (3755) (23,64) 7110 58,63 14.Chi phí thuế TNDN hiện hành 4.390 3.110 6.391 (1.280) (29,16) 3281 105,50
15. Lợi nhuận sau thuế thuế 11.492 9.017 13.126 (2.475) (21,54) 4.109 45,57 TNDN
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) 26
Doanh thu:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong ba năm có sự biến động đáng kể, cụ thể năm 2010 tổng doanh thu là 342.678 triệu đồng; năm 2011 là
290.085 triệu đồng, giảm 15,35% với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012 đã có sự khởi sắc khi tổng doanh thu lại tăng gấp 13,23% so với năm trước đạt 328.470 triệu đồng. Lý giải cho sự thay đổi đột ngột này là sự suy thoái kinh tế kéo dài và đặc biệt năm 2011 với sự sụp đổ của thị trường bất động sản, ngành xây dựng nói chung và công ty cổ phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà nói riêng đã rơi vào cảnh khó khăn khi mà ba nhóm ngành thuộc ngành xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề của suy giảm kinh tế đó là xây dựng nhà chung cư cao cấp, nhà ở cho người thu nhập thấp và tư vấn thiết kế xây dựng – những ngành chủ
đạo mà công ty đang kinh doanh. Thế nhưng sự phục hồi của doanh thu trong năm 2012 là tín hiệu cho thấy công ty đã biết kiểm soát tình hình và thực hiện tốt chiến lược kinh doanh. Doanh thu năm 2012 phần lớn đến từ các hợp đồng xây dựng do sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của các công trình đô thị. Qua đó chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, thu hút được sự quan tâm của các khách hàng.
Giảm trừ doanh thu trong cả 3 năm đều bằng 0 do trong năm công ty không có hàng bán bị trả lại và việc giảm giá hàng bán không diễn ra. Điều này chứng tỏ việc quản lý chất lượng sản phẩm của công ty tốt qua các năm, hầu hết các sản phẩm được sự chấp nhận của phía khách hàng, đảm bảo đúng yêu cầu do khách hàng đưa ra.
Doanh thu tài chính của công ty đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay. Hiện tại, công ty
còn thực hiện đầu tư cổ phiếu, trái phiếu… trên thị trường tài chính vì vậy doanh thu hoạt động tài chính luôn đóng góp đều đặn trong tổng doanh thu. Như vậy, công ty hiện vẫn đang chú trọng vào hoạt động này.
Chi phí:
Tổng chi phí của công ty bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, và chi phí khác. Tổng chi phí của công ty ở mức khá cao và có xu hướng
tăng lên. Một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng lớn nhất quyết định đến tổng chi phí là giá vốn hàng bán. Tương ứng với sự thay đổi của doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2011 cũng sụt giảm 13,77% so với năm 2010, và trong năm 2012 đã tăng 8,65% so với năm 2011 lên tới con số 295.108 triệu đồng. Đây là những con số rất lớn so với doanh thu và tỉ lệ tăng của giá vốn cao hơn doanh thu, cho thấy nguyên nhân xuất phát từ yếu tố lạm phát, giá cả tăng mạnh và đặc biệt là công tác quản lý chi phí của công ty còn nhiều yếu kém. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên là do thị trường bất động sản và thị trường tài chính gặp phải nhiều khó khăn. Lạm phát cả năm 2012 tăng 6,81% trong đó nhóm nhà ở và vật 27
liệu xây dựng tăng 0,15% khiến cho chi phí đầu tư mua mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư tăng cao. Chính vì việc giá vốn hàng bán quá cao đã là nguyên nhân dẫn đến giảm khá nhiều lợi nhuận gộp của công ty. Giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng với doanh thu thuần cho thấy công ty đã thực hiện sản xuất kinh doanh khá hợp lý và hiệu
quả. Nhưng với mức tăng tương đối lớn của các chi phí đầu vào này đã làm sụt giảm nguồn lợi nhuận của công ty.
