Đề tài nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm
+ Thí nghiệm 1: Thí nghiệm gồm 2 nhân tố: . Nhân tố G là giống:
G2: Giống lúa Sẻ Lương G5: Giống lúa R365 G3: Giống lúa Bèo Diễn
. Nhân tố M là mật độ gieo: M1 là mật độ 40 khóm/m2 , M2 là mật độ 45 khóm/m2 , M3 là mật độ 50 khóm/m2 , M4 là mật độ 55 khóm/m2 . . Thí nghiệm 1 có 20 công thức: Công thức 1 : M1G1 Công thức 11 : M3G1 Công thức 2 : M1G2 Công thức 12 : M3G2 Công thức 3 : M1G3 Công thức 13 : M3G3 Công thức 4 : M1G4 Công thức 14 : M3G4 Công thức 5 : M1G5 Công thức 15 : M3G5 Công thức 6 : M2G1 Công thức 16 : M4G1 Công thức 7 : M2G2 Công thức 17 : M4G2 Công thức 8 : M2G3 Công thức 18 : M4G3 Công thức 9 : M2G4 Công thức 19 : M4G4 Công thức 10 : M2G5 Công thức 20 : M4G5
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô chính - ô phụ (Split - plot), với 20 công thức, 3 lần nhắc lại (trong đó nhân tố M là mật độ gieo được bố trí vào ô chính, nhân tố G là giống lúa được bố trí vào ô phụ). Tổng số ô thí nghiệm 60 ô, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 5 m2
(2,5 x 2m), gieo hạt khô theo hốc, mỗi hốc 3 hạt.
Diện tích thí nghiệm 1: 300 m2
.
+ Lượng phân bón cho 1ha: 333kg vôi + 833kg Phân vi sinh + 70kg N + 50kg P2O5 + 50 kg K2O.
+ Cách bón:
. Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, lân và 20% đạm Urê.
. Bón thúc đợt 1: Sau khi lúa mọc 15 - 20 ngày, 30% đạm Urê và 30% Kali. . Bón thúc đợt 2: Sau khi lúa mọc 35 - 40 ngày, 30% đạm Urê, 70% Kali.
. Bón đòng: Bón nốt lượng đạm Urê còn lại vào thời kỳ lúa sắp trỗ (65 - 70 ngày sau khi lúa mọc).
Sơ đồ thí nghiệm 1: Dải bảo vệ D ả i bả o vệ M1 M3 M2 M4 D ả i bả o vệ M1G1 M3G2 M2G4 M4G3 M1G2 M3G1 M2G3 M4G2 Nhắc lại 1 M1G5 M3G4 M2G1 M4G5 M1G4 M3G3 M2G5 M4G4 M1G3 M3G5 M2G2 M4G1 M3 M1 M4 M2 M3G2 M1G1 M4G4 M2G3 M3G1 M1G3 M4G5 M2G4 Nhắc lại 2 M3G4 M1G2 M4G1 M2G1 M3G3 M1G5 M4G2 M2G5 M3G5 M1G4 M4G3 M2G2 M4 M2 M3 M1 M4G3 M2G1 M3G4 M1G5 M4G2 M2G3 M3G5 M1G3 Nhắc lại 3 M4G1 M2G2 M3G3 M1G4 M4G5 M2G4 M3G1 M1G2 M4G4 M2G5 M3G2 M1G1 Dải bảo vệ
+ Thí nghiệm 2: Thí nghiệm gồm 2 nhân tố. . Nhân tố G là giống:
G1: Giống lúa Sẻ Lanh G4: Giống lúa Shensho G2: Giống lúa Sẻ Lương G5: Giống lúa R365 G3: Giống lúa Bèo Diễn
P1 là tổ hợp phân bón: 35N + 25P205 + 25K20 P2 là tổ hợp phân bón: 70N + 50P205 + 50 K20 P3 là tổ hợp phân bón: 90N + 65P205 + 65 K20 P4 là tổ hợp phân bón: 120N + 90P205 + 90K20 . Thí nghiệm 2 có 20 công thức: Công thức 1 : P1G1 Công thức 11 : P3G1 Công thức 2 : P1G2 Công thức 12 : P3G2 Công thức 3 : P1G3 Công thức 13 : P3G3 Công thức 4 : P1G4 Công thức 14 : P3G4 Công thức 5 : P1G5 Công thức 15 : P3G5 Công thức 6 : P2G1 Công thức 16 : P4G1 Công thức 7 : P2G2 Công thức 17 : P4G2 Công thức 8 : P2G3 Công thức 18 : P4G3 Công thức 9 : P2G4 Công thức 19 : P4G4 Công thức 10 : P2G5 Công thức 20 : P4G5
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô chính - ô phụ (Split - plot), với 20 công thức, 3 lần nhắc lại (trong đó nhân tố P là tổ hợp phân bón được bố trí vào ô chính, nhân tố G là giống lúa được bố trí vào ô phụ). Tổng số ô thí nghiệm 60 ô, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 5m2
(2,5 x 2m), gieo hạt khô theo hốc với khoảng cách 20 x 12,5cm, mỗi hốc 3 hạt.
