Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với những giống lúa cạn có triển vọng tại thái nguyên (Trang 74 - 75)

Thời gian sinh trưởng, phát triển là một đặc tính của giống. Tuỳ từng loại giống chúng có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau. Thời gian sinh trưởng của giống dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng thời vụ, thời điểm gieo trồng và điều kiện canh tác. Qua theo dõi, nghiên cứu kết quả thu được về thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa cạn thể hiện qua bảng 3.13.

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa vụ Mùa năm 2010 và vụ Xuân năm 2011

Công thức

Vụ Mùa năm 2010 Vụ Xuân năm 2011

Giai đoạn sinh trƣởng (ngày) Giai đoạn sinh trƣởng (ngày) gieo-trỗ trỗ-chín TGST gieo-trỗ trỗ-chín TGST P1G1 78 32 110 106 32 138 P1G2 77 32 109 105 32 137 P1G3 64 32 96 92 32 124 P1G4 61 29 90 88 30 118 P1G5 62 28 90 88 30 118 P2G1 77 34 111 107 32 139 P2G2 76 34 110 106 32 138 P2G3 63 34 97 93 32 125 P2G4 61 30 91 89 30 119 P2G5 62 29 91 89 30 119 P3G1 78 34 112 106 34 140 P3G2 77 34 111 105 34 139 P3G3 64 34 98 92 34 126 P3G4 60 32 92 88 32 120 P3G5 62 30 92 88 32 120 P4G1 80 34 114 108 34 142 P4G2 79 34 113 107 34 141 P4G3 66 34 100 94 34 128 P4G4 62 32 94 90 32 122 P4G5 64 30 94 90 32 122

Các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau chủ yếu là do thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng dài hay ngắn. Còn hai giai đoạn sinh trưởng sinh thực và giai đoạn chín thì hầu như ổn định. Việc tìm hiểu kỹ đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đặc biệt là thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa là điều kiện cần thiết để từ đó xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, xen canh, cũng như áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tiềm năng của giống.

Trong vụ Mùa 2010, các tổ hợp phân bón và các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau, chênh lệch trong khoảng 1- 4 ngày, trong đó công thức phân bón P4 có thời gian sinh trưởng dài nhất, công thức phân bón P1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất; giống 1 và 2 đều có thời gian sinh trưởng dài, ở các tổ hợp phân bón dao động trong khoảng 110-114 ngày; sau đó đến giống 3 khoảng 96-100 ngày; giống 4 và 5 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn từ 90- 94 ngày.

Trong vụ Xuân 2011, thời gian sinh trưởng của các giống kéo dài hơn vụ mùa, ở các công thức phân bón thời gian sinh trưởng dao động từ 1-4 ngày; giữa các giống thời gian sinh trưởng cũng có sự khác biệt rõ rệt, giống 1 và 2 kéo dài khoảng 140 ngày, giống 3 là 126 ngày; giống 4 và 5 là 120 ngày.

Theo đánh giá của Quy phạm khảo nghiệm giống, giống 1 và 2 được xếp vào nhóm giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (vụ Mùa 100 - 115 ngày), giống 3, 4 và 5 được xếp vào nhóm giống cực ngắn ngày (vụ Mùa < 100 ngày).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với những giống lúa cạn có triển vọng tại thái nguyên (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)