Bên cạnh đó, chi phí tài chính đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt năm 2012 so với chi phí này tăng vọt lên tới 460,73% so với năm 2011. Chiếm 98% chi phí này là lãi tiền vay, còn lại là các khoản dự phòng. Chi phí lãi vay là chi phí công ty phải trả do vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn, trong đó chủ yếu là lãi vay ngắn hạn. Có thể thấy chi phí lãi
vay tăng lên là do trong cả 3 năm công ty đều sử dụng chính sách vay nợ khiến các khoản nợ ngắn hạn ngày càng tăng lên. Năm 2010 và 2011, công ty được hưởng lãi suất ưu đãi từ ngân hàng và khoản vay tương đối nhỏ nên chi phí lãi vay ko đáng kể. Tuy nhiên từ năm 2012 trở đi, công ty phải chịu lãi suất theo hiện hành tương đối cao (khoảng 13%), cộng với khoản vay thêm ngắn hạn nên làm cho chi phí lãi vay tăng mạnh. Như vậy, trong
những năm tới công ty cần phải cân nhắc lựa chọn nguồn vay với chi phí phù hợp hơn. Chi phí bán hàng đang có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 chi phí bán hàng giảm hơn một nửa so với năm 2010 từ 1.259 triệu đồng xuống còn 599 triệu đồng. Kế tiếp năm 2012 khoản chi phí này còn giảm mạnh hơn khoảng 79,3% so với năm 2012. Sự giảm xuống này nằm ở chi phí cho nhân viên và chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí giảm mà doanh thu tăng lên trong năm 2012 cho thấy hiệu quả trong chính sách giảm thiểu chi phí của công ty.
Nhìn vào số liệu của công ty trong ba năm, ta thấy một trong những lý do chính dẫn tới việc lợi nhuận giảm là chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là các khoản chi phí dành cho việc chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…) và các chi phí bằng tiền khác. Nếu so sánh với chi phí bán hàng sẽ thấy công ty hiện đang không quản lý tốt chi phí này. Khi dòng chi phí quản lý doanh nghiệp lớn và đang liên tục tăng thì đây là vấn đề nghiêm trọng công ty cần giải quyết trong những năm tiếp theo. Trong tất cả các loại chi phí thì chi phí doanh nghiệp luôn chiếm tỉ trọng và giá trị cao nhất. Năm 2011 chi phí này giảm khoảng 53,88% tương đương 16.631 triệu đồng so với năm 2010. Lý giải cho sự giảm đi do công ty đã tiết kiệm được trong hoạt động sản 28
xuất như các chi phí điện nước, điện thoại, chi phí cho văn phòng phẩm, tiếp khách... Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên 43,88% so với năm 2011 do công ty nhận được nhiều dự án do đó nhu cầu về nhân sự cùng các chi phí quản lý ở các bộ phận phát sinh, do đó chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo.
Lợi nhuận:
Hoạt động kinh doanh chính của công ty tập trung chủ yếu vào thi công xây dựng công trình. Từ năm 2010 đến năm 2012, công ty liên tục đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh và đầu tư tài chính ngắn hạn. Có thể nói hoạt động đầu tư này đang là ưu tiên chiến lược của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà trong tương lai bởi dấu hiệu khả quan từ tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia đóng góp đáng kể và ổn định vào lợi nhuận
của công ty. Năm 2011 lợi nhuận của công ty giảm khoảng 2.475 triệu đồng tương ứng giảm 21,54% so với năm 2012 do ngành xây dựng thực sự gặp khó khăn, công ty có tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân để triển khai các dự án. Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà
còn gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây dựng. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là 4.109 triệu đồng, tương ứng tăng 45,57% so với năm 2011. Đây là một mức tăng khá cao sau
khi công ty trải qua năm 2011 đầy khó khăn cùng với áp lực lợi nhuận giảm. Tuy phải đối mặt với chi phí giá vốn hàng bán và đặc biệt là chi phí lãi vay tăng rất nhiều so với năm 2011 nhưng nhờ các chính sách đầu tư đúng đắn cũng như luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, công ty luôn làm vừa lòng khách hàng với những dự án mà mình thực hiện. Chính nhờ các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính đạt kết quả khả quan đã giữ cho công ty đạt được mức lợi nhuận khả quan.