Diện tích thí nghiệm 2: 300 m2. - Phương pháp bón phân:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, lân và 20% đạm Urê. + Bón thúc đợt 1: 30% đạm Urê và 30% phân Kali.
+ Bón thúc đợt 2: 30% đạm Urê, 70% Kali.
Sơ đồ thí nghiệm 2: Dải bảo vệ Dải bảo vệ P1 P3 P2 P4 Dải bảo vệ P1G1 P3G2 P2G4 P4G3 P1G2 P3G1 P2G3 P4G2 Nhắc lại 1 P1G5 P3G4 P2G1 P4G5 P1G4 P3G3 P2G5 P4G4 P1G3 P3G5 P2G2 P4G1 P3 P1 P4 P2 P3G2 P1G1 P4G4 P2G3 P3G1 P1G3 P4G5 P2G4 Nhắc lại 2 P3G4 P1G2 P4G1 P2G1 P3G3 P1G5 P4G2 P2G5 P3G5 P1G4 P4G3 P2G2 P4 P2 P3 P1 P4G3 P2G1 P3G4 P1G5 P4G2 P2G3 P3G5 P1G3 Nhắc lại 3 P4G1 P2G2 P3G3 P1G4 P4G5 P2G4 P3G1 P1G2 P4G4 P2G5 P3G2 P1G1 Dải bảo vệ
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá
* Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa thường được chia ra làm 9 giai đoạn, mỗi giai đoạn đoạn ký hiệu bằng 1 mã số như sau:
Mã số Giai đoạn
1. Giai đoạn nảy mầm 2. Giai đoạn mạ
3. Giai đoạn đẻ nhánh 4. Giai đoạn vươn lóng 5. Giai đoạn làm đòng 6. Giai đoạn trỗ bông 7. Giai đoạn chín sữa 8. Giai đoạn vào chắc 9. Giai đoạn chín
* Lấy mẫu cây theo dõi: Trên mỗi ô thí nghiệm dùng 10 que cắm 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm cắm 2 cây liên tiếp (10 cây theo dõi/1ô).
* Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa 10 TCN 558- 2002 theo quyết định số 143/2002/BNN – KHCN ngày 6/12/2002, Quy phạm khảo nghiệm giống lúa (2004) của Bộ Nông nghiệp & PTNT và theo thang điểm của IRRI.
3.4.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây lúa
- Theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển:
+ Thời gian sinh trưởng phát triển tính từ ngày gieo đến ngày lúa chín.
+ Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh: Tính từ khi gieo đến khi cây lúa có 50% số cây đẻ nhánh.
+ Thời gian trỗ bông: từ khi cây có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm, đến khi kết thúc trỗ (80% số cây trỗ).
+ Ngày chín: Tính từ khi có 85% số hạt chín trên bông.
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa gieo trong vụ Mùa ở các tỉnh phía Bắc được đánh giá như sau:
+ Cực ngắn: < 100 ngày + Ngắn: 100 - 115 ngày + Trung bình: 116 - 130 ngày + Dài: > 130 ngày
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa gieo trong vụ Xuân ở các tỉnh phía Bắc được đánh giá như sau:
+ Cực ngắn: < 115 ngày + Ngắn: 115 - 135 ngày + Trung bình: 136 - 160 ngày + Dài: > 160 ngày
Độ dài giai đoạn trỗ: Tính từ bắt đầu trỗ (10%) đến kết thúc trỗ (80%) + Điểm 1: tập trung (không quá 3 ngày)
+ Điểm 5: trung bình (4 - 7 ngày) + Điểm 9: dài (hơn 7 ngày)
- Chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao cây
Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt) của cây lấy mẫu ở giai đoạn chín. Xác định chiều cao cuối cùng đo từ sát mặt đất đến đầu bông không kể râu hạt. + Điểm 1: lùn (< 90 cm) + Điểm 5: trung bình (90 - 125 cm) + Điểm 9: cao (>125 cm) - Khả năng đẻ nhánh: + Số dảnh cơ bản (dảnh/khóm). + Số nhánh tối đa (nhánh/cây).
+ Nhánh hữu hiệu (nhánh/cây): là nhánh có ít nhất 10 hạt chắc/bông. Đánh giá theo thang điểm 5 cấp của IRRI:
+ Điểm 1: rất tốt (> 25 dảnh/cây) + Điểm 3: tốt (20 - 25 dảnh/cây)
+ Điểm 5: trung bình (10 - 19 dảnh/cây) + Điểm 7: yếu (5 - 9 dảnh/cây)
+ Điểm 9: rất yếu (< 5 dảnh/cây).
Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) = Dảnh tối đa x 100 Dảnh cơ bản
- Độ thoát cổ bông: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 7-9 theo thang điểm: + Điểm 1: thoát tốt
+ Điểm 3: thoát trung bình + Điểm 5: vừa đúng cổ bông + Điểm 7: thoát một phần + Điểm 9: không thoát được
- Chiều dài bông: đo thực tế chiều dài từ cổ đến đỉnh bông ở giai đoạn sinh trưởng 9.
- Chiều dài hạt: theo dõi chiều dài trung bình bằng mm từ gốc vỏ mày lên tới mỏ hạt (đỉnh vỏ trấu). Với giống có râu, chiều dài hạt được đo tới điểm tương đương với đỉnh hạt. Kích thước mẫu = 10. Giai đoạn sinh trưởng 9.
- Chiều rộng hạt: theo dõi ghi chép số đo thực tế bằng mm ngang chỗ rộng nhất giữa hai nửa vỏ trấu. Kích thước mẫu = 10. Giai đoạn sinh trưởng 9.
3.4.2.2. Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý của cây lúa
- Chỉ số diện tích lá (LAI): xác định diện tích lá theo phương pháp của Suichi Yosida (1996).
Phương pháp như sau: lấy ngẫu nhiên 3 khóm/ô, 9 khóm/công thức. Cắt toàn bộ phần lá xanh và xác định phương pháp cân nhanh:
+ Cắt 1 dm2 lá của một khóm, cân được a gam.
+ Cắt toàn bộ số lá còn lại của khóm cân được b gam. Chỉ số diện tích lá sẽ được xác định theo công thức:
LAI = a + b x Mật độ
(m2lá/m2đất)
a 100
(LAI: Leaf area Index)
- Khả năng tích luỹ vật chất khô: ta tiến hành lấy ngẫu nhiên 3 khóm/ô, 9 khóm/công thức. Rửa sạch rễ sau đó phơi khô tự nhiên hoặc sấy mẫu ở 1050C, rồi tiến hành cân mẫu. Sau đó lấy giá trị trung bình rồi tính khả năng tích luỹ vật chất khô.
* Khả năng chống chịu sâu bệnh hại: theo dõi tình hình sâu bệnh hại và đánh giá theo Quy phạm khảo nghiệm giá trị sử dụng và canh tác của giống lúa 10 TCN 558 - 2002. Điều tra mức độ thiệt hại vào thời điểm có xuất hiện sâu bệnh hại trên đồng ruộng, báo cáo kết quả ở giai đoạn nặng nhất.
- Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stall): theo dõi cây chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ cây, đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: không bị hại
+ Điểm 1: hơi biến vàng trên một số cây
+ Điểm 3: lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy
+ Điểm 5: những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10-25% số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.
+ Điểm 7: hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng.
+ Điểm 9: tất cả các cây chết.
- Sâu đục thân (Chilo suppersslis): theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín ở các khóm điều tra.
+ Điểm 0: Không có bông bị hại
+ Điểm 1: từ 1 - 10% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 3: từ 11 - 20% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 5: từ 21 - 30% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 7: từ 31 - 50% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 9: từ 51 - 100% số dảnh chết hoặc bông bạc
- Sâu cuốn lá nhỏ (Chapha locrocis): tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng.
+ Điểm 0: không có cây bị hại + Điểm 1: từ 1 - 10% số cây bị hại + Điểm 3: từ 11 - 20% số cây bị hại + Điểm 5: từ 21 - 35% số cây bị hại + Điểm 7: từ 36 - 51% số cây bị hại + Điểm 9: lớn hơn 51% số cây bị hại.
- Bệnh khô vằn (Rhizotnia solani): đo chiều cao cây bị bệnh ở các giai đoạn sinh trưởng và đánh giá theo thang điểm.