2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguốn vốn kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tu
Tạo
Và Phát Triển Nhà
Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, ta cần tìm hiểu thực trạng tài sản của doanh nghiệp trong những năm qua. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỉ trọng của tài sản và nguồn vốn kinh doanh được thể hiện như sau:
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tăng trưởng tài sản
Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà là một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xây dựng với lượng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn thì việc phân bổ tài sản ngắn hạn của công ty sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh của công ty. 29
Bảng 2.2 . Tỷ trọng tài sản của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà
giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng (%) (%) (%) Tài sản ngắn
hạn 618.297,12 95,33 701.857,01 96,05 748.258,20 94,85 Tài sản dài hạn 30.297,03 4,67 28.853,96 3,95 40.655,73 5,15 Tổng tài sản 648.594,15 100 730.710,97 100 788.913,93 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Ta thấy tổng tài sản có sự thay đổi qua ba năm. Năm 2010, tổng tài sản ở mức
648.594 triệu đồng. Sang năm 2011, tổng tài sản tăng 12,66% tương ứng 730.710 triệu đồng. Kế tiếp, năm 2012, tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng tuy nhiên ở mức thấp hơn là 7,76% tương ứng 788.913 triệu đồng. Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi theo, luôn chiếm tới hơn 90% trong tổng cơ cấu tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm khoảng 5% trong tổng cơ cấu tài sản của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà. Cả ba năm, tỷ trọng tài sản dài hạn thấp hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy, sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào tài sản ngắn hạn.
Cũng dễ hiểu vì tài sản ngắn hạn đáp ứng nhanh nhu cầu sử dụng vào đầu tư của công ty và do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên cần có lượng tiền và các khoản tương đương tiền lớn để phục vụ cho việc thanh toán. Sở dĩ tổng tài sản của công ty CP Tu Tạo Và Phát Triển Nhà tăng là do công ty đã liên tục nhận được nhiều dự án có quy mô và đang đưa vào thực hiện, chính vì vậy cần phải có một lượng tài sản nhất định để dùng vào mục đích kinh doanh và tiêu dùng cho các dự án này. Để có cái nhìn trực quan hơn về thực trạng sự biến động của tài sản ta sẽ xem xét những con số tính toán phần trăm
được thể hiện trong biểu đồ 2.1 dưới đây: 30
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: % 100% 4.67 3,95 5,15 80% 60% TSDH 95,33 96,05 94,85 40% TSNH 20% 0% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (Nguồn: Tự tổng hợp)
Theo biểu đồ 2.1 trên thì ta thấy rõ được cơ cấu của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn như sau: tài sản ngắn hạn trong 3 năm vẫn chiếm hơn 90% tổng tài sản nhưng đang có xu hướng giảm, ngược lại tài sản dài hạn lại đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2010, tỷ trọng tài sản ngắn hạn gấp hơn 20 lần tỷ trọng tài sản dài hạn, tiếp đến năm 2011 còn tăng lên gần 24 lần nhưng sang năm 2012 lại giảm xuống còn 18 lần. Điều này cho thấy công ty đang có sự chuyển dịch cơ cấu tài sản, đầu tư hơn vào tài sản dài hạn. Tuy nhiên, do tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty nên ta sẽ đi
sâu hơn vào nguồn tài sản này, để xem trong tài sản ngắn hạn thì nguồn nào là nguồn có tỉ trọng lớn, làm cho tài sản ngắn hạn tăng. Đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
31
2.2.2.2. Phân tích cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn
Bảng 2.3. Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Tu Tạo Và Phát Triển Nhà giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: % Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 A- NỢ PHẢI TRẢ 85,39 86,54 86,84