+ Điểm 0: không có triệu chứng
+ Điểm 1: vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: vết bệnh từ 20 - 30% chiều cao cây. + Điểm 5: vết bệnh từ 31 - 45% chiều cao cây. + Điểm 7: vết bệnh từ 46 - 65% chiều cao cây. + Điểm 9: vết bệnh lớn hơn 65% chiều cao cây.
- Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae): với bệnh đạo ôn lá tiến hành đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 0: không thấy có vết bệnh
+ Điểm 1: các vết bệnh mầu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử
+ Điểm 2: vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kình 1-2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh
+ Điểm 3: dạng hình vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên
+ Điểm 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá
+ Điểm 5: vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá + Điểm 6: vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá + Điểm 7: vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá + Điểm 8: vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá + Điểm 9: hơn 75% diện tích lá bị bệnh
* Độ cứng cây: theo thang điểm đánh giá (số cây đổ): + Điểm 1: cứng (cây không bị nghiêng)
+ Điểm 3: cứng trung bình (hầu hết cây không bị nghiêng) + Điểm 5: trung bình (hầu hết các cây bị nghiêng vừa) + Điểm 7: yếu (hầu hết cây gần nằm rạp)
* Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:
Gặt các khóm theo dõi (5 khóm/ô, 15 khóm/công thức). Đo đếm các chỉ tiêu: - Số bông/m2.
- Số hạt chắc/bông.
- P1000 hạt (gam): cân 2 lần, mỗi lần 500 hạt, nếu sự chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 5% so với khối lượng trung bình của hai lần cân thì trọng lượng 1000 hạt là tổng khối lượng của hai lần cân..
- Năng suất lý thuyết (NSLT):
NSLT (tạ/ha) = (bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt) /10.000.
- Năng suất thực thu (NSTT): gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tuốt hạt phơi khô đến khi ẩm độ của hạt 13% thì quạt sạch và cân khối lượng (kg) rồi qui ra tạ/ha.
- Năng suất sinh vật học (NSSVH): nhổ mỗi ô thí nghiệm 3 khóm (nhổ ngẫu nhiên) 9 khóm cho 1 công thức, đem về rửa sạch phơi khô hoặc đem sấy đến khi trọng lượng không đổi ở nhiệt độ 1050C. Cân mẫu, tính trung bình rồi suy ra tạ/ha.
- Năng suất kinh tế (NSKT): sau khi cân mẫu ở năng suất sinh vật học, ta tiến hành tách những hạt chắc để riêng, sau đó đem cân.
- Hệ số kinh tế (HSKT): tính theo công thức: HSKT = NSKT
NSSVH
3.4.2.3. Chất lượng hạt
Phương pháp đo đếm và quan sát:
- Dạng hạt: đo chiều dài và chiều rộng. Sau đó tính tỷ lệ chiều dài/chiều rộng theo phương pháp của Viện nghiên cứu lúa quốc tế và đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 1: dạng hình thon dài, tỷ số dài/rộng > 3
+ Điểm 2: dạng hình trung bình, tỷ số dài/rộng từ 2,1 - 3 + Điểm 5: dạng hình bầu, tỷ số dài/rộng từ 1,1 - 2
- Đánh giá độ trong hạt gạo: bẻ đôi hạt và tính độ bạc bụng theo phần trắng trong thiết diện của lát cắt hạt gạo (bẻ 10 hạt ngẫu nhiên), theo độ bạc bụng chia ra:
+ Gạo trong: chỉ có một đốm nhỏ bạc bụng hoặc hoàn toàn trong + Gạo nửa trong: khoảng ½ thiết diện màu trắng
+ Gạo bạc bụng: quá nửa thiết diện có màu trắng.
- Màu gạo lật (vỏ cám): thường có các màu trắng, trắng vàng, vàng nâu, nâu đen, đỏ tía…
Chất lượng chế biến:
- Hương thơm: kiểm tra khi nấu, đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: không thơm
+ Điểm 1: hơi thơm + Điểm 2: thơm
- Độ dẻo: đánh giá độ mềm cơm sau khi nấu chín để nguội, đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 1: rất dẻo + Điểm 2: dẻo
+ Điểm 3: trung bình
* Độ rụng hạt: giữ chặt và vuốt tay dọc bông, ước số % hạt rụng. Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 9 theo thang điểm:
+ Điểm 1: khó (<1%) + Điểm 3: khó vừa (1-5%) + Điểm 5: trung bình (6-25%) + Điểm 7: dễ rụng (26-50%) + Điểm 9: rất dễ rụng (51-100%) 2.4.3. Xử lý số liệu thí nghiệm
Chƣơng